6. Bố cục luận văn
3.2. Một số kiến nghị, đề xuất
3.2.2. Khuyến nghị về quản lý với các cá nhân kinh doanh trực tuyến
Việc quản lý đối với các cá nhân tham gia kinh doanh trực tuyến sẽ giúp cho người bán hàng có trách nhiệm với loại hình kinh doanh mà mình đang cung cấp, người mua hàng được đảm bảo dựa trên sự chứng nhận về đăng ký của nhà nước cũng như nghĩa vụ đóng thuế của mỗi người dân được thực hiện đầy đủ.
Kinh doanh trực tuyến hiện nay đang diễn ra quá dễ dàng, khi chỉ cần một chiếc smartphone cũng có thể giúp mọi người mua sắm được tất cả các mặt hàng. Thói quen này mở ra cơ hội kinh doanh cho mọi người, nhưng cũng đem lại vấn đề nan giải trong việc khơng thể xử lý cũng như kiểm sốt các cá nhân tham gia kinh doanh trực tuyến, việc này nếu không được quản lý đầy đủ và cụ thể sẽ dẫn đến sự không công bằng về quyền lợi đối với những người kinh doanh nhỏ lẻ có sử dụng mặt bằng.
Theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 5/12/2020, các bộ, ngành có liên quan phải cung cấp thông tin của người nộp thuế cho cơ quan thuế trong những trường hợp nhất định, trong đó có thơng tin về tài khoản của người nộp thuế để quản lý thuế đối với các hoạt động kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam. Ngoài các hoạt động kinh doanh online trên Facebook, Zalo, hoặc kiếm tiền từ các video clip trên Youtube, một hoạt động kinh doanh trên nền tảng số cũng đang nổi trội là cho th nhà thơng qua các ứng dụng số.
Tuy nhiên có thể thấy việc kinh doanh trực tuyến trên mạng xã hội đang rất khó để đánh giá, truy vết và xác định các khoản thuế thu nhập cá nhân phải nộp. Theo nghị định mới, các ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp thơng tin
tài khoản của người nộp thuế. Các thông tin cần được cung cấp bao gồm giao dịch qua tài
khoản, số dư, số liệu giao dịch theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan thuế. Việc này phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế nhưng thực tế các nội dung giao dịch trên mạng xã hội đang hoàn toàn thiếu các cơ chế để kiểm duyệt khi người bán hàng khơng có các hoá đơn chứng từ cụ thể chứng minh số lượng và giá trị giao dịch dẫn đến việc cung cấp số liệu giao dịch cho cơ quan thuế là không khả thi.
Theo đại diện Tổng cục Thuế, từ dữ liệu của các ngân hàng thương mại cung cấp cho cơ quan thuế, riêng Hà Nội đã hơn 18.000 cá nhân, tổ chức đã nhận được số tiền từ Google và Facebook, Youtube hoặc kinh doanh có lời nhờ các phương thực thương mại điện tử nói trên, số tiền gần 1.500 tỷ đồng. Theo Nghị định 126/2020/NĐ- CP, trường hợp các nhà cung cấp ở nước ngoài chưa thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế, ngân hàng thương mại thực hiện khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật thuế đối với từng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà người mua là cá nhân ở Việt Nam thanh tốn cho nhà cung cấp ở nước ngồi liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số. Tổng cục Thuế phối hợp với cơ quan có liên quan xác định, cơng bố tên, địa chỉ website của nhà cung cấp ở nước ngoài chưa thực hiện đáng ký, kê khai, nộp thuế mà người mua hàng hóa, dịch vụ có thực hiện giao dịch.
Trên cơ sở đó, Tổng cục Thuế thơng báo tên, địa chỉ website của nhà cung cấp ở nước ngoài cho ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để các đơn vị này xác định tài khoản giao dịch của nhà cung cấp ở nước ngoài và thực hiện khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch của người mua là cá nhân ở Việt Nam thanh toán cho tài khoản giao dịch của nhà cung cấp ở nước ngoài.
Tuy phương án thực hiện đã có, nhưng việc triển khai cịn gặp rất nhiều khó khăn do cơ chế kiểm duyệt chưa thực sự chặt chẽ từ khâu đăng ký kinh doanh, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, kê khai giao dịch ... điều này khiến cho việc siết chặt
quản lý đối với mơ hình kinh doanh trực tuyến trên mạng xã hội Facebook còn gặp nhiều khó khăn và cần có lộ trình hướng dẫn, quy định thực hiện, xử phạt cụ thể để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh trên mạng xã hội Facebook.
KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của khách hàng là một hoạt động cần thiết giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tâm lý ra quyết định của khách hàng đối với sản phẩm doanh nghiệp đang cung cấp. Kết quả của nghiên cứu là một căn cứ giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh hiện tại cũng như trong tương lai.
Qua quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm mặt hàng thời trang công sở nữ trên Facebook của khách hàng nữ tại địa bàn Hà Nội" tác giả đã phân tích được sự ảnh hưởng của nhóm các yếu tố về
Cá nhân, Tâm lý, Xã hội, Văn hóa và các yếu tố Tiện lợi, Rủi ro đến việc ra quyết định mua hàng của khách hàng trên Facebook.
Kết quả khảo sát bằng phiếu trả lời câu hỏi từ 211 mẫu dữ liệu sơ cấp cho thấy các rủi ro về mặt thời gian giao hàng, thời gian phải sử dụng để tìm kiếm - so sánh sản phẩm, rủi ro về các khoản chi phí phát sinh cũng như các chính sách về hồn trả/thu/đổi và việc doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin và đa dạng sản phẩm là những yếu tố tác động chính đến việc ra quyết định của khách hàng nữ khi mua các mặt hàng thời trang cơng sở trên Facebook.
Từ số liệu phân tích cho thấy, việc có thể giảm thiểu thời gian giao hàng, thời gian khách hàng phải sử dụng để tìm kiếm, so sánh các sản phẩm lựa chọn sẽ giúp khách hàng tích cực đưa ra các quyết định mua hàng nhiều hơn, tăng tính hiệu quả về mặt kinh doanh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chú trọng khâu chuyển phát hàng, sắp xếp không gian trưng bày trên trang Facebook và mở rộng ra là các trang thương mại điện tử khác của doanh nghiệp để đem đến sự thuận tiện hơn cho khách hàng, đồng thời cũng đem lại lợi ích về doanh thu cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc khách hàng có những quyền lợi để giảm thiểu các khoản chi phí phát sinh hay chính sách về việc hồn trả/thu/đổi các sản phẩm đã mua cũng khiến tâm lý của khách hàng được đảm bảo và tạo sự tin tưởng nhất định đối với nhãn hàng.
Dựa trên các phân tích và số liệu thống kê đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp dành cho doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả về mặt kinh doanh
như các giải pháp về xử lý logistic của doanh nghiệp, giải pháp về giảm thiểu và chia sẻ rủi ro trong khâu giao hàng, giải pháp về việc sắp xếp các loại mặt hàng cung cấp trên các kênh bán hàng của doanh nghiệp để tạo sự thuận tiện và giảm thiểu thời gian so sánh - tìm kiếm của khách hàng, các giải pháp về xử lý chính sách hồn trả/thu/đổi đối với nhãn hàng và cuối cùng là một số khuyến nghị, đề xuất về mặt cơ chế bảo vệ người tiêu dùng để giảm thiểu các hành vi lừa đảo trong giao dịch trực tuyến, chính sách về kiểm sốt và quản lý các cơ sở, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện kinh doanh trực tuyến trên mạng xã hội Facebook.
Với cách tiếp cận này, tác giả hi vọng có thể đóng góp một phần vào nghiên cứu tìm hiểu các tác nhân ảnh hưởng đến việc ra quyết định của người tiêu dùng. Tác giả mong nhận được sự đóng góp của thầy cô, các nhà nghiên cứu, bạn bè quan tâm đến vấn đề này để đề tài được hồn thiện hơn và tính áp dụng thực tiễn cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1 Bộ Công Thương, Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam, 2019.
2 Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (2019). Bộ Công thương, Sách trắng
Thương mại điện tử Việt Nam, 2019.
3 Nguyễn Thị Bảo Châu & Lê Nguyễn Xuân Đào, Analysising factors affecting
online shopping behavior of consumers in Can Tho City. Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Cần Thơ, số 30/2014, 8-14.
4 Hoàng Quốc Cường, Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện - điện tử qua mạng, Luận văn Thạc sĩ - Quản trị Kinh
doanh, Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, 2010.
5 Ngơ Quốc Chiến, Nguyễn Thị Quế Thanh, Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng khi mua sắm trực tuyến. Tạp chí Quản lý Kinh tế
Quốc Tế - Số 92/2017.
6 Nguyen, T. D., & Thang, H. N. Những cơ hội và thách thức của mua sắm trực
tuyến ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học – Đại học Hồng Đức, số 20/2014, 136-
144.
