Cắt cuống mắt

Một phần của tài liệu SAN XUAT GIONG GIÁP XÁC (Trang 31 - 36)

Mục tiêu;

- Trình bày các phương pháp cắt cuống mắt tơm - Thực hiện cắt cuống mắt tôm

Cắt mắt nhằm phá hủy cơ quan sản xuất ra chất nội tiết ức chế sự phát triển của buồng trứng nằm ở cuống mắt tơm, thúc đẩy nhanh q trình thành thục của buồng trứng, rút ngắn thời gian nuôi vỗ, chủ động trong kế hoạch cho tôm mẹ đẻ.

Khi cắt mắt tôm, chất nội tiết ức chế sự phát triển của buồng trứng giảm đi, buồng trứng thành thục nhanh hơn.

Chỉ cắt một bên mắt vì cắt cả hai mắt sẽ làm rối loạn hoạt động sống bình thường của tơm.

Khơng cần cắt mắt tơm đực vì tôm đực dễ thành thục trong điều kiện nuôi vỗ.

Tôm sú mẹ chọn cắt mắt đạt các yêu cầu: Khối lượng cơ thể không dưới 150g.

Buồng trứng ở giai đoạn II-III.

Cơ thể nguyên vẹn, cân đối. Màu sắc tự nhiên, sáng đẹp, khơng có màu đỏ sẫm.

Khỏe mạnh, đang ở giữa 2 kỳ lột xác (đã lột xác 5-7 ngày, vỏ cứng, trơn láng, không thô ráp hoặc nứt).

Tôm khỏe thường háu ăn, phản ứng nhanh khi gặp thức ăn, vỏ tơm có màu tự nhiên, mắt tơm màu đỏ rực khi phản chiếu ánh đèn.

Tôm yếu phản ứng chậm chạp khi gặp thức ăn, vỏ có màu hồng, đỏ, đỏ bầm, mắt đỏ đục mờ.

Tôm sắp lột xác thường nằm yên, khơng ăn, vỏ thơ cứng, dày hơn, khơng có cảm giác trơn láng khi cầm tôm.

7.1. Phương pháp cắt mắt bằng dao

- Dụng cụ:

+ Thau nhựa: đường kính 40-60cm, thau để chứa tôm cái khi cắt mắt. Cho nước biển sạch, đã qua xử lý, pH, độ mặn nhƣ trong bể nuôi vỗ vào thau. Cho một ít nước đá vào thau để hạ nhiệt độ nước còn 18-200C.

+ Ống nhựa: Có đường kính 30-40mm được vát ½ dọc chiều dài ống hoặc một phần ống. Ống nhựa dùng để cố định tôm cái trước khi cắt mắt.

+ Dao mổ: Dùng để xẻ cầu mắt tơm và ép ra ngồi các chất chứa trong cuống mắt. Có thể dùng dao lam thay cho dao mổ.

+ Đèn cồn: Dùng để nung nóng, sát trùng dao, kẹp, kéo…

Nung dụng cụ ở 2/3 chiều cao ngọn lửa tính từ tim đèn lên (lửa có màu xanh) là khu vực có nhiệt độ cao nhất.

Đậy nắp để tắt đèn cồn khi không sử dụng. Không dùng miệng thổi để tắt đèn.

- Chuẩn bị tôm mẹ: + Vớt tôm cái ra khỏi bể nuôi bằng vợt, bọc lại bằng khăn lông mềm. + Cố định tôm trong ống nhựa

1.7.2. Ống nhựa, Dao mổ

Hình 1.7.4. Xẻ cầu mắt tơm

.

Hình 1.7.5. Bóp cầu mắt tơm

+ Đặt tôm vào thau nước chứa nước đá trong vài phút để tôm giảm bớt hoạt động và ít bị sốc trước khi tiến hành cắt mắt.

+ Tuy nhiên, do thao tác cắt mắt đơn giản, nhanh nên trong thực tế sản xuất, tôm thường được giữ cố định bằng tay trong thau nước.

- Tiến hành cắt mắt tôm:

+ Dùng dao mổ hoặc lưỡi lam đã được sát trùng xẻ giữa cầu mắt tơm cái

+ Bóp cầu mắt đã xẻ bằng ngón tay cái và trỏ

+

Thả tôm nhẹ nhàng vào bể nuôi v

7.2. Phương pháp cắt mắt pank

- Dụng cụ và chuẩn bị tôm mẹ như cắt

mắt bằng dao. Ngoài ra chuẩn bị kẹp như

hình bên.

- Tiến hành cắt mắt:

+ Nung nóng và sát trùng kẹp bằng đèn cồn.

+ Kẹp chặt cuống mắt tơm bằng kẹp nung nóng trong vài phút + Thả tơm cái trở lại bể ni vỗ thành thục.

Hình 1.7.8. Nung nóng và kẹp mắt tơm

7.3. Phương pháp cắt mắt chỉ

Hình 1.7.6. ép cầu mắt và thả tơm

Hình 1.7.7. Kẹp

Chuẩn bị chỉ hoặc dây thun, hiện nay phương pháp cắt mắt bằng cách cột dây thun vào cuống mắt được áp dụng rộng rãi. Do phương pháp này ít gây tổn hại cho tôm và tỉ lệ tôm thành thục tương đối cao.

- Tiến hành cắt mắt:

+ Tạo vòng thắt nút sợi dây thun.

+ Luồn vịng dây thun vào một cuống mắt tơm.

+ Kéo căng 2 đầu dây để siết chặt dây vào cuống mắt. + Thắt nút tiếp tục để cố định vòng dây.

+ Cắt bỏ 2 đầu dây thừa. + Thả tôm trở lại bể nuôi vỗ

Sợi dây thun được tạo nút thắt

Luồn vòng dây vào cuống mắt

Kéo căng 2 đầu dây thun Cắt bỏ đầu dây thừa

Hình 1.7.9. Các bước cắt mắt bằng dây thun

7.4. Phương pháp cắt mắt kim, vật nhọn

Phương pháp này tương tự như phương pháp cắt mắt bằng dao, có thể sử dụng dụng cụ như kim, que sắt hay những vật có cạnh sắc nhọn để đâm thủng và phá hủy cầu mắt tôm. Tuy nhiên phương pháp này ít được áp dụng.

Một phần của tài liệu SAN XUAT GIONG GIÁP XÁC (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w