Đánh giá sức khỏe đàn giống

Một phần của tài liệu SAN XUAT GIONG GIÁP XÁC (Trang 74 - 79)

- Cho hỗn hợp này vào bình giàu hóa đã có ấu trùng, duy trì các điều kiện độ mặn,

5. Đánh giá kết quả nuô

5.4. Đánh giá sức khỏe đàn giống

Một số phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng tơm sú giống.

Có rất nhiều phương pháp để kiểm tra chất lượng tôm giống nhưng trong phạm vi áp dụng sản xuất đại trà với khả năng, yêu cầu về trang thiết bị còn hạn chế rất nhiều nên khó áp dụng. Dưới đây là một số phương pháp đơn giản, dễ áp dụng, ít tốn kém mà vẫn có thể kiểm tra, đánh giá được tơm giống một cách tương đối chính xác. - Phương pháp trực quan bằng mắt thường:

+ Chiều dài ≥ 11mm (từ mũi chủy đến chót đi), tơm có cỡ đồng đều, độ lệch khơng q 15%.

+ Ngoại hình: Hình thái cấu tạo ngồi hồn chỉnh, chủy, râu thẳng, đi xịe. + Màu sắc: Xám sáng, vỏ bóng mượt.

+ Trạng thái hoạt động: Phản ứng nhanh nhẹn khi có tác động đột ngột. + Tính ăn: Bắt mồi đều đặn, ruột đầy.

- Phương pháp trực quan trên kính hiển vi:

+ Quan sát mẫu vật trên kính hiển vi có độ phóng đại 100X hoặc 150X.

+ Quan sát các phụ bộ, như chủy, râu A1, A2, chân ngực, chân bụng, chân đuôi, đốt đuôi.

+ Kiểm tra vùng xung quanh mắt, mang, chân ngực, chân bụng tìm ra những lồi nguyên sinh động vật sống ký sinh.

+ Quan sát bề mặt của vỏ tìm kiếm các tổn thương trên vỏ.

- Phương pháp tính tỷ lệ cơ/ ruột: Tính tỷ lệ cơ / ruột nhằm biết được khả năng tăng trưởng của tơm có tốt hay khơng. Lấy mẫu tơm quan sát trên kính hiển vi.

+ Quan sát tổng số răng/ chủy (có từ 4-6 răng là được) tương đương với Postlarvae từ 14 - 20 ngày tuổi.

+ Quan sát đường kính ruột (a) và đường kính cơ của đốt bụng thứ 6 (b). + Tính tỷ lệ cơ ruột = b/a.

* Kết quả:

Tỉ lệ b/a tương đương 4/1 là tốt (tôm khỏe mạnh tăng trưởng nhanh) Tỉ lệ b/a < 3/1 là tôm kém phát triển (cơ phát triển kém)

- Phương pháp thử gây sốc: Đây là thử nghiệm cho tôm bị sốc bằng cách hạ độ mặn đột ngột hoặc lưu trong dung dịch có chứa Formalin nhất định để kiểm tra khả năng chịu đựng của tôm giống.

+ Phương pháp thử gây sốc bằng cách hạ độ mặn đột ngột 15 ‰. Lấy khoảng 20 mẫu tôm cần kiểm tra cho vào cốc thủy tinh 300ml. Tính tốn lượng nước ngọt cần cho vào, bắt đầu tiến hành hạ đột ngột độ mặn 15 ‰ theo dõi trong 2h nếu tỷ lệ sống 100% là đạt yêu cầu.

+ Phương pháp thử gây sốc bằng Formalin 100ppm. Tương tự như trên lấy 20 mẫu tôm cần kiểm tra cho vào cốc thủy tinh 300ml. Tính tốn lượng Formalin cần cho vào bắt đầu tiến hành theo dõi tôm trong dung dịch có nồng độ Formalin trong 2h nếu tỷ lệ sống 100% là đạt yêu cầu.

Thực hiện kiểm tra tôm theo yêu cầu kỹ thuật tôm sú giống P15

Theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 12 :1998. Tôm giống PL15 (15 ngày tuổi từ lúc chuyển sang hậu ấu trùng) phải theo yêu cầu quy định trong bảng sau:

- Chọn tôm giống dựa vào trạng thái hoạt động:

+ Quan sát trực tiếp hoạt động bơi và bám của tôm giống ở trong thau.

+ Thử phản ứng ngược dòng nước bằng cách lấy tay khuấy nhẹ tạo dịng nước xốy trong thau, quan sát tơm bơi ngược dịng nước và bám ở đáy.

+ Thử phản ứng lẩn tránh chướng ngại vật với một que nhỏ đưa từ từ tới bất kỳ cá thể nào để quan sát phản ứng của cá thể đó.

+ Thử phản ứng với tiếng động bằng cách gõ nhẹ vào thành thau để quan sát phản ứng của tôm giống.

+ Thử phản ứng với ánh sáng mạnh bằng cách đặt thau chứa tôm giống vào chỗ tối, dùng đèn pin đột ngột chiếu trực tiếp vào chậu để quan sát phản ứng của tơm.

Tóm lại: Tơm giống khỏe phản ứng nhanh với tác động bên ngồi (ví dụ: vỗ vào thành thau hay chậu chứa tơm) và chủ động bơi ngược dịng khi khuấy nước. Khi dòng nước trở lại trạng thái n tĩnh, tơm sẽ có khuynh hướng bám vào thành nhiều hơn là bị nước cuốn vào giữa thau hay chậu. Tôm giống yếu sẽ lờ đờ, phản ứng kém.

Chỉ tiêu Yêu cầu

1. Trạng thái hoạt động - Tôm bơi chậm, hoặc bám vào thành và đáy bể ương, hoặc chậu.

- Thường bơi, hoặc bám dưới đáy theo chiều ngược dòng nước và khơng vón tụ.

