Thang đo các biến nhân khẩu học được sử dụng

Một phần của tài liệu Tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tới khả năng sinh lời ở Công ty cổ phần Hanel xốp nhựa – thực trạng và giải pháp. (Trang 53 - 65)

STTBiếnThang đo

1 Giới tính Định danh

2 Độ tuổi Thứ bậc

3 Trình độ học vấn Thứ bậc

4 Thời gian cơng tác Thứ bậc

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

2.3. Nghiên cứu định lượng.

2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.

2.3.1.1.Thiết kế bảng câu hỏi.

Phương pháp khảo sát điều tra là một phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ơ tương ứng theo một quy ước nhất định.

Dựa vào cơ sở lý thuyết đã được trình bày ở Chương 2 và kết quả của phương pháp thảo luận nhóm chun gia, bảng câu hỏi hồn chỉnh được thiết kế gồm 2 phần chính:

Phần 1: Nhằm thu thập các thơng tin chung về đối tượng tham gia khảo sát gồm: Giới tính, Độ tuổi, Trình độ học vấn, Thời gian cơng tác.

Phần 2: Nội dung khảo sát, nhằm mục đích xem xét, đánh giá mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và khả năng sinh lời ở Công ty cổ phần Hanel Xốp nhựa. Các câu hỏi khảo sát đều sử dụng hình thức thang đo Likert 5 bậc (1 là hồn tồn khơng đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý) và thiết kế câu hỏi khảo sát gồm 10 yếu tố: Môi trường, Nhân viên, Khách hàng, Nhà cung ứng, Cộng đồng, Tiếp cận vốn, Thu hút và giữ chân nhân viên, Danh tiếng, Thu hút và giữ chân khách hàng và Khả năng sinh lời được mơ tả trong 34 câu hỏi như đã trình bày ở mục trên (chi tiết tại Phụ lục 3.2 – Phiếu khảo sát).

2.3.1.2.Thiết kế mẫu nghiên cứu.

Tổng thể mẫu của q trình nghiên cứu: Tồn bộ cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần Hanel Xốp nhựa.

Phương pháp chọn mẫu: Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện phi xác suất.

Kích thước mẫu: Theo Hair và cộng sự (2006), để sử dụng EFA thì kích thước mẫu tối thiểu là 50 và tốt hơn là 100, đồng thời tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5/1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tổi thiểu là 5 quan sát, với 34 biến quan sát của các thang đo trong nghiên cứu này thì để tiến hành EFA, kích thước mẫu tối thiểu của nghiên cứu là 170 quan sát. Trong khi đó, theo Tabachnick & Fidell (1996) để phân tích hồi quy đạt được kết quả tốt nhất, thì kích thước mẫu phải thỏa mãn công thức n ≥ 8m + 50 = 170. Do hạn chế về thời gian cũng như điều kiện thực hiện nghiên cứu và để phiếu khảo sát thu về đảm bảo nghiên cứu, tác giả chọn cỡ mẫu cho nghiên cứu là 230 và 230 phiếu hỏi sẽ được phát đi.

Tiêu chuẩn mẫu: cán bộ công nhân viên đang làm việc tại Công ty cổ phần Hanel Xốp nhựa trong tuần điều tra.

2.3.1.3.Thu thập dữ liệu.

Trên cơ sở mẫu điều tra là 230 và bảng hỏi chính thức đã được xây dựng hồn chỉnh, tác giả thu thập số liệu cụ thể như sau:

- Bước 1: Phiếu khảo sát nghiên cứu được in ra giấy, thơng qua sự giúp đỡ của phịng Tổ chức Hành chính và Trưởng các bộ phận chun mơn, sản xuất của Công ty để đến tay các cán bộ công nhân viên được hỏi và sau đó nhận lại bảng hỏi đã được trả lời từ các đáp viên.

Thời gian tiến hành từ ngày 25/01 đến 05/03/2021 Tổng số phiếu phát ra là 230 phiếu.

Tổng số phiếu thu về là 221 phiếu, trong đó số phiếu hợp lệ là 211 phiếu. - Bước 2: Tổng hợp bảng hỏi.

2.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu.

Phương pháp thống kê sử dụng mức có ý nghĩa α chọn trong đề tài này là 0,05 (α = 0,05). Số liệu thu thập được phân tích bằng phần mềm SPSS và Amos. Q trình phân tích phân tích dữ liệu được thực hiện qua các giai đoạn sau:

2.3.2.1.Thống kê mô tả.