7 Ha Nam Khanh Giao, Dinh Le Thuy Vy, Sự thoả mãn của khách hàng tại Sàn
Thương mại điện tử Sendo.vn, 2014.
8 Nguyễn Thu Hà, Tác động điều tiết của Rủi ro cảm nhận đến mối quan hệ giữa Chất lượng kết quả mua hàng và Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thương mại điện tử - Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu
Á. Tập 30 (5)/2020, 39-60.
9 Nguyễn Thị Mai Hoa, Nguyễn Thị Lệ, Nghiên cứu đặc điểm tiêu dùng thời
trang công sở nữ Thành phố Hà Nội. Tạp chí Khoa học Cơng nghệ - Đại học
10 Trần Văn Hoè, Giáo trình Thương mại điện tử căn bản. NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội, 2007.
11 Nguyễn Hải Ninh, Đinh Vân Oanh. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi mua sắm tại siêu thị của người tiêu dùng Việt Nam. 2014.
12 Nguyễn Duy Phúc, Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm Voucher trực tuyến của khách hàng tại thành phố Đà Nẵng. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng, 2014.
13 Nguyễn Lê Thanh Phương, Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực
tuyến của khách hàng tại Việt Nam - Luận văn Thạc sỹ - Đại học Kinh tế TP.
HCM, 2013
14 Nguyễn Phú Quý, Nguyễn Hồng Đức, Trịnh Thuý Ngân, Xu hướng mua sắm
trực tuyến trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, 2012.
15 Nguyễn Ngọc Thanh, Một số yếu tố chính ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng quần áo thời trang nữ - Khu vực TP. Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ, Trường
ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, 2008.
16 Hà Ngọc Thắng và Nguyễn Thành Độ, Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua
sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam: Nghiên cứu mở rộng thuyết hành vi có hoạch định. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh,
Tập 32, Số 4 (2016) 21 - 28.
17 Hà Ngọc Thắng, So sánh mơ hình chấp nhận cơng nghệ và lý thuyết hành vi
có hoạch định trong nghiên cứu ý định mua trực tuyến của người tiêu dùng.
Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 227 (2016) II, 57 - 65.
18 Nguyễn Quang Thu, Lưu Thị Kim Tuyến. Vai trò của yếu tố ảnh hưởng xã hội
trong mối quan hệ với niềm tin, thái độ, nhận thức rủi ro đến ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng tại TP. HCM - Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và
19 Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS quyển 1 và 2, Nhà xuất bản Hồng Đức 2008
20 TS. Phạm Quốc Trung, Nguyễn Ngọc Hải Hà. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự
thôi thúc mua hàng ngẫu hứng trực tuyến của người tiêu dùng TP. HCM. 2017
Tài liệu Tiếng Anh
21 Fdrucker, P. The Practice of Management. New York Harper Brothers (1954).. 22 Heathfield, S. M. The Balance Careers. Được truy lục từ
https://www.thebalancecareers.com/what-is-business-attire-1918075 (2020, June 30)
23 James, B. Want to Maximize Your CRM Performance? Measure It. Organization, 60, 8. 2009
24 Javadi, M. H. S. et al. An analysis of Factors Affecting on Online Shopping
Behavior of Consumers. 2012
25 Kotler, P. & Armstrong. Principles of marketing. Pearson Education Limited. 2013
26 Kotler, P & Keller, K. L. Marketing Management. Pearson. 2012
27 Kotler, P & Levy, S. J. Broadening the Concept of Marketing. Journal of Marketing. 1969
28 Monsuwe et al. What drives consumers to shop online? A literature review. International Journal of Service Industry Management. 2004
29 Na Li & Ping Zhan. Consumer Online Shopping attitudes and behavior: an
asessment of research. Syracuse University. 2002
30 Solomon, M. R. Consumer Behavior: Buying, Having, and Being. Prentice Hall PTR. 1992
32 Lohse, G. L., Bellman, S., & Johnson, E. J. Consumer buying behavior on the
Internet: Findings from panel data. 1998
33 Agu Godswill Agu. Psychological Influences and Fashion Consumption
Behaviour of Consumers in South East Nigeria. 2016
34 Ozen, H., & Engizek, N. Shopping online without thinking: Being emotional or rational? Asia Pacific Journal of Marketing and Logistics. 07/01/2014
35 Benedict G.C. Dellaert, Ko de Ruyter. What drives consumer to shop online?
A literature Review. International Journal of Service Industry Management.
01/02/2004