Chuẩn bị ao, mơi trường ương nuôi tôm

Một phần của tài liệu SAN XUAT GIONG GIÁP XÁC (Trang 79 - 84)

- Cho hỗn hợp này vào bình giàu hóa đã có ấu trùng, duy trì các điều kiện độ mặn,

1.Chuẩn bị ao, mơi trường ương nuôi tôm

Mục tiêu:

- Cải tạo được ao ương tôm sú đúng kỹ thuật

- Kiểm tra các điều kiện mơi trường thích hợp cho ương nuôi tôm

1.1. Làm cạn ao

Đối với ao ni cũ qua nhiều vụ thì sau mỗi vụ ni cần cải tạo thật kỹ để tránh mầm bệnh trú ẩn trong ao gây bệnh cho vụ nuôi kế tiếp, tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho tôm nuôi. Đặc biệt là đối với những ao ương tơm con, do sự thích nghi với mơi trường và cạnh tranh của tơm con yếu nên phải tạo điều kiện môi trường trong khoảng tối ưu, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của tơm. Bước đầu tiên trong quy trình kỹ thuật cải tạo ao ương ni tơm là làm cạn ao. Nước trong ao ương cũ được bơm sang ao xử lý hoặc xử lý sát trùng trước khi xả ra hệ thống kênh rạch.

Những vùng có biên độ triều lớn có thể tháo cạn nước ao vào những lúc nước kém. Theo dõi quy luật con nước hàng tháng, khi đến thời điểm nước kém thì mở cống tháo cạn nước ao. Cách làm này nhằm tiết kiệm chi phí cho vụ ni, tuy nhiên có nhược điểm là có thể để cho các lồi cua, cịng, tơm tép tạp xâm nhập vào ao nuôi. Những vùng không thể tháo cạn nước ao theo biên độ triều thì bơm cạn nước trong ao bằng máy bơm.

Sau khi tháo cạn nước thì tiến hành sên vét hết lớp bùn đen ở đáy ao. Lấp hết hang mọi xung quanh bờ, kiểm tra xung quanh bờ ao và cống cấp thoát nước. Làm sạch cỏ xung quanh bờ để tránh địch hại cho tôm con khi thả ương nuôi. Bắt hết các loại cá tạp trong ao, dùng dây thuốc cá hoặc saponin thuốc hết số cá cịn sót lại. Dùng lưới cước bao xung quanh bờ ao, lưới căng cao từ 0,5 – 1m để tránh các loài địch hại, giáp xác xâm nhập vào ao ni.

Diện tích ao ương tơm con từ 500 – 1000m2 là thích hợp nhất (10% tổng diện tích ni). Ao có diện tích vừa phải giúp người ni dễ quản lý, chăm sóc.

1.2. Phơi đáy ao

Mục đích của việc phơi đáy ao là làm khống hóa đất nền đáy, phân hủy các chất hữu cơ, oxy hóa khí độc tồn tại trong ao. Tùy theo thời tiết mà thời gian phơi ao dao động từ 3 – 7 ngày, nếu nắng tốt phơi ao khoảng 3 ngày khi xuất hiện những vết nứt chân chim là được. Không nên phơi đáy ao q nứt nẻ sẽ làm xì phèn, tốn chi phí cho việc bón vơi và mơi trường dễ bị biến đổi trong q trình ương ni. Một số địa phương khơng có điều kiện tháo cạn nước nên không thể phơi đáy ao, khi đó sẽ bỏ qua bước phơi đáy ao mà người nuôi sẽ tập trung vào sên vét bỏ lớp bùn nhão ở đáy ao, sát trùng ao ương nuôi bằng hóa chất.

1.3. Tẩy trùng

Phơi đáy ao khơng thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn, virus, mầm bệnh khác tồn tại trong ao nuôi. Sau khi phơi đáy ao và dọn sạch chất thải trong ao thì dùng hóa

chất (giai đoạn này chủ yếu là vôi) để khử phèn trong đất, sát khuẩn bờ ao, đáy ao, tạo môi trường kiềm giúp tôm cứng vỏ. Vôi thường dùng trong giai đoạn này là vôi nung

CaO với lượng dùng từ 10 – 15kg/100m2.