Thống kê mô tả là các hệ số mơ tả ngắn gọn hay tóm tắt một tập dữ liệu nhất định, có thể là đại diện cho tồn bộ hoặc một mẫu của một tổng thể.

Thống kê mô tả giúp mô tả và hiểu được các tính chất của một bộ dữ liệu cụ thể bằng cách đưa ra các tóm tắt ngắn về mẫu (thơng qua tần số và tỷ lệ %), các thông số này được sử dụng để tóm tắt hoặc mơ tả các đặc điểm của một tập dữ liệu thu thập được.

2.3.2.2.Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha.

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), hệ số Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu; từ 0.8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt; từ 0.7 đến 0.8 là thang đo sử dụng được.

2.3.2.3.Phân tích nhân tố khám phá – EFA.

Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu:

- Tiếu chuẩn 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của kích thức mẫu khi phân tích yếu tố, theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) thì 0,5 ≤ KMO ≤ 1 .

- Tiêu chuẩn 2: Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0,050): Dùng để xem xét giả thuyết các biến khơng có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0,05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.

- Tiêu chuẩn 4: Các hệ số tải phân biệt - tức là các hệ số tải lớn hơn 0,5 chỉ tải lên duy nhất cho 1 yếu tố. Nếu tải lên cho 2 yếu tố thì hiệu số phải lớn hơn 0,3 và nó được xếp vào nhóm yếu tố có giá trị tuyệt đối của hệ số tải lớn hơn. Như vậy để kiểm tra tiêu chuẩn chênh lệch hệ số tải cho 2 nhóm lơn hơn 0,3 hay không ta nên xem xét hiển thị các hệ số hệ số tải lớn hơn 0,3 trên phần mềm.

- Tiêu chuẩn 5: Giá trị Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi yếu tố, chỉ có yếu tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mơ hình phân tích.

- Tiêu chuẩn 6: Phần trăm tổng phương sai trích > 50%. Giá trị này thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát.

2.3.2.4.Phân tích nhân tố khẳng định – CFA.

Phân tích nhân tố khẳng định là phương pháp nhằm xác định sự phù hợp của số liệu nghiên cứu với mơ hình lý thuyết. Trong mơ hình CFA, chỉ có những hệ số tải do những tác động từ biến ẩn đến biến đo lường mới được tính tốn, cịn các mối tác động khác khơng có trong lý thuyết sẽ được giả định là bằng 0.

Trong phân tích nhân tố khẳng định, ta phải xác định 5 thành phần: (1) các cấu trúc ẩn, (2) các biến đo lường hay cịn gọi là các “item” có liên quan đến từng cấu trúc ẩn tương ứng, (3) các hệ số tải, (4) mối liên quan giữa các cấu trúc ẩn, và (5) sai số cho từng biến đo lường (items).

Các cấu trúc ẩn được biểu diễn bằng hình ellip hoặc hình trịn, các biến đo lường được biểu diễn bằng hình vng hoặc chữ nhật. Do chỉ có mối quan hệ tương quan (correlational), được biểu diễn bằng mũi tên 2 đầu, cho nên các biến cấu trúc được gọi là biến độc lập ngoại sinh (exogenous). Mỗi biến đo lường đều có số dư, là phần mà biến cấu trúc khơng giải thích được sự biến thiên của biến đo lường.

Giá trị cấu trúc (Contruct Validity) được xác định như sau: - Ước lượng hệ số tải chuẩn hóa (standardized loading estimates) ≥ 0,5

- AVE (Average Variance Extracted) ≥ 0,5 để nói lên giá trị tương đồng (convergent validiy)

- Ước lượng AVE cho 2 yếu tố lớn hơn bình phương của tương quan giữa 2 yếu tố để nói lên giá trị phân biệt (discriminant validity)

- Hệ số tin cậy của cấu trúc (Construct reliability) ≥ 0,7 để nói lên sự tương thích nội tại (internal consistency).

2.3.2.5.Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính - SEM

• Đánh giá sự phù hợp (Assessing fit)

Sự phù hợp (fit) dùng để so sánh 2 ma trận đồng phương sai: ma trận phát sinh từ bộ số liệu nghiên cứu và ma trận phát sinh từ mơ hình. Kết quả của phân tích nhân tố khẳng định sẽ cho phép kiểm tra hoặc khắng định mơ hình lý thuyết là có giá trị.