- Lẩn tránh chướng ngại vật.

- Khi có tác động đột ngột về tiếng động hoặc ánh sáng, tơm có phản ứng nhanh.

2. Ngoại hình

- Có 7 gai trên chủy

- Các phần phụ nguyên vẹn - Ðuôi x

- Khơng dị hình

3. Màu sắc - Thân màu xám tro, hoặc xám đen - Lưng màu xám bạc, không dị màu.

4. Chiều dài thân (mm) - 12 – 15; (Số cá thể khác cỡ quy định chiếm không quá 10% tổng số)

Tôm giống khỏe (a) Tôm yếu gom vào giữa (b) Hình 2.5.1. Tơm giống khỏe (a), yếu (b)

- Chọn tơm giống dựa vào ngoại hình, màu sắc và chiều dài thân

Màu sắc của tôm giống cũng là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tôm giống. Tôm giống khỏe, các tế bào sắc tố thường xuất hiện dưới dạng những đốm nhỏ có dạng hình sao. Sự xuất hiện tế bào sắc tố ở nhánh chân đuôi làm cho đi tơm xịe ra chính là dấu hiệu rất tốt về giai đoạn phát triển. Nếu chân đi khơng hiện diện sắc tố, có thể làm cho chân đi khép lại, đó là tôm chưa phát triển đầy đủ để thả nuôi. Tôm giống yếu, các tế bào sắc tố thường lan rộng làm thành những vạch nối tiếp nhau phía dưới phần bụng. Tốt nhất nên chọn tơm sú có chiều dài từ 12-15mm từ 15 ngày sau khi biến thái thành tôm Post trở lên. Đàn tơm phải có kích thước đồng đều, nếu có kích thước nhỏ khơng nên vượt q tỉ lệ 5%.

Bảng 3. Bảng đánh giá chất lượng tôm sú giống PL 15

Tôm chất lượng tốt Tôm kém chất lượng

- Tơm sú PL15 có chiều dài từ 12mm trở lên.

- Tơm sú PL12 có chiều dài từ 10mm trở lên.

- Màu sắc tươi sáng, sắc tố thể hiện rõ trên cơ thể.

- Tơm đồng đều về kích cỡ.

- Phụ bộ không bị ký sinh, bám vật bẩn. - Các phụ bộ hoàn chỉnh.

- Tơm sú PL15 có chiều dài khơng đạt 12mm.

- Tơm sú PL12 có chiều dài khơng đạt 10mm.

- Tơm có màu sẫm, đỏ hồng hoặc trắng nhợt.

-Tơm có sự phân đàn - Phụ bộ bị bám vật bẩn - Phụ bộ bị ăn mòn.

Kiểm tra sức khỏe đàn tôm bằng phương pháp gây sốc

Là phương pháp chọn tôm hiệu quả và đang được áp dụng rộng rãi. Sau khi chọn được giống tốt bằng phương pháp cảm quan, tiến hành gây sốc cho tôm để kiểm tra khả năng chịu đựng của tơm. Tơm có khả năng chịu đựng kém khi sốc thường là tôm bị nhiễm bệnh.

Cách tiến hành:

+ Bước 1: Cho 10 lít nước trong bể có tơm định kiểm tra vào thau + Bước 2: Dùng ống tiêm hút 2ml formol cho vào thau

+ Bước 3: Cho dây sục khí vào thau

+ Bước 4: Dùng vợt vớt 100 con tôm trong bể cho vào thau để gây sốc. Sốc tôm trong thau khoảng trong 30 phút.

+ Bước 5: Khuấy tròn nước trong thau sau khi rút dây sục khí ra khỏi thau. Đếm số tôm chết bị gom vào giữa thau khi nước đứng yên.

Đánh giá chất lượng tôm giống:

• Đàn tơm giống trong bể tốt nếu số tơm mẫu chết ít hơn 5 con (ít hơn 5%). • Nếu số tơm chết từ 5 con trở lên là đàn tôm trong bể không tốt.

- Sốc độ mặn: Hạ độ mặn đột ngột xuống cịn ½ để kiểm tra sự chịu đựng của tôm. Cách tiến hành:

+ Bước 1: Lấy nước trong bể ương cho vào đến ½ cốc thủy tinh hoặc thau nhựa nhỏ. + Bước 2: Thêm nước ngọt đến đầy cốc hoặc thau.

+ Bước 3: Lấy 100 con Post 15, cho vào cốc.

+ Bước 4: Sau hai giờ, đếm số tôm chết trong cốc, thau Đánh giá chất lượng tơm giống:

• Tơm được đánh giá là tốt nếu số tơm chết ít hơn năm con (ít hơn 5%) • Tơm có chất lượng xấu nếu số tơm chết nhiều hơn 5%.

Lưu ý: Phương pháp này có hiệu quả khi chênh lệch độ mặn giữa nước của bể ương và trong cốc, thau cao. Nếu nước trong bể có độ mặn < 10‰ thì sốc tơm với nước ngọt để đánh giá sự chịu đựng của tôm.

BÀI 3: ƯƠNG TỪ GIAI ĐOẠN PL15 – PL45

Thời gian: 33 giờ Giới thiệu:

Mục tiêu của bài:

- Giải quyết những kiến thức cơ bản về chuẩn bị môi trường ương nuôi, lựa chọn giống, thức ăn, quản lý chăm sóc và phịng bệnh cho ấu trùng tơm.

- Thực hiện ương tôm đúng kỹ thuật.

- Tuân thủ các khâu kỹ thuật trong quy trình ương ni tơm giống đến giai đoạn PL45.

Nội dung chính:

Một phần của tài liệu SAN XUAT GIONG GIÁP XÁC (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w