C huẩn bị bể nuôi tảo

Một phần của tài liệu SAN XUAT GIONG GIÁP XÁC (Trang 55 - 62)

2. Định lượng và thả ấu trùng

C huẩn bị bể nuôi tảo

huẩn bị bể nuôi tảo

Tảo được nuôi trong các bể xi măng, bể nhựa, composit hình chữ nhật, vng hoặc tròn. Các loại bể này cao khoảng 0,6 - 0,8m, màu trắng hoặc là màu sáng để ánh sáng có thể phân bố đều khắp bể.

Thể tích bể khoảng 0,5-2m3 để có thể thu hoạch hồn tồn một bể tảo một lần để cho ấu trùng tôm ăn.

Bể được đặt ngồi trời hoặc trong nhà, bên trên có mái che bằng tấm nhựa trong hay bằng màng nhựa PE.

Bể được vệ sinh sạch bằng xà phịng. Phơi khơ bể, đậy bạt kín, chờ sử dụng.

Chuẩn bị dụng cụ

- Vợt thu tảo:

+ Làm từ lưới GAZ 120 (120 lỗ/cm2).

+ Đường kính miệng vợt 25-30cm, dài 40-50cm. + Dùng để lọc, thu tảo từ các bể ni sinh khối.

- Kính hiển vi: Dùng để quan sát các giai đoạn phát triển của tảo

- Ống nhựa dẻo: đường kính 2-3cm. Dùng để hút nước tảo từ bể nuôi sinh khối vào vợt thu tảo.

Hình 2.3.9. Tảo Skeletonema và Chaetoceros

Cấp nước và mơi trường dinh dưỡng vào bể

- Cấp nước vào bể

+ Cấp nước biển đã qua xử lý sát trùng vào bể bằng hệ thống cấp nước của trại. + Cho 1-2 dây sục khí vào bể, sục khí nhẹ.

- Cấp môi trường dinh dưỡng vào bể. Cung cấp chất dinh dưỡng cho bể nuôi tảo theo các cách:

+ Từ các dung dịch pha sẵn của mơi trường Walne do phịng thí nghiệm Ni trồng thủy sản của các viện, trường pha chế.

Môi trường Walne nuôi tảo Skeletonemacostatum, Chaetoceros sp Môi truờng A: Môi trường tăng trưởng

Nitrat kali KNO3 116 g hay nitrat natri NaNO3 100g EDTA 45g

Acid boric H3BO3 33g

Phosphat natri NaH2PO4. 2H2O 20g Clorua sắt FeCl3 1,3g

Clorua mangan MnCl2.4H2O 0,4g

Vợt thu tảo Kính hiển vi Ống nhựa dẻo

Dung dịch B 1ml

Hòa tan vừa đủ trong 1000ml nước ngọt Cách pha:

• Đun nóng 01 lít nước ngọt đến 50-700C (đo bằng nhiệt kế 0-1000C). • Hịa tan riêng từng loại hóa chất trong một lượng vừa đủ nước nóng trên. • Hịa chung các dung dịch lại

• Cho hết lượng nước nóng cịn lại vào để đạt 1000ml.

Lượng hóa chất trên sử dụng được cho 10m3 nước nuôi tảo sinh khối. Thời gian sử dụng không quá 30 ngày.

Mơi trường B: Mơi trường khống vi lượng

Clorua kẽm ZnCl2 2,1g

Clorua coban CoCl2. 6H2O 2,1g (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Amon molipdat (NH4)6Mo7O24. 4H2O 0,9g Sunphat đồng CuSO4. 5H2O 2g

Hòa tan trong 100ml nước ngọt Cách pha:

Hịa tan các hóa chất trong 100ml nước ngọt.

Nếu các hóa chất khó tan, phải đun nóng, khuấy đều hóa chất trong nước. Sau đó, lấy 1ml cho vào môi trường A.

Môi trường C: Môi trường vitamin

Vitamin B1 200mg Vitamin B12 100mg

Vitamin C 100mg

Pha trong 100ml nước ngọt

Môi trường D: Môi trường silicat dùng cho tảo silic

Natri silicat Na2SiO3.5H2O 67g Hòa tan trong 100ml nước ngọt

Cách pha: Khuấy đều hóa chất trong nƣớc cho đến khi tan hết. Nếu khó tan, đun nóng nhẹ dung dịch.

