Các yếu tố cá nhân

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm mặt hàng thời trang công sở nữ trên Facebook của khách hàng nữ trên địa bàn Hà Nội. (Trang 34 - 40)

6. Bố cục luận văn

1.3. Yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng

1.3.1. Các yếu tố cá nhân

- Tuổi tác

Tuổi tác là yếu tố đầu tiên tác động đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình trưởng thành và lão hóa, con người sẽ cần những sản phẩm tiêu dùng khác nhau để phù hợp cho sự thay đổi nhu cầu về thức ăn, trang phục, giao tiếp, chăm sóc sức khỏe ... đặc biệt đối với các khách hàng nữ giới và với mặt hàng về thời trang. Có thể nói ở trong những giai đoạn khác nhau, nữ giới sẽ cần những sản phẩm thời trang phù hợp với sự thay đổi về nhu cầu của mình.

Đối với mặt hàng là trang phục cơng sở, nhóm này cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi yếu tố tuổi tác do đây được tính là trang phục mà nữ giới sẽ vận dụng trong quãng thời gian dài nhất trong ngày. Yếu tố về tuổi tác sẽ ảnh hưởng đến kích thước, hình dáng của cơ thể do đó ảnh hưởng đến kiểu dáng, màu sắc của trang phục. Như nhóm khách hàng cao tuổi sẽ có xu hướng hồi cổ, ưa chuộng những gì mang đậm văn hóa truyền thống. Tại Việt Nam những chiếc áo dài, váy sát đất hoặc trang phục có hoạ tiết hoa, nền tối không quá phá cách thường được người cao tuổi lựa chọn. Về mẫu mã và kiểu dáng thiết kế dành cho lứa tuổi này khơng cầu kỳ, ít đa dạng so với các lứa tuổi khác.

Nhóm khách hàng nữ ở độ tuổi trung niên là nhóm khách hàng gần như đã đạt đến độ ổn định trong nghề nghiệp và gia đình, cảm nhận đầy đủ giá trị cuộc sống của mình và những gì mình mang tới cho cuộc sống. Tâm lý lứa tuổi này là sự đan xen giữa truyền thống và hiện đại, một mặt có xu hướng hồi cổ, mặt khác vẫn tiếp

tục nắm bắt xu thế hiệ đại nhưng hồi nghi hơn lớp trẻ. Dịng trang phục với những đặc

tính trang nhã, lịch lãm vể kiểu dáng, độc đáo về chất liệu được nhóm khách hàng này đặc biệt ưu chuộng. Lứa tuổi này đã bắt đầu cảm nhận sâu sắc hơn sự trơi qua của thời gian và muốn níu giữ tuổi trẻ, họ muốn trơng mình trẻ hơn tuổi vì vậy có nhu cầu cao trang phục có màu sắc sáng, với những đường cắt khéo léo che đi khuyết điểm của cơ thể ở độ tuổi trung niên. Nhóm khách hàng trung tuổi có nhiều mối quan tâm trong cuộc sống do đó nhu cầu mua sắm ít hơn so với giới trẻ.

Nhóm khách hàng trẻ tuổi là những người có nhu cầu về mặt hàng thời trang trẻ trung, năng động và thể hiện được cá tính, cái tơi của họ. Lứa tuổi này rất dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh do đó việc mua sắm thời trang của họ thường theo trào lưu. Đặc biệt giới trẻ là nhóm khách hàng dễ học hỏi và nắm bắt cái mới do đó thị hiếu thời trang cũng thay đổi liên tục và cập nhật phong cách thời trang mới. Nhiều người trẻ hiện nay đã có xu hướng nhắm và ưa chuộng các sản phẩm hàng hiệu và sẵn sàng chi tiêu rất nhiều để chứng minh khả năng và "sự sành điệu" của mình.