1.4. Lấy nước, diệt tạp

Sau khi sát khuẩn đáy ao bằng vơi thì tiến hành lấy nước vào ao ni. Chọn những con nước lớn (nước rong) có chất lượng nước tốt bơm vào ao ương nuôi, lấy đầy đến mức nước cần thiết 0,8 – 1m. Cấp nước vào ao phải qua lưới lọc, nhằm hạn chế cá tạp, tơm, tép ngồi tự nhiên xâm nhập vào ao nuôi. Khi đạt mức nước cần thiết thì tiến hành diệt tạp và sát trùng nước.

- Diệt tạp: Không nên diệt tạp ngay sau khi cấp nước vào ao vì có trứng cá xâm nhập vào ao trong quá trình cấp nước, sau khi cấp nước từ 5 – 7 ngày tiến hành diệt tạp bằng Rotenon hoặc Saponin. Khơng dùng các loại thuốc có nguồn gốc từ thuốc bảo vệ thực vật để diệt tạp trong ao ương nuôi, các loại thuốc này tồn lưu rất lâu trong đất ảnh hưởng đến q trình ương ni, có thể làm tôm chết hàng loạt sau khi thả ương. + Sử dụng Rotenon (dây thuốc cá) để diệt tạp: cơ chế gây độc của rotenon qua khả năng ức chế sự oxy hoá, ngăn chặn hoạt động của glutamate và pyruvate gây ngạt cho cá. Tính độc đối với cá tăng khi nước có tính acid, do vậy khi trong nước có tính kiềm cao phải tăng liều lượng sử dụng. Trong cơ thể rotenone nhanh chóng được chuyển hố qua gan. Ở ngồi trời rotenone có đặc điểm bị phân hủy nhanh ngay khi tiếp xúc với ánh sáng và khơng khí. Ngồi ra Rotenon trong nước dễ bị KMnO4 làm

mất độc tính với cá. Rotenon càng mất hoạt tính khi độ mặn càng cao. Vì vậy, đối với

các vùng nước ngọt hoặc có độ mặn dưới 10 phần ngàn thì dùng dây thuốc cá. Cịn khi độ mặn trên 10 phần ngàn thì nên sử dụng bã trà (Saponine), vì hoạt tính của

saponine tăng khi độ mặn tăng. Liều lượng sử dụng 1ppm (loại 5% nguyên chất). Giã nát, ngâm dây thuốc cá trong nước từ 1 đến 2 ngày, tạt đều khắp ao ương.

+ Sử dụng Saponin để diệt tạp: Saponin có tác dụng ức chế hơ hấp của tất cả các loài động vật ở dưới nước có máu đỏ (máu có nhân haemoglobin), cá nằm trong nhóm này. Tơm cũng như các lồi giáp xác khác có máu thuộc nhóm nhân haemocyanin (máu màu xanh da trời) nên không bị tác động bởi Saponin. Trước khi dùng ngâm saponin nước trước khoảng 12h là tốt nhất và sau khi dùng thì tác dụng thường chậm, sau khoảng 3-4h mới bắt đầu thấy cá chết. Độ mặn từ 20‰ trở lên: 10 - 15kg/ 1.000 m3. Độ mặn từ 20‰ trở xuống: 15 - 20kg/ 1.000 m3.

- Sát trùng nước: Sử dụng thuốc tím (KMnO) để sát trùng nước. Thuốc tím là một

trong những hóa chất được sử dụng khá phổ biến trong ni trồng thủy sản, có khả năng oxy hóa chất hữu cơ, vơ cơ và diệt vi khuẩn nên được dùng nhiều trong cải tạo ao ương ni tơm. Ngồi ra thuốc tím cịn có tác dụng tăng hàm lượng oxy trong

nước, giảm chất hữu cơ trong ao nuôi. Liều lượng sử dụng từ 2 - 5kg/1000m2, tạt đều

khắp ao và để ít nhất sau 24 giờ mới tiến hành gây màu nước.

