Hạn chế của mua sắm trực tuyến

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm mặt hàng thời trang công sở nữ trên Facebook của khách hàng nữ trên địa bàn Hà Nội. (Trang 32 - 34)

6. Bố cục luận văn

1.2. Mua sắm trực tuyến qua mạng xã hội

1.2.5. Hạn chế của mua sắm trực tuyến

Theo (Trần Văn Hịe, 2007) ngồi những lợi ích mà mua sắm trực tuyến mang lại, hình thức này cịn tồn tại một số mặt hạn chế như:

Hạn chế mang tính kỹ thuật

Tồn vẹn dữ liệu: Bảo vệ dữ liệu và tính tồn vẹn của dữ liệu là một vấn đề

nghiêm trọng. Do đó sự xuất hiện của các virus máy tính, hacker, giao thức tấn cơng qua mạng dẫn đến đường truyền dữ liệu bị nghẽn, các tệp dữ liệu bị phá hủy hay các hành động truy cập hệ thống trái phép để lấy cắp thông tin, hủy hoại dữ liệu khiến cho các doanh nghiệp, khách hàng lo lắng về các hệ thống thương mại điện tử.

Chi phí đầu tư các máy chủ cao: Sau một thời gian phát triển hệ thống website

thương mại điện tử, số lượng khách hàng truy cập ngày một đông sẽ dẫn đến tốc độ truy cập chậm lại hoặc tạo ra hiện tượng nghẽn mạng dẫn đến kết quả là khách hàng rời bỏ website.

Hạn chế mang tính thương mại

Bảo mật thơng tin: Nhiều khách hàng ngần ngại cung cấp các thông tin cá nhân trên các giao dịch trực tuyến do lo ngại thông tin không được bảo mật. Các vấn đề về bảo đảm thông tin các nhân của khách hàng luôn là một trong những trọng tâm hàng đầu trong tính cam kết khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ và phương thức thanh toán của các website thương mại điện tử, mạng xã hội.

Không thể cảm nhận trực tiếp sản phẩm trong giao dịch: Người mua sẽ chỉ có

thể nhìn những hình ảnh, xem video giới thiệu mà không thể xem chất liệu, thử quần áo hay nếm món ăn khi mua hàng. Do đó, người mua vẫn cịn nhiều lo lắng về nguy cơ có thể nhận hàng kém chất lượng hoặc thậm chí là đánh tráo sản phẩm và bên cạnh đó, chính sách hồn trả sản phẩm hoặc đổi hàng của người bán cũng là một trong những vấn đề gây khó khăn cho người mua.

Khả năng lừa đảo qua bán hàng trên mạng: Kiểu lừa đảo phổ biến nhất là người bán yêu cầu người mua thanh toán trước khi nhận hàng (một phần hoặc tồn bộ giá trị đơn hàng) sau đó lấy tiền của người mua nhưng không chuyển hoặc chuyển hàng lỗi, hỏng hoặc trá hình. Người bán cịn có thể lợi dụng các cửa hàng trực tuyến uy tín để chiếm đoạt tài sản hay mạo danh khách hàng đặt hàng đến cửa hàng nhận đồ. Hơn nữa, khi người mua đã xác nhận chuyển tiền khỏi tài khoản của mình thì chính sách rút lại sẽ rất khó khăn.

Gánh chịu các khoản chi phí phát sinh: Người dùng rất dễ phải chịu thêm các

khoản chi phí phát sinh khác nếu khơng tìm hiểu kỹ thơng tin khi mua hàng. Chi phí phát sinh thường rơi vào các trường hợp mua sắm trực tuyến mà người bán hàng ở nước ngồi hoặc người bán cố tình khơng cơng khai, che giấu các khoản phụ phí nhằm thu hút nhiều người mua bởi giá rẻ, ví dụ: tiền vận chuyển, thuế, phí thu hộ, phí chuyển đổi... Do đó, người mua kỳ vọng mua được hàng với chất lượng cao, giá rẻ nhưng thực tế lại phải tốn thêm nhiều tiền cho các khoản phụ phí phát sinh.

Khách hàng chưa thực sự tin tưởng: Khách hàng không thể xác nhận được họ

đang giao dịch hay mua hàng với ai khi đặt hàng trực tuyến, do danh tính của các cá nhân trên mạng chỉ có tính chất tương đối và hồn tồn có thể bị giả mạo. Vì vậy khách hàng khơng thực sự tin tưởng vào người bán khi họ không thể trực tiếp gặp vào trao đổi với người bán.

Vận chuyển: Người mua e ngại quá trình vận chuyển sẽ làm hư hại hay thất lạc

đơn hàng của họ, đặc biệt đối với các sản phẩm hàng hóa dễ hư hỏng hoặc đồ điện tử, đồ có giá trị cao, đồ gốm, thủy tinh, pha lê, thực phẩm... dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngồi.

Thói quen mua hàng thơng qua Internet của người tiêu dùng còn thấp: Nhiều

người ngại thay đổi thói quen mua hàng truyền thống đặc biệt đối với những cá nhân khơng có sự tiếp xúc nhiều với Internet, mạng xã hội và các trang thương mại điện tử. Một số nhóm sản phẩm khó tiếp cận với khách hàng tiềm năng khơng sử dụng Internet. Để người tiêu dùng chuyển đổi thói quen từ tiêu dùng thực đến tiêu dùng ảo cần có thêm thời gian và truyền thơng tác động lan tỏa, tuyên truyền và đẩy mạnh.

Nhiều vấn đề về pháp luật và chính sách chưa được giải quyết: Các quy định,

pháp luật và chính sách về thương mại điện tử hay mua sắm qua mạng chưa thực sự rõ ràng. Các phương thức quản lý mua bán trực tuyến hay chính sách bảo vệ người tiêu dùng cũng như các chế tài xử lý các vi phạm trên mua bán trực tuyến còn nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm mặt hàng thời trang công sở nữ trên Facebook của khách hàng nữ trên địa bàn Hà Nội. (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w