- Nghề nghiệp

Nghề nghiệp cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng. Những ngành nghề khác nhau thì cách thức tiêu dùng trên mạng xã hội cũng khác nhau. Khách hàng có thói quen lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với loại hình nghề nghiệp của bản thân. Ví dụ như diễn viên, người mẫu hoặc các nhân vật của công chúng sẽ hướng đến những nội dung mua sắm như các mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, hoặc làm đẹp do đặc thù nghề nghiệp, còn các nhân viên làm việc trong ngành kỹ thuật như nhân viên lập trình, kiến trúc sư sẽ có những xu hướng mua sắm khác.

Về thời trang công sở dành cho nữ giới, sự lựa chọn ảnh hưởng bởi yếu tố nghề nghiệp có thể thấy rất rõ ràng với sự khác nhau giữa công nhân với nhân viên văn phòng, nhân viên với giám đốc điều hành nơi họ cùng làm việc hay nữ giới làm trong mơi trường văn phịng với nữ giới làm trong các ngành dịch vụ, giải trí, báo chí.

Tính chất nghề nghiệp cũng ảnh hưởng tới thời gian mua sắm thời trang của người tiêu dùng. Nhân viên văn phòng thường hiếm khi có thời gian đi mua sắm

trực tiếp do khung thời gian làm việc của họ có những quy định và quỹ thời gian eo hẹp

hơn đối với những người làm nghề tự do, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thói quen mua hàng trực tiếp và qua mạng của khối nhân viên, vì vậy mà hiện nay xu hướng mua sắm qua mạng xã hội trở nên phổ biến hơn.

- Thu nhập

Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu, thanh tốn của người tiêu dùng. Những người có thu nhập cao có xu hướng lựa chọn các sản phẩm đắt tiền hơn và ngược lại, những người có thu nhập thấp có xu hướng lựa chọn các sản phẩm giá rẻ. Đối với các sản phẩm thiết yếu thì nhu cầu khơng ảnh hưởng nhiều bởi thu nhập nhưng đối với các loại sản phẩm khác thì nhu cầu bị ảnh hưởng lớn bởi thu nhập.

Cơ hội mua sắm của người tiêu dùng phụ thuộc vào "Khả năng tài chính" và "Giá cả của hàng hóa", vì thế thu nhập bao gồm các phần lương được trả, tiền tiết kiệm, khả năng đi vay và những quan điểm về chi tiêu/tích lũy ... của nữ giới sẽ ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm thời trang mà họ ra quyết định.

Đối với những người có thu nhập thấp, khả năng ra quyết định và tần suất ra quyết định mua sắm của họ sẽ thấp hơn những người có thu nhập cao. Trong khi đó những người có quan điểm thiên về tích lũy có hành vi mua sắm thời trang ít hơn những người có quan điểm thiên về chi tiêu và tận hưởng.

Khả năng đi vay cũng tác động tới hành vi mua sắm thời trang, những người sở hữu thẻ tín dụng có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn so với những người đơn thuần chi tiêu bằng tài khoản tiền mặt/tiền gửi.

Dựa vào thu nhập của khách hàng, các nhãn hàng, doanh nghiệp cũng phân cấp loại hình sản phẩm cung cấp của mình thành những khung định mức tiêu dùng khác nhau để dựa vào đó có những chính sách bán hàng phù hợp.

Đối với nhóm khách hàng thu nhập cao, xu thế ra quyết định chi tiêu khơng bị ảnh hưởng nhiều bởi giá cả của hàng hóa mà dựa nhiều vào các yếu tố về chất lượng cũng như nhãn hiệu hàng hóa. Đối với nhóm khách hàng có thu nhập thấp yếu tố về giá cả hàng hóa sẽ có vai trị quyết định lớn hơn nên phương thức bán hàng cũng sẽ có những điểm khác biệt.

- Trình độ học vấn

Trình độ học vấn tạo các nhu cầu khác biệt trong việc mua sắm, những người có trình độ học vấn khác nhau có xu hướng tiêu dùng khác nhau, quỹ thời gian sử dụng và cơng sức trong việc lựa chọn tìm mua sản phẩm, dịch vụ khác nhau.