Mơi trường E: Mơi trường tăng thêm

Nitrat kali KNO3 100g Nước ngọt vừa đủ 1000ml.

Liều lượng nuôi

Môi trường Ni sinh khối(ml/10 lít nước ni)

A 1

C 0,1

D 1

E 1

+ Cấp chất dinh dưỡng vào bể nuôi tảo theo công thức đơn giản: KNO3: 60g/m3 nƣớc nuôi tảo NaH2PO4: 10g/m3 nƣớc nuôi tảo NaSiO3: 20g/m3 nƣớc nuôi tảo Vitamine B12: 0,005g/m3 nƣớc nuôi

tảo

Vitamine B1: 0,1g/m3 nƣớc ni tảo

+ Sử dụng các gói muối khống dinh dưỡng cho tảo kh do các cơ sở sản xuất hóa chất ni trồng thủy sản pha trộn.

Cấy tảo và theo dõi phát triển của tảo

Cấy tảo giống vào bể để nuôi sinh khối tảo được thực hiện sau khi hoàn tất việc đưa ấu trùng Nauplius vào bể ương hoặc khi ấu trùng Nauplius ở giai đoạn phụ

Nauplius 3 hoặc Nauplius 4 (quan sát qua kính hiển vi hoặc sau khi trứng nở 24-36

giờ).

Nguồn tảo giống tốt nhất là tảo được cung cấp từ các phịng ni tảo thuần chủng. Hoặc từ tảo nuôi sinh khối

của các bể nuôi tảo khác, từ tảo được chừa lại của bể tảo đã thu hoạch.

Với tảo giống có nguồn gốc từ bể ni sinh khối khác hoặc tảo được chừa lại của bể tảo đã thu hoạch và được cấp nước, chất dinh dưỡng vào nuôi lại, sau một số lần ni cấy chuyền, kích thước tảo giảm dần dễ lọt qua lưới thu tảo, đồng thời tảo tạp phát triển, ảnh hưởng xấu đến ấu trùng tơm khi cho ăn tảo. Vì vậy, cần bỏ tảo cũ để cấy lại với tảo gốc mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lượng tảo giống cho vào bể ảnh hưởng đến thời gian phát triển của tảo. Khi cần tảo phát triển nhanh để cung cấp cho ấu trùng tôm, nên tăng mật độ tảo ban đầu, tăng hàm lượng phân bón. Giảm mật độ tảo giống ban đầu, lượng chất môi trường dinh dưỡng nuôi tảo, cường độ và thời gian chiếu sáng sẽ làm giảm tốc độ phát triển của tảo.

- Theo dõi sự phát triển của tảo:

Quá trình phát triển của tảo Chaetoceros khi ni thực nghiệm:

+ Thể tích dung dịch ni cấy tảo silic (mơi trường Walne): 1m3

+ Lượng tảo giống với mật độ 5x104 tế bào/ml: 60 lít + Nhiệt độ: 25-300C

+ Độ mặn: 17-25‰

+ Ánh sáng: Nguồn sáng tự nhiên, cường độ sáng cao và kéo dài từ 7-16 giờ. • Pha bắt đầu: Pha bắt đầu kéo dài 4–5giờ

Một số tế bào tảo chết do khơng thích ứng với mơi trường mới.

Các tế bào có sức sống cao, thích nghi được thì bắt đầu phát triển. Chúng hấp thu chất dinh dưỡng, gia tăng kích thước nhưng chưa sinh sản. Chuỗi tế bào ngắn, mật độ thưa.

Màu nước chưa biến đổi.

Pha tăng trưởng:

Tảo phát triển nhanh bằng cách phân bào.

Tế bào có hình trụ, kích thước lớn, kết thành chuỗi thẳng 10-20 tế bào.

Màu nước thay đổi từ trắng trong sang vàng nhạt rồi vàng đậm do mật độ tảo gia tăng.

Chưa có tảo bám vào thành vật chứa. Chất lượng tảo lúc này là tốt nhất. Pha tăng trưởng kéo dài 20-22giờ.

Pha dừng:

Lượng tảo sinh ra bằng lượng tảo chết đi. Mật độ tảo ổn định ở mức cực đại. Xuất hiện những tế bào chết tạo váng bám vào thành, đáy vật chứa.

