1.4.1. Các biến phản ánh TNXHDN.
Hillman và Keim (2001) cho rằng một cách tiếp cận chi tiết hơn để nghiên cứu mối quan hệ giữa TNXHDN và khả năng sinh lời là cần thiết và tập trung vào mối quan hệ giữa quản lý của các bên liên quan và khả năng sinh lời. Điều này được hỗ trợ bởi nhiều nhà lý thuyết gần đây xác định TNXHDN thông qua lăng kính của lý thuyết các bên liên quan.
Theo Waddock và Graves (1997b), lý thuyết các bên liên quan thể hiện một nền tảng lý thuyết có tiềm năng mạnh mẽ cho lĩnh vực nghiên cứu TNXHDN. Waddock và Graves (1997b) tiếp tục lập luận rằng nếu TNXHDN được đánh đồng với chất lượng của các mối quan hệ chính của các bên liên quan, thì việc tập trung vào một nhóm các bên liên quan chính có liên quan trong việc nghiên cứu cấu trúc được xác định là khách hàng, nhân viên, cổ đông, môi trường sinh thái và cộng đồng địa phương.
Davenport (2000), trong nghiên cứu của mình để khám phá ý nghĩa của TNXHDN đã nhận thấy rằng TNXHDN được xác định bằng cách tham khảo các bên liên quan chính; nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư, cộng đồng rộng lớn hơn và môi trường tự nhiên. Carroll (2000) cũng xác định đây là các nhóm bên liên quan chính. Cooper và cộng sự (2001) nhận thấy rằng một nghiên cứu về các công ty được mô tả là có cách tiếp cận các bên liên quan báo cáo rằng các bên liên quan chính của họ là cổ đông, khách hàng, nhân viên và môi trường.
Từ dẫn chứng của các chuyên gia nêu trên, các biến của TNXHDN cần khảo sát trong nghiên cứu này là:
- Nhân viên.
- Khách hàng.
- Nhà cung cấp.
- Cộng đồng, và:
- Môi trường.
1.4.2. Các biến phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Weber (2008) cho rằng hoạt động TNXHDN không tạo ra lợi ích trực tiếp cho việc thành công về mặt kinh tế, mà nó phải thông qua lợi ích kinh doanh, bao gồm:
hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp; động lực, giữ chân và tuyển dụng nhân viên; tiết kiệm chi phí; tăng doanh thu từ doanh số bán hàng và thị phần cao hơn; quản lý và giảm thiểu rủi ro liên quan tới TNXHDN.
Fombrun và cộng sự (2000) cho rằng mối tương quan đơn giản giữa TNXHDN và khả năng sinh lời là không thể bởi vì TNXHDN tác động đến lợi nhuận thông qua các tuyến trung gian. Các tuyến trung gian này bao gồm “các lợi ích kinh
doanh” như: nâng cao hình ảnh và danh tiếng; tăng doanh số bán hàng và lòng
trung thành của khách hàng; tăng khả năng thu hút, tạo động lực và giữ chân nhân viên; tiết kiệm chi phí; và tăng khả năng tiếp cận vốn.
Theo nghiên cứu của Châu Thị Duyên và cộng sự (2014) chỉ ra rằng TNXHDN tác động trực tiếp đến khả năng sinh lời mà nó phải thông qua các biến trung gian, như: Tiếp cận vốn; Thu hút, tạo động lực và giữ chân nhân viên; thu hút, lòng trung thành và giữ chân khách hàng; danh tiếng.
Từ cách tiếp cận trên, xác định được nhân tố trung gian là lợi ích kinh doanh với bốn biến cần quan sát trong đề tài nghiên cứu này là:
- Thu hút, tạo động lực và giữ chân nhân viên.
- Thu hút, lòng trung thành và giữ chân khách hàng.
- Danh tiếng.
Môi trường Tiếp cận
Thu hút, giữ chân nhân viên
Nhân viên
Khách hàng CSR BB FP
Nhà cung cấp
Cộng đồng Thu hút, giữ chân khách hàng Danh tiếng
1.5. Đề xuất mô hình, giả thuyết nghiên cứu và thang đo.1.5.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu. 1.5.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu.
Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở tổng kết lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước đó về mối liên hệ giữa việc thực hiện trách nhiệm xã hội và khả năng sinh lời tại Công ty cổ phần Hanel Xốp nhựa và chọn lọc các yếu tố thang đo để phù hợp với đề tài nghiên cứu, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và khả năng sinh lời ở Công ty cổ phần Hanel Xốp Nhựa dựa trên sự kế thừa từ kết quả nghiên cứu của các tác giả (Châu Thị Lệ Duyên và cộng sự, 2014; Nalini Krishnan, 2012). Từ đó, mô hình được đưa ra sẽ có 5 yếu tố đo lường TNXHDN (Môi trường, Nhân viên, Khách hàng, Nhà cung ứng và Cộng đồng) tác động đến Lợi ích kinh doanh (được đo lường bởi 4 yếu tố: Tiếp cận vốn, Thu hút và giữ chân nhân viên, Danh tiếng, Thu hút và giữ chân khách hàng) và Lợi ích kinh doanh tác động đến Khả năng sinh lời của Công ty cổ phần Hanel Xốp nhựa (chi tiết xem Hình 2.2).
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Tổng hợp từ nhiều tác giả: Châu Thị Lệ Duyên và cộng sự, 2014; Nalini Krishnan, 2012)
1.5.2. Giả thuyết nghiên cứu.
Theo Peterson (2004) và Carroll (2000) nhiều tài liệu đã không còn đo lường mối tương quan giữa thước đo TNXHDN và thước đo khả năng sinh lời, và một phương án hiệu quả hơn là xem xét tác động của TNXHDN đối với từng bên liên quan. Tương tự, Fombrun và cộng sự (2000) cho rằng mối tương quan đơn giản giữa TNXHDN và khả năng sinh lời là không thể bởi vì TNXHDN tác động đến lợi nhuận thông quan các tuyến trung gian gồm các lợi ích kinh doanh. Đồng thời, dựa trên sự kế thừa kết quả nghiên cứu của các chuyên gia trước đó (Châu Thị Lệ Duyên và cộng sự, 2014; Nalini Krishnan, 2012…), các giả thuyết trong tài liệu nghiên cứu này được phát biểu như sau:
- H1: Việc tăng cường thực hiện TNXHDN (CSR) có tác động thuận chiều đến sự gia tăng lợi ích kinh doanh (BB) của Công ty cổ phần Hanel Xốp nhựa.
- H2: Sự gia tăng lợi ích kinh doanh (BB) có tác động thuận chiều đến khả năng sinh lời (FP) của Công ty cổ phần Hanel Xốp nhựa.
1.5.3. Thang đo.
Thang đo được hình thành từ việc tổng hợp và kế thừa thang đo trong nghiên cứu trước đó của nhiều tác giả như được đề cập trong bảng 2.2.
Như vậy, có tổng cộng 30 biến quan sát, trong đó:
- Nhân tố độc lập TNXHDN có 5 thang đo với 15 biến quan sát gồm: + Thang đo Môi trường được đo lường bởi 3 biến quan sát,
+ Thang đo Nhân viên được đo lường bởi 3 biến quan sát, + Thang đo Khách hàng được đo lường bởi 4 biến quan sát, + Thang đo Nhà cung ứng được đo lường bởi 3 biến quan sát, + Thang đo Cộng đồng được đo lường bởi 2 biến quan sát.
- Nhân tố trung gian Lợi ích kinh doanh có 4 thang đo với 12 biến quan sát gồm:
sát,
sát.
+ Thang đo Tiếp cận vốn được đo lường bởi 4 biến quan sát,
+ Thang đo Thu hút và giữ chân nhân viên được đo lường bởi 3 biến quan
+ Thang đo Danh tiếng được đo lường bởi 3 biến quan sát,
+ Thang đo Thu hút và giữ chân khách hàng được đo lường bởi 2 biến quan
- Nhân tố phụ thuộc Khả năng sinh lời có 3 biến quan sát.
Kết quả trả lời các câu hỏi sẽ áp dụng thang đo Likert 5 cấp điểm tương ứng là: 1- Không gia tăng, 2- Tăng lên một ít, 3- Tăng lên khá nhiều, 4- Tăng lên nhiều, 5- Tăng lên rất nhiều.
Bảng 2 2: Thang đo nghiên cứu đề xuất
TT Các yếu tố đánh giá Nguồn
I
Trách nhiệm xã hội
Môi trường
1 Giảm thiểu rác thải và tái chế European
Commission, 2005. 2 Có biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
3 Sử dụng nguyên nhiên vật liệu thân thiện môi
trường Gildea, 2001.
II Nhân viên
4 Phát triển kỹ năng và nghề nghiệp lâu dài cho Ashridge, 2005.
5 Chống phân biệt đối xử Ashridge, 2005.
6 Mức lương so với mức lương trung bình của khu vực kinh tế
Ashridge, 2005; Davenport, 2000.