Trình độ học vấn càng cao tạo ra một xu hướng tiêu dùng tiên tiến và hiện đại hơn, có nhiều sự lựa chọn hơn, chú ý nhiều đến tính thẩm mỹ, chất lượng, nhãn hiệu, bao bì, tính an tồn và các dịch vụ kèm theo. Đồng thời do trình độ học vấn cao dẫn đến những nhu cầu về hoạt động giải trí, du lịch, sách báo, âm nhạc, sức khỏe và học tập cũng cao hơn, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến phong cách sống và ăn mặc của phụ nữ.

Để tiến hành mua sắm trang phục sử dụng tại cơng sở, những phụ nữ có trình độ văn hóa cao thường bỏ nhiều cơng sức hơn trong việc tìm hiểu thơng tin, so sánh trước khi đưa ra quyết định mua hàng, họ cũng có thói quen phân tích nhiều hơn so với những nhóm phụ nữ có trình độ học vấn thấp hơn. Trình độ học vấn cũng là yếu tố cấu thành có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường mà họ làm việc, và điều này là điều kiện quan trọng trong việc quyết định xem họ có thể hay khơng thể lựa chọn trang phục để mặc đi làm.

Trình độ học vấn cũng mở ra nhiều cơ hội để lựa chọn các nhà phân phối khác nhau trên thị trường. Đối với những người có học vấn hạn chế, họ sẽ khó tìm được những nhà cung cấp gốc hoặc phải mua hàng từ những đơn vị nhỏ lẻ hoặc nhà phân phối cấp thấp. Ngược lại, với khả năng và trình độ cũng như sự hiểu biết tốt hơn, người dùng có thể tìm kiếm được nhiều nguồn thơng tin trong nước cũng như nước ngồi để qua đó có thêm các nguồn tin tham khảo hoặc mặt hàng đặc biệt. Hơn hết, khả năng quốc tế hóa nhờ trình độ ngoại ngữ sẽ mở ra rất nhiều lựa chọn mới so với việc chỉ tìm kiếm từ những nhà cung cấp, nhãn hàng trong nước.

- Lối sống

Lối sống hay phong cách sống, nếp sống là những nét điển hình, được lặp đi lặp lại và định hình thành phong cách, thói quen tác động đến đời sống cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc hay cả một nền văn hóa. Lối sống của một người được thể hiện qua hành

động, sự quan tâm, quan điểm của người đó về những gì thuộc mơi trường xunh quanh. Lối sống gắn rất chặt với nguồn gốc xã hội, nhánh văn hóa và nghề nghiệp, nhóm xã hội, trình trạng kinh tế và hồn cảnh gia đình.

Lối sống thể hiện cách nhìn cá nhân của một người với thế giới và môi trường xung quanh nên nó cũng ảnh hưởng đến hành vi của một người. Ví dụ: Những người có lối sống phóng khống thường dễ dàng chấp nhận một sản phẩm dịch vụ cịn những người có lối sống cầu tồn, kĩ tính thường cân nhắc kĩ lưỡng khi lựa chọn sản phẩm. Vì thế lối sống của một người sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua sắm của người đó, chẳng hạn như một người phụ nữ có lối sống truyền thống sẽ hướng đến việc giảm bớt các yếu tố chi tiêu quần áo dành cho bản thân mà hướng đến phong cách an toàn và dành nhiều thời gian cũng như nguồn lực tài chính cho gia đình. Bên cạnh đó, với những người thuộc lối sống "tân tiến" hơn, họ chọn cách sống cho bản thân mình nhiều hơn thì nhu cầu mua sắm, làm đẹp cũng sẽ nhiều hơn và vì thế trang phục mua sắm dành cho đi làm, đi chơi cũng trở nên đa dạng và có chiều hướng tơn lên những nét đẹp của phụ nữ hơn.

Lối sống cũng ảnh hưởng trực tiếp đến loại hình trang phục mà nữ giới sẽ lựa chọn, do phụ nữ có xu hướng thể hiện lối sống và tính cách của mình trực diện thông qua trang phục.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm mặt hàng thời trang công sở nữ trên Facebook của khách hàng nữ trên địa bàn Hà Nội. (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w