1.5. Gây màu nước

Gây màu nước tạo thức ăn tự nhiên cho tôm con, hạn chế rong đáy phát triển, làm ổn định các yếu tố thủy lý hóa trong mơi trường ao ni. Gây màu nước phổ biến là dùng các loại phân (vô cơ, hữu cơ) và các chế phẩm sinh học.

- Gây màu bằng phân vô cơ: các loại phân dùng gây màu chủ yếu là DAP và NPK với liều lượng 2 - 3 kg/1000m2. Phân được hịa tan hồn tồn trong nước rồi tạt đều khắp ao ương, thơng thường sau 5 – 7 ngày bón phân nước bắt đầu lên màu. Nếu nước chưa lên màu thì bón tiếp với liều lượng giảm đi một nửa cho đến khi nước đạt độ trong cần thiết.

- Gây màu bằng phân hữu cơ: Có nhiều loại phân hữu cơ có thể dùng để gây màu

nước`hiệu quả như phân bị, phân gà, cám sống, bột cá, bột đậu nành…Các loại phân chuồng phải ủ hoai, ngâm trong nước qua đêm rồi tạt đều khắp ao với liều lượng 20 -

30kg/1000m2. Tuy nhiên hiện nay, dùng các loại phân chuồng gây màu nước thường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khơng an tồn, dễ mang theo vi khuẩn gây bệnh cho ao ni tơm nên phương pháp này ít được sử dụng.

- Gây màu nước bằng chế phẩm sinh học: Trên thị trường có rất nhiều loại chế phẩm

sinh học sử dụng để gây màu nước, tác dụng của các loại chế phẩm này là chủ động

đưa vào nước ao ni một hệ vi sinh vật có lợi, giúp các loại tảo có ích phát triển và hạn chế các loại tảo có hại. Hiện nay phương pháp này được người ni tơm áp dụng phổ biến do tính tiện lợi và hiệu quả mà nó mang lại.

1.6. Kiểm tra các yếu tố môi trường

Khi nước ao nuôi bắt đầu lên màu, tiến hành kiểm tra các yếu tố môi trường. Nếu các yếu tố trong khoảng thích hợp thì tiến hành thả tôm. Các yếu tố môi trường cần kiểm tra: pH, độ kiềm, độ mặn, H2S, NH3, độ trong, nhiệt độ..v..v.v. Riêng đối với độ mặn và nhiệt độ, phải thuần tôm giống theo điều kiện của ao nuôi.

2. Thả giống

2.1. Lựa chọn giống

Chọn tôm giống thả nuôi theo những tiêu chuẩn theo bảng sau:

Tôm chọn nuôi Tôm không chọn nuôi

- Tôm đồng đều về kích cỡ

- Các chân khơng bị nấm và hồn chỉnh - Râu 1 chập lại

- Các đốt bụng dài thon, cơ bụng căng tròn. - Đầu và thân cân đối

- Kích thước Post 15 > 1,2cm

- Màu sắc tươi sáng, sắc tố thể hiện rõ - Khả năng bơi lội ngược dịng nước và bám thành bể tốt - Có phản xạ tốt khi gõ mạnh vào dụng cụ chứa - Khơng bị bệnh phát sáng, bệnh kí sinh - Tơm có sự phân đàn lớn

- Chân bị bám bẩn hoặc bị ăn mòn - Râu 1 thường xuyên tách ra - Đốt bụng nhặt

- Đầu to, thân lép - Post 15 < 1,2 cm

- Tơm có màu sẫm, đỏ hồng hoặc trắng nhợt

- Thường bị đẩy trơi theo dịng nước và khả năng bám kém

- Kém phản xạ khi có tác động của ánh sáng hoặc âm thanh.