III Khách hàng
7 Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại của khách hàng
thỏa đáng nhanh chóng. Davenport, 2000
8 Đảm bảo chất lượng Davenport, 2000.
9 Cung cấp thông tin rõ ràng, chính xác về sản
phấm, dịch vụ. Davenport, 2000
10 Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng. Ashridge, 2005.
IV Nhà cung ứng Châu Thị Lệ Duyên và cộng sự, 2014. 11 Thanh toán đúng hạn hợp đồng 12 Chính sách mua hàng công bằng
13 Yêu cầu đặc điểm kỹ thuật, thông tin rõ ràng với nhà cung cấp
V Cộng đồng
14 Quyên góp làm từ thiện Ashridge, 2005.
15 Thiết lập quan hệ tốt và minh bạch với chính
quyền địa phương Davenport, 2000;
VI
Lợi ích kinh doanh
Thu hút, động lực và giữ chân nhân viên Các hạng mục này
được điều chỉnh từ nghiên cứu của Peterson (2004), Brammer và cộng sự (2007);
16 Công ty dễ thu hút nhân viên mới 17 Nhân viên gắn bó lâu dài với Công ty 18 Nhân viên hài lòng về công việc 19 Động lực làm việc của nhân viên
TT Các yếu tố đánh giá Nguồn
VII Thu hút, lòng trung thành và giữ chân khách
hàng Các hạng mục này
được điều chỉnh từ nghiên cứu của Gildea (2001).
20 Doanh số bán hàng
21 Dễ dàng giữ chân khách hàng hiện tại 22 Lượng khách hàng trung thành
VIII Danh tiếng
Các hạng mục này được điều chỉnh từ thước đo KLD (MSIC ESG) và các nghiên cứu của Lewis (2001). 23 Khả năng nhân viên sẽ công nhận Công ty thực
hiện tốt trách nhiệm xã hội (gồm trách nhiệm 24 Khả năng khách hàng sẽ công nhận Công ty
thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. 25
Khả năng Công ty khác trong cùng lĩnh vực sẽ công nhận Công ty thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
IX Tiếp cận vốn Các hạng mục này
được điều chỉnh từ nghiên cứu của Balabanis và cộng sự (1998).
26 Dễ dàng nhận được vốn từ ngân hàng và các tổ chức cho vay khác
27 Dễ dàng nhận được vốn từ nhà đầu tư
X Khả năng sinh lời Các hạng mục này
được điều chỉnh từ nghiên cứu của Moore (2001).
28 Tăng trưởng doanh thu
29 Tăng trưởng lợi nhuận
Xác định vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu Mô hình đề xuất, thang đo sơ bộ Nghiên cứu định tính Thang đo chính thức
Nghiên cứu định lượng Kiểm định Cronbach’s Alpha
Phân tích EFA Phân tích CFA Phân tích SEM
Thảo luận kết quả và kiến nghị
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Quy trình nghiên cứu.
Quy trình nghiên cứu được thực hiện từ khi xác định vấn đề nghiên cứu, mục đích nghiên cứu. Tiếp đến sử dụng các phương pháp nghiên cứu, phương pháp xử lý số liệu (phần mềm SPSS và AMOS) để tiến hành các kiểm định, sau đó thảo luận và đưa ra các kết luận, đánh giá.
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu.
(Tác giả đề xuất)
Xuất phát từ cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội Công ty và khả năng sinh lời đã được trình bày ở trên và tình hình thực tế tại Công ty cổ phần
Hanel Xốp nhựa, luận văn sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung với 06 chuyên gia là Giám đốc, Phụ trách Khối sản xuất, phòng Kế toán, phòng Kinh doanh và 02 khách hàng của Công ty. Từ kết quả thảo luận nhóm, tác giả sẽ điều chỉnh thang đo và các biến của mô hình đã đề xuất. Kết quả của nghiên cứu này sẽ cho ra được bộ thang đo cùng các biến quan sát và bảng hỏi hoàn chỉnh về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và khả năng sinh lời tại Công ty cổ phần Hanel Xốp nhựa và sẽ được dùng để điều tra khảo sát với kích thước mẫu là 230 cán bộ công nhân viên đang làm việc tại đây. Các dữ liệu thu thập sẽ được xử lý, phân tích tổng hợp nhằm đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội Công ty và khả năng sinh lời tại Công ty cổ phần Hanel Xốp nhựa thông qua phần mềm SPSS và AMOS với các kỹ thuật phân tích và kiểm định: Độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) – kiểm định bằng phần mềm SPSS; phân tích nhân tố khẳng định (CFA), phân tích SEM – kiểm định bằng phần mềm AMOS. Từ đó làm cơ sở để tác giả có thể đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh lời của Công ty cổ phần Hanel Xốp nhựa trong thời gian tới thông qua yếu tố TNXHDN.
