1.4.1. Các biến phản ánh TNXHDN.
Hillman và Keim (2001) cho rằng một cách tiếp cận chi tiết hơn để nghiên cứu mối quan hệ giữa TNXHDN và khả năng sinh lời là cần thiết và tập trung vào mối quan hệ giữa quản lý của các bên liên quan và khả năng sinh lời. Điều này được hỗ trợ bởi nhiều nhà lý thuyết gần đây xác định TNXHDN thơng qua lăng kính của lý thuyết các bên liên quan.
Theo Waddock và Graves (1997b), lý thuyết các bên liên quan thể hiện một nền tảng lý thuyết có tiềm năng mạnh mẽ cho lĩnh vực nghiên cứu TNXHDN. Waddock và Graves (1997b) tiếp tục lập luận rằng nếu TNXHDN được đánh đồng với chất lượng của các mối quan hệ chính của các bên liên quan, thì việc tập trung vào một nhóm các bên liên quan chính có liên quan trong việc nghiên cứu cấu trúc được xác định là khách hàng, nhân viên, cổ đông, môi trường sinh thái và cộng đồng địa phương.
Davenport (2000), trong nghiên cứu của mình để khám phá ý nghĩa của TNXHDN đã nhận thấy rằng TNXHDN được xác định bằng cách tham khảo các bên liên quan chính; nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư, cộng đồng rộng lớn hơn và môi trường tự nhiên. Carroll (2000) cũng xác định đây là các nhóm bên liên quan chính. Cooper và cộng sự (2001) nhận thấy rằng một nghiên cứu về các công ty được mơ tả là có cách tiếp cận các bên liên quan báo cáo rằng các bên liên quan chính của họ là cổ đông, khách hàng, nhân viên và môi trường.
Từ dẫn chứng của các chuyên gia nêu trên, các biến của TNXHDN cần khảo sát trong nghiên cứu này là:
- Nhân viên.
- Khách hàng.
- Nhà cung cấp.
- Cộng đồng, và:
- Môi trường.
1.4.2. Các biến phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Weber (2008) cho rằng hoạt động TNXHDN khơng tạo ra lợi ích trực tiếp cho việc thành cơng về mặt kinh tế, mà nó phải thơng qua lợi ích kinh doanh, bao gồm:
hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp; động lực, giữ chân và tuyển dụng nhân viên; tiết kiệm chi phí; tăng doanh thu từ doanh số bán hàng và thị phần cao hơn; quản lý và giảm thiểu rủi ro liên quan tới TNXHDN.
Fombrun và cộng sự (2000) cho rằng mối tương quan đơn giản giữa TNXHDN và khả năng sinh lời là khơng thể bởi vì TNXHDN tác động đến lợi nhuận thông qua các tuyến trung gian. Các tuyến trung gian này bao gồm “các lợi ích kinh
doanh” như: nâng cao hình ảnh và danh tiếng; tăng doanh số bán hàng và lòng
trung thành của khách hàng; tăng khả năng thu hút, tạo động lực và giữ chân nhân viên; tiết kiệm chi phí; và tăng khả năng tiếp cận vốn.
Theo nghiên cứu của Châu Thị Duyên và cộng sự (2014) chỉ ra rằng TNXHDN tác động trực tiếp đến khả năng sinh lời mà nó phải thơng qua các biến trung gian, như: Tiếp cận vốn; Thu hút, tạo động lực và giữ chân nhân viên; thu hút, lòng trung thành và giữ chân khách hàng; danh tiếng.
Từ cách tiếp cận trên, xác định được nhân tố trung gian là lợi ích kinh doanh với bốn biến cần quan sát trong đề tài nghiên cứu này là:
- Thu hút, tạo động lực và giữ chân nhân viên.
- Thu hút, lòng trung thành và giữ chân khách hàng.
- Danh tiếng.
Môi trường Tiếp cận
Thu hút, giữ chân nhân viên
Nhân viên
Khách hàng CSRBBFP
Nhà cung cấp
Cộng đồng Thu hút, giữ chân khách hàng Danh tiếng