2.2. Xác định mật độ ương

Tùy theo khả năng quản lý, chăm sóc và thời gian ương mà xác định mật độ ương cho thích hợp. Mật độ thích hợp để ương tơm Post 15 đến Post 45 là 50con/m2. Hiện nay có nhiều mơ hình ương ở mật độ rất cao tuy nhiên phải san thưa mật độ trong q trình phát triển của tơm.

2.3. Kỹ thuật thả giống

Thả giống vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, trước khi thả cần kiểm tra khả năng thích ứng của tơm với mơi trường. Ngâm bao chứa tôm trong ao từ 15 – 30 phút để cân bằng nhiệt, mở miệng bao cho nước vào từ từ để tơm tự bơi ra sau đó cho tất

cả tơm ra ngồi. Có thể cho tơm vào dụng cụ chứa lớn cho nước ao vào từ từ khoảng 30 phút và thả tôm ra ao.

3. Cho ăn

3.1. Lựa chọn thức ăn

Thức ăn cho tôm bao gồm thức ăn tự nhiên, thức ăn chế biến hay thức ăn công nghiệp. Tùy theo mật độ nuôi, khả năng đầu tư và quản lý mà chọn loại thức ăn cho phù hợp. Thức ăn cơng nghiệp được dùng phổ biến hiện nay vì tính ưu việt của chúng so với các loại thức ăn khác.

3.2. Kiểm tra chất lượng thức ăn

Môi trường là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến thành công của một vụ nuôi. Nếu chọn loại thức ăn kém chất lượng sẽ làm suy giảm nhanh chóng mơi trường ao ni. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với thức ăn tự nhiên: theo dõi màu nước ao nuôi, giữ màu nước ổn định để duy trì thức ăn tự nhiên cho tôm.

- Đối với thức ăn chế biến: chọn nguyên liệu tươi sống, phối trộn đúng công thức và cho ăn đúng liều lượng, cho ăn trong ngày.

- Đối với thức ăn cơng nghiệp: chọn mua sản phẩm có uy tín, đảm bảo thành phần dinh dưỡng và cịn hạn sử dụng.

3.3. Xác định số lượng thức ăn

Tùy từng giai đoạn mà sử dụng thức ăn cho tôm hợp lý. Trong tuần 1 dùng thức ăn viên từ 100 – 200 gam/100.000 con/ngày. Dùng thức ăn chế biến như 200 gam tép xay nhuyễn + 5 trứng gà hoặc 200 – 250 gam cá hấp cho 100.000 con/ngày. Tuần thứ 2 trở đi thì dùng lượng thức ăn gấp 1,5 lần tuần trước đó. Các tuần tiếp theo căn cứ nhu cầu của tôm để xác định lượng thức ăn cho phù hợp.

3.4. Xác định địa điểm cho ăn

Thức ăn công nghiệp trước khi cho tơm ăn nên phun nước để thức ăn chìm nhanh khi rãi và rãi đều khắp ao. Đối với thức ăn chế biến thì hịa với nước và tạt khắp ao ương tôm.

3.5. Xác định thời gian cho ăn

Cho tôm ăn 4 lần/ngày vào lúc 6:00, 10:00, 16:00 và 20:00.

3.6. Kiểm tra các hoạt động của tôm

Theo dõi hoạt động của tôm hàng ngày, chủ yếu là vào lúc sáng sớm và trong thời gian cho tơm ăn. Nếu có những biểu hiện bất thường cần xử lý kịp thời. Một số

biểu hiện của tôm cần kiểm tra: khả năng bắt mồi, khả năng bơi lội, những biểu hiện bệnh..v..v.

3.7. Các chú ý khi cho ăn

Cho ăn đúng liều lượng và theo dõi thường xuyên để điều chỉnh tăng, giảm hợp lý. Không để thức ăn dư thừa gây ô nhiễm môi trường ao nuôi. Cho ăn đúng thời gian, đúng cách.

Một phần của tài liệu SAN XUAT GIONG GIÁP XÁC (Trang 79 - 84)