2.2. Nghiên cứu định tính.
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính.
Thảo luận nhóm chuyên gia tập trung nhằm vừa để khám phá, vừa để khẳng định, điều chỉnh, bổ sung các yếu tố phản ánh mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội Công ty và khả năng sinh lời tại Công ty cổ phần Hanel Xốp nhựa.
Tổng thể mẫu: Ban giám đốc, khối Sản xuất, phòng Kế toán, phòng Kinh doanh và các khách hàng thân thiết của Công ty cổ phần Hanel Xốp nhựa.
Tiêu chuẩn mẫu: Giám đốc/Phó giám đốc, Trưởng/Phó trưởng phụ trách khối Sản xuất, phòng Kế toán, phòng Kinh doanh và các khách hàng thân thiết của Công ty.
Kích thước mẫu: 6 người theo cơ cấu sau: 01 đại diện Ban giám đốc, 01 đại diện khối Sản xuất, 01 đại diện phòng Kế toán, 01 đại diện phòng Kinh doanh và 02 khách hàng thân thiết của Công ty.
Tác giả tiến hành điện thoại trước với các đối tượng được mời thảo luận nhóm và mẫu nghiên cứu sẽ được chọn ngẫu nhiên cho tới khi tác giả sắp xếp được lịch hẹn với đủ 06 người theo cơ cấu mẫu đã đặt ra.
Địa điểm thảo luận nhóm: Phòng làm việc của khối Văn phòng Công ty. Thời gian thực hiện: 9h00 ngày 15/01/2021.
Thời lượng thảo luận nhóm: Thời gian kéo dài 70 phút.
Ban đầu, tác giả thảo luận với các chuyên gia bằng một số câu hỏi mở có tính chất khám phá để xem họ phát hiện các yếu tố nào phản ánh mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội Công ty và khả năng sinh lời tại Công ty cổ phần Hanel Xốp nhựa. Sau đó, tác giả giới thiệu các yếu tố phản ánh mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội Công ty và khả năng sinh lời tại Công ty cổ phần Hanel Xốp nhựa được tác giả đề xuất trong chương 2 để các chuyên gia thảo luận và nêu chính kiến (chi tiết xem Phụ lục 3.1 – Dàn bài thảo luận nhóm).
2.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính.
Cuối cùng, tác giả tổng hợp các ý kiến thảo luận như sau:
(1) Thêm câu dẫn “Ở mức độ nào đó, anh/chị thấy: …” trước khi đưa ra các yếu tố đo lường để làm rõ nhận định của người trả lời.
(2) Kết quả trả lời các câu hỏi nên áp dụng thang đo Likert 5 cấp điểm tương ứng là: 1 - Hoàn toàn không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Không ý kiến; 4 - Đồng ý; 5 - Hoàn toàn đồng ý.
(3) Các biến quan sát cũng cần được diễn đạt lại cho rõ ràng, dễ hiểu hơn và áp dụng thang đo Likert 5 cấp điểm mới này, ví dụ:
- Biến “Giảm thiểu rác thải và tái chế” đổi thành “Công ty quản lý tốt nhựa tái sinh”
- Biến “Có biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường” đổi thành “Công ty thực hiện thu gom, phân loại và quản lý chất thải nhựa”
- Biến “Sử dụng nguyên nhiên vật liệu thân thiện môi trường” đổi thành “Công ty sử dụng nguyên nhiên vật liệu thân thiện môi trường, tái sử dụng bao bì đóng gói”
- Biến “Nhân viên hài lòng về công việc” đổi thành “Nhân viên hài lòng về công việc được giao tại Công ty”
- Biến “Doanh số bán hàng” đổi thành “Doanh số bán hàng của Công ty tăng trưởng đều hàng năm”
- Biến “Dễ dàng nhận được vốn từ ngân hàng và các tổ chức cho vay khác” đổi thành “Thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ giúp Công ty dễ dàng tiếp cận được vốn từ ngân hàng và các tổ chức cho vay khác”.
- ….
(4) Đối với các biến quan sát của yếu tố Khả năng sinh lời nên được làm rõ bằng cách thêm tiền tố “thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ giúp Công ty” để giúp cho