• Ước lượng các tác động (path estimates)

Một trong những đánh giá quan trọng nhất về tính giá trị của cấu trúc (construct validity) là đánh giá mối tác động giữa cấu trúc và biến đo lường (item). Đó là hệ số tải (loading).

Hệ số tải ít nhất là 0,5 và tốt nhất là 0,7 trở lên. Hệ số tải đạt tới ngưỡng này cho thấy các biến đo lường có tương quan chặt chẽ với cấu trúc và là một biểu hiện của tính giá trị cấu trúc (construct validity). Ngồi ra, cũng phải xem xét ý nghĩa thống kê của mỗi hệ số ước lượng. Các ước lượng khơng có ý nghĩa thống kê có thể xem xét để loại bỏ. Ngược lại, một ước lượng có ý nghĩa thống kê khơng hẳn là một ước lượng tốt nếu nó khơng có giá trị từ 0,5 trở lên. Những hệ số tải thấp cũng có thể phải xem xét loại bỏ.

Ngồi ra, phân tích nhân tố khẳng định cịn hiển thị kết quả của bình phương đa tương quan (Squared multiple correlations) cho mỗi biến đo lường. Trong phân tích nhân tố khẳng định, giá trị này biểu thị mức độ mà cấu trúc có thể giải thích được cho biến đo lường đó. Nó cho biết biến đo lường đó phản ánh cấu trúc tốt như thế nào. Bình phương đa tương quan cịn được gọi bằng những tên khác như độ tin cậy của item (¡tem reliability), communality, hoặc phương sai trích xuất (variance extracted).

• Tính giá trị cấu trúc (Construct Validity)

Tính giá trị cấu trúc trong nội dung của nhân tố khẳng định gồm 4 thành phần: giá trị tương đồng (convergent validity), giá trị phân biệt (dicriminant validity), face validity, và nomological validity. Hai thành phần đầu tiên có ý nghĩa nhất.

- Giá trị tương đồng (Convergent validity)

Giá trị tương đồng có ý nghĩa rằng khi các biến đo lường cùng phản ảnh một cấu trúc thì chúng sẽ thể hiện các hệ số tương quan hoặc là phương sai lớn. Những yếu tố sau đây thể hiện giá trị tương đồng của các biến đo lường:

+ Hệ số tải (factor loading): Giá trị tương đồng cao đi kèm với hệ số tải cao. Hệ số này nên được chuẩn hố; có ý nghĩa thống kê, và giá trị ≥ 0,5, lý tưởng là 0,7 trở lên.

+ Phương sai trích xuất trung bình (Average Variance extracted - AVE):

AVE được tính bằng trung bình của tổng bình phương các hệ số tải: AVE nên có giá trị ≥ 0,5

+ Hệ số tin cậy (Reliability): Hệ số tin cậy cao cũng là biểu hiện của giá trị tương đồng. Giá trị của hệ số tin cậy từ 0,6 – 0,7 là chấp nhận được, nhưng lý tưởng là ≥ 0,7.

- Giá trị phân biệt (Discriminant validity).

Trong phân tích nhân tố khẳng định, giá trị phân biệt nói lên rằng cấu trúc này là thật sự khác biệt so với các cấu trúc khác. Giá trị phân biệt cao của một cấu trúc đồng nghĩa với các cấu trúc trong mơ hình là đúng và hợp lý. Để xem xét giá trị phân biệt, trong phân tích nhân tố khẳng định người ta có thể hợp nhất các cấu trúc rồi đánh giá mơ hình. Nếu hai mơ hình có sự khác biệt có ý nghĩa thì khẳng định giá trị phân biệt.

2.3.2.6.Kiểm định Bootstrap.

Kiểm định Bootstrap được tiến hành để kiểm tra lại mơ hình. Bootstrap là phương pháp lấy mẫu lại có thay thế trong đó mẫu ban đầu đóng vai trị đám đơng.

Kết quả ước lượng từ N mẫu được tính trung bình và giá trị này có xu hướng gần đến ước lượng của tổng thể. Khoảng chênh lệch giữa giá trị trung bình ước lượng bằng Bootstrap và ước lượng mơ hình với mẫu ban đầu càng nhỏ cho phép kết luận các ước lượng mơ hình có thể tin cậy được.

Trong nghiên cứu này, tác giả quyết định sử dụng phương pháp Bootstrap với số lượng mẫu lặp lại N = 200.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XỐP NHỰA HANEL.

3.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Hanel Xốp nhựa.

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.

Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Hanel xốp nhựa Tên tiếng Anh: Hanel Plastics Joint Stock Company

Địa chỉ: B15 Đường Công nghiệp số 6 Khu Công nghiệp Sài Đồng B - Quận Long Biên – thành phố Hà Nội.

Công ty cổ phần Hanel xốp nhựa được thành lập ngày 09/12/1994, là một trong những công ty cổ phần đầu tiên của Hà Nội.

Với thế mạnh là thiết bị hiện đại, công nghệ cao, lao động lành nghề, hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO, năm 2013, Công ty được chứng nhận Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhất Việt Nam.

Năm 2015, Công ty được chứng nhận Top 500 doanh nghiệp triển vọng xuất sắc nhất Việt Nam.

Năm 2016, Cơng ty đã hồn tất việc đưa cổ phiếu của công ty giao dịch trên thị trường UPCOM, ngày đăng ký giao dịch đầu tiên là ngày 20/12/2016.

3.1.2. Ngành nghề kinh doanh.

Công ty Hanel xốp nhựa là một trong những Công ty hàng đầu ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm xốp và nhựa kỹ thuật cao. Các sản phẩm của công ty chủ yếu phục vụ cho các ngành điện – điện tử gia dụng, đồ dùng trong lĩnh vực thực phẩm, xe máy… Khách hàng chính của Cơng ty gồm: Vietnam Airline, Canon, Panasonic, Brother, ToTo, Samsung, LG, Yamaha… nên đòi hỏi mức độ đáp ứng chất lượng của Công ty ở mức cao nhất về các chỉ tiêu kỹ thuật, an toàn vệ sinh - thực phẩm, an tồn RoSH.

3.1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh.

Tầm nhìn: “Với nỗ lực vươn lên khơng ngừng nghỉ, Hanel plastics luôn khẳng định vị thế là một công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp và sản xuất các sản phẩm xốp, nhựa. Đóng góp phát triển ngành cơng nghiệp hỗ trợ Việt Nam, hướng tới vươn ra thị trường quốc tế, trở thành một khâu trong chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu”.

Sứ mệnh: “Toàn thể cán bộ, cơng nhân viên Hanel plastics ln đồn kết, sáng tạo, đổi mới không ngừng nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, là nhà cung cấp tin cậy của mọi đối tác trong và ngồi nước. Xây dựng Cơng ty phát triển trên cơ sở vì một mơi trường bền vững, vì chất lượng cuộc sống và trách nhiệm với cộng đồng xã hội”.

3.1.4. Chính sách chất lượng và mơi trường.

Về chính sách chất lượng và mơi trường, Cơng ty đề ra ba mục tiêu chính, bao gồm:

- Hiểu rõ yêu cầu của khách hàng để cung cấp cho họ các sản phẩm và dịch vụ phù hợp.

- Không ngừng cải tiến, đổi mới nhằm nâng cao năng suất chất lượng, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, góp phần vào việc tái chế và giảm chất thải công nghiệp.

- Lãnh đạo công ty cam kết cung cấp đủ nguồn lực để hệ thống quản lý chất lượng và môi trường hoạt động đúng quy định của pháp luật; đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh

Cơng ty cũng cam kết về chính sách mơi trường: “Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ mơi trường nói chung và bảo vệ mơi trường trong doanh nghiệp nói riêng, Cơng ty Cổ phần Hanel Xốp nhựa không ngừng hướng tới áp dụng các giải pháp công nghệ xanh trong quá trình sản xuất cũng như xử lý chất thải. Với chúng tôi, bảo vệ môi trường luôn song hành cùng với kinh doanh sản xuất và điều đó làm nên sự phát triển bền vững của công ty”.

3.1.5. Cơ cấu tổ chức.

Cơ cấu tổ chức của Công ty được xây dựng theo mơ hình cơ cấu trực tuyến chức năng. Các mối quan hệ cộng tác quản lý thực hiện trực tiếp theo đường thẳng, khơng có sự chồng chéo giữa các khâu, các bộ phận. Mỗi bộ phận đều có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng vẫn có mối liên hệ mật thiết với nhau và cùng hướng tới mục tiêu chung của Cơng ty (khái qt ở hình 4.1).

Hình 4. 1. Cơ cấu tổ chức của Cơng ty

3.1.6. Tình hình hoạt động kinh doanh của Cơng ty.

Một phần của tài liệu Tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tới khả năng sinh lời ở Công ty cổ phần Hanel xốp nhựa – thực trạng và giải pháp. (Trang 53 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w