Màu nước chuyển từ vàng sậm sang vàng nâu, nâu đen. Pha dừng kéo dài 3-4giờ

Pha chết:

Chất dinh dưỡng trong bể hết. Lượng tảo sinh ra ít hơn lượng chết đi.

Tế bào tảo ở dạng đơn độc hoặc chuỗi 2-3 tế bào. Xuất hiện những tế bào rỗng, trong.

Tảo chết bám vào thành, đáy vật chứa nhiều. Tắt sục khí, xác tảo chết lắng tụ ở đáy và lớp nước dịch trong ở bên trên.

Hình 2.3.12. Sơ đồ phát triển của tảo khi ni thực nghiệm

Theo dõi phát triển của tảo trong bể nuôi sinh khối chủ yếu là quan sát màu nước. Tảo có vịng đời ngắn nên việc theo dõi màu nước, mật độ tảo để xác định thời điểm thu hoạch cho ấu trùng tôm ăn rất quan trọng.

Thu hoạch trễ, tảo già, giá trị dinh dưỡng giảm, ấu trùng tơm khó tiêu hóa, làm xấu mơi trường nước, mầm bệnh xâm nhập. Thông thường, tảo được thu hoạch sau 22-26 giờ ni.

Ở những trại có trang bị kính hiển vi, việc quan sát mật độ, độ dài chuỗi tế bào, tế bào rỗng giúp xác định chính xác thời điểm thu hoạch. Khi nước chuyển sang màu vàng nhạt, khoảng 2-3 giờ/lần, lấy mẫu nước trong bể ni tảo và quan sát bằng kính

hiển vi. Nếu chuỗi tảo dài 10-20 tế bào, thẳng thì có thể thu hoạch. Nếu chuỗi tảo ngắn 2-3 tế bào, có tế bào rỗng (tế bào đã chết) thì tảo đã chuyển sang pha dừng, không nên thu hoạch cho tôm ăn.

Chuỗi tế bào dài ở pha tăng trưởng Chuỗi tế bào ngắn ở pha chết

Hình 2.3.13. Chuỗi tế bào tảo ở các pha phát triển

Thu hoạch và xử lý tảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tảo được thu vào cuối pha tăng trưởng. Lúc này, mật độ tảo trong bể gần đạt cực đại, chưa có tảo già, tảo chết. Tuy nhiên, việc xác định được thời điểm này rất khó khăn do thời gian phát triển của tảo phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nhất là vào mùa mưa, trời có nhiều mây, ánh sáng yếu trong khi thời điểm “cuối pha tăng trưởng” chỉ khoảng 1-2 giờ. Khi nước trong bể bắt đầu chuyển sang màu vàng sậm thì thu hoạch tảo. Thực hiện như sau:

+ Dùng ống nhựa mềm đường kính 2-3cm hoặc lớn hơn hút nước trong bể nuôi tảo lọc qua vợt hoặc túi lưới thu tảo (kích thước mắt lưới 15-40μm).

+ Cho nước tảo chảy liên tục qua vợt hoặc túi thu khoảng 15-30 phút. + Các tế bào tảo được giữ lại trong túi được chuyển vào xô.

+ Thu tảo đến khi nước trong bể nuôi tảo cịn khoảng 1/4-1/5 thì ngưng lại. Sau khi thu xong, xử lý tảo như sau:

+ Cho nước biển sạch vào xô chứa tảo.

+ Vớt bỏ rác, vật bẩn trong xơ bằng vợt có mắt lưới lớn hơn kích thước tảo. + Cho nước tảo từ xô vào vợt thu tảo sạch.

+ Dùng ống tiêm lấy 0,1ml formol cho vào thau chứa 10 lít nước.

+ Cho vợt chứa tảo vào thau nước formol khoảng 10-15 phút (miệng vợt khơng chìm trong nước).

+ Cho vợt chứa tảo vào thau nước sạch để làm sạch formol (miệng vợt khơng chìm trong nước). Thực hiện 2-3 lần để rửa hết formol. Có thể rửa tảo qua nước chảy cho đến khi khơng cịn mùi formol trong tảo.

+ Cho tảo vào ca hay xô nhỏ, hịa lỗng bằng nước sạch rồi tạt đều vào bể ương ấu trùng tôm.

Một phần của tài liệu SAN XUAT GIONG GIÁP XÁC (Trang 55 - 62)