Lợi ích của mua sắm trực tuyến

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm mặt hàng thời trang công sở nữ trên Facebook của khách hàng nữ trên địa bàn Hà Nội. (Trang 29 - 32)

6. Bố cục luận văn

1.2. Mua sắm trực tuyến qua mạng xã hội

1.2.4. Lợi ích của mua sắm trực tuyến

Đối với người tiêu dùng

Tiết kiệm thời gian: Trong thời đại thơng tin hiện nay, người tiêu dùng có thể

lựa chọn và tiến hành mua bán tại nhà thông qua việc truy cập Internet, với đầy đủ âm thanh, hình ảnh và các thơng số kỹ thuật của sản phẩm, sau đó khách hàng có thể thực hiện thanh tốn thơng qua các hình thức thanh tốn trực tuyến.

Đa dạng hóa và nhiều nhà cung cấp để lựa chọn: Đây là một lợi thế mà chỉ có

hình thức siêu thị trong bán hàng truyền thống mới có thể cạnh tranh được so với bán hàng trực tuyến. Số lượng hàng hóa mà các cửa hàng trên mạng xã hội cung cấp cũng dễ lựa chọn, đa dạng và phong phú hơn nhiều so với hình thức kinh doanh truyền thống.

Giá cả và phương thức giao dịch tốt: Do có nhiều sự lựa chọn, người tiêu

dùng chắc chắn sẽ lựa chọn được sản phẩm hợp ý mình mà nếu tính chi tiết thì chi phí bỏ ra khơng hề lớn. Hơn nữa, nhà cung cấp lại tiết kiệm được rất nhiều chi phí về mặt bằng nên có nhiều căn cứ để hạ giá sản phẩm, vậy nên khách hàng có thể được hưởng mức giá thấp hơn khi mua hàng bằng hình thức truyền thống cũng như lựa chọn các phương thức giao dịch phù hợp.

Chia sẻ thông tin: Thông tin trên mạng xã hội vô cùng phong phú, đa dạng và

đặc biệt. Đặc biệt với tính chất mở rộng và không ngăn cách giữa các đối tượng người dùng có cùng sở thích (like) hoặc theo dõi một đơn vị, tồn bộ các thông tin mà người bán đăng tải và người dùng phản hồi về sản phẩm có thể được người tiêu dùng truy cập một các thuận tiện và dễ dàng, việc thu thập thông tin đa chiều của người dùng để đánh giá, phân loại sản phẩm dựa trên thông tin người bán, hoặc người mua trước đó thuận tiện hơn rất nhiều.

Đấu giá: Mơ hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người tham gia mua

và bán trên các sàn đấu giá trực tuyến và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm ở mọi nơi trên thế giới.

Mạng xã hội ảo: Môi trường kinh doanh thương mại điện tử cho phép người

tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thơng tin và kinh nghiệm hiệu quả thông qua việc thiết lập các hội, nhóm, câu lạc bộ ... trực tuyến.

Lợi ích đối với doanh nghiệp

Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn so với kênh bán hàng truyền

thống, các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc hộ kinh doanh cá thể có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận nhà cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới.

Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lưu lượng hàng lưu kho và độ chậm trễ

trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bở các cửa hàng trên mạng.

Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thơng qua website

và mạng Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện bất kỳ lúc nào mà khơng cần thêm nhiều chi phí biến đổi.

Tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế thông tin và khả năng phối

hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường.

Giảm chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất có thể được giảm bớt trước hết là các

khoản chi phí về mặt bằng văn phịng, một số yếu tố cấu thành về chi phí điểm bán trong chi phí sản phẩm.

Giảm chi phí giao dịch: Nhờ có mạng Internet mà người tiêu dùng và doanh

nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch (giao dịch được hiểu là quá trình từ quảng bá, tiếp xúc ban đầu, giao dịch đặt hàng, giao hàng và thanh tốn).

Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị: Nhờ có mạng Internet, một nhân viên bán

hàng có thể giao dịch được với nhiều khách hàng đồng thời - những người thăm quan

và đặt hàng trên website của doanh nghiệp hoặc trả lời các ý kiến bình luận, tin nhắn riêng đối với Fanpage (tài khoản mạng xã hội Facebook) của đơn vị bán hàng, chưa kể việc tư vấn và chốt nhận các đơn hàng có thể được máy tính tự động xử lý vì vậy chi phí cho nhân viên bán hàng được giảm đi đáng kể.

Lợi thế cạnh tranh: Khi bán hàng qua mạng, doanh nghiệp sẽ cắt giảm được

nhiều chi phí hơn so với bán hàng truyền thống, do đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ ít gặp khó khăn hơn khi cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn vì sự chênh lệch về vốn, thị trường, nhân lực, khách hàng. (Trần Văn Hịe, 2007)

Lợi ích đối với xã hội

Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá,

do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn và giúp nâng cao mức sống của xã hội.

Lợi ích cho các nước nghèo, tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hóa:

Những nước nghèo có thể tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua mạng Internet và Thương mại điện tử. Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng... được đào tạo qua mạng. Nền kinh tế số hóa (Digital Economy) hay còn gọi là nền kinh tế ảo (Vitural Economy) là xu thế phát triển trong tương lai gần của nền kinh tế thế giới.

Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế,

giáo dục, các dịch vụ cơng của chính phủ ... được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn. Việc cấp các loại giấy phép hoặc đăng ký thông tin trực tuyến, tư vấn y tế... là các ví dụ thành cơng điển hình.

Nâng cao nhận thức: Các kế hoạch mở rộng thị trường đều giúp cho doanh

nghiệp và người tiêu dùng tiếp cận nhanh với hàng hóa, và phương thức mua bán qua mạng chính là một hình thức kinh doanh mở ra nhiều cơ hội mới về phương thức mua bán, hiện đại và hỗ trợ xúc tiến các hoạt động giao thương của doanh nghiệp thuận lợi và dễ dàng hơn, tạo động lực thúc đẩy nâng cao nhận thức về giao thương quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Thương mại điện tử tạo ra môi trường để

làm việc, mua sắm, giao dịch ... từ xa nên giảm được việc đi lại, ô nhiễm và thời gian giao thương.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm mặt hàng thời trang công sở nữ trên Facebook của khách hàng nữ trên địa bàn Hà Nội. (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w