Giai đoạn tiến hành kiểm toán BCTC

Một phần của tài liệu Thực trạng quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kế toán kiểm toán tư vấn việt nam (Trang 67 - 69)

GTLV <5620> Phác thảo hệ thống KSNB khoản mục TSCĐ.

Phải chú trọng hơn trong công tác soát xét GTLV của KTV, yêu cầu KTV phải thực hiện một cách nghiêm túc và trong GTLV phải trình bày đƣợc các vấn đề trọng yếu của khoản mục kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán, nhận thấy điểm bất thƣờng phải lƣu ý lại với ngƣời lập thƣ quản lý để có thể phản ánh đƣợc với khách hàng. Thực tế hiện nay khi kiểm toán KTV không có thời gian để thực hiện GTLV <**20> vì thế công ty nên sắp xếp lại chƣơng trình kiểm toán đƣa phần GTLV này ra cùng phần tìm hiểu KSNB trƣớc khi đi kiểm toán một phần thông qua các dữ liệu mà khách hàng cung cấp. Việc này sẽ giúp KTV có thời gian nhiều hơn để tìm hiểu về khách hàng.

Việc áp dụng thủ tục phân tích.

Thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục TSCĐ còn ít đƣợc sử dụng, tập trung

vào thủ tục phân tích xu hƣớng hơn phân tích tỷ suất. Để hoàn thiện và nâng cao quy trình phân tích đối với các khoản mục trên BCTC nói chung và TSCĐ nói riêng, KTV nên tăng thêm việc phân tích tỷ suất. Đối với khoản mục TSCĐ, KTV có thể sử dụng tỷ suất đầu tƣ và tỷ suất tự tài trợ để phân tích.

Tỷ suất đầu tƣ

đánh giá năng lực

hiện có của doanh nghiệp, mức độ trang bị máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh và công tác quản lý, tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp để có giá trị hợp lí riêng (ví dụ: với ngành thăm dò và khai thác dầu khí, tỷ suất bằng 0.9; với ngành công nghệ luyện kim, tỷ suất bằng 0.7; với ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thì tỷ suất bằng 0.1- 0.3 là hợp lý…). Tỷ suất đầu tƣ = TSCĐ và đầu tƣ dài hạn Tổng tài sản Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu TSCĐ và đầu tƣ dài hạn

Tỷ suất tự tài trợ cho biết nguồn vốn chủ sở hữu đƣợc dùng vào đầu tƣ TSCĐ và đầu tƣ dài hạn là bao nhiêu.

Ngoài ra, để thực hiện kiểm toán các khoản mục khác liên quan nhƣ: khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ… KTV có thể tính toán và phân tích một số tỷ suất sau: tỷ suất tổng chi phí khấu hao TSCĐ với tổng nguyên giá TSCĐ, tỷ suất sửa chữa lớn TSCĐ trên tổng nguyên giá TSCĐ… nhằm xác định có những sai lệch trong phản ánh chi phí sửa chữa lớn, phân biệt chi phí sửa chữa lớn loại nào đƣợc ghi tăng nguyên giá TSCĐ, loại nào đƣa trực tiếp vào các chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kì, thu hẹp phạm vi thủ tục kiểm tra chi tiết.

Bên cạnh đó, không nên chỉ thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn đầu khi thực hiện kiểm toán để phân tích biến động tăng giảm của khoản mục năm nay so với năm trƣớc mà KTV nên linh hoạt áp dụng thủ tục phân tích trong các giai đoạn khác của cuộc kiểm toán. Nhƣ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện thủ tục phân tích sẽ giúp việc xác định các vùng rủi ro kiểm toán hiệu quả và chính xác hơn. Còn trong giai đoạn soát xét tổng thể, kết thúc cuộc kiểm toán, quy trình phân tích sẽ giúp KTV khẳng định lại các kết luận có đƣợc trong suốt quá trình kiểm toán các tài khoản, khoản mục trên BCTC. Trên cơ sở đó, KTV đƣa ra các kết luận tổng quát về tính trung thực, hợp lý của toàn bộ BCTC xét trên các khía cạnh trọng yếu.

Thủ tục kiểm kê.

TSCĐ là khoản mục đặc biệt có giá trị rất lớn và có thời gian sử dụng lâu dài. Do vậy, kết quả kiểm toán TSCĐ là rất quan trọng, kết quả này không chỉ ảnh hƣởng trong một năm kiểm toán mà trong nhiều năm sau đó, trong suốt thời gian hữu dụng của TSCĐ. Để có thể kiểm toán chính xác, KTV cần phải có những hiểu biết sâu sắc về bản chất của TSCĐ. Trong điều kiện ngày nay, công nghệ khoa học kỹ thuật đang ngày càng phát triển, các trang thiết bị, máy móc ngày càng hiện đại và thƣờng xuyên đƣợc cải tiến, nâng cấp. Do đó, đối với một KTV, thật không dễ để vừa học tập, nâng cao chuyên môn, và vừa có thể cập nhật và có những am hiểu tƣờng tận, sâu sắc về mọi đặc tính của các TSCĐ (cả TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình) ở những khách hàng khác nhau, ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau.

Vì vậy, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của khoản mục TSCĐ với từng khách hàng cụ thể cần xem xét có sử dụng chuyên gia bên ngoài đối với TSCĐ hay không. Ngay trong giai đoạn tìm hiểu về khách hàng, KTV thực hiện cần phải xác định đƣợc mức độ phức tạp của cơ cấu và chủng loại TSCĐ để ra quyết định về việc sử dụng chuyên gia hay không. Nếu cần phải sử dụng, Công ty phải dự tính phí chuyên gia để tính toán mức phí kiểm toán phù hợp.

Đồng thời trong quá trình kiểm toán, KTV cũng phải đánh giá và tổng hợp ý kiến, tƣ liệu của chuyên gia thành kết quả kiểm toán, bởi KTV là ngƣời chịu trách nhiệm cuối cùng đối với kết quả cuộc kiểm toán chứ không phải là chuyên gia.

Các KTV nên cập nhập các quy định mới nhất của pháp luật về hƣớng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, tránh sử dụng các quy định cũ đã hết hiệu lực. Điều này sẽ làm giảm đi độ tin cậy của báo cáo kiểm toán, làm giảm hình ảnh của công ty trong mắt khách hàng.

GTLV của KTV có cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.

GTLV chỉ trình bày một loại ngôn ngữ, nếu khách hàng không yêu cầu thì sử dụng tiếng Việt cho cả GTLV, nếu khách hàng là ngƣời nƣớc ngoài và có yêu cầu thì sử dụng tiếng Anh trong việc trình bày GTLV.

3.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Đảm bảo việc hoàn thiện các hồ sơ kiểm toán sau khi kiểm toán. Không để xảy ra tình trạng nghỉ xả hơi mà quên mất công việc còn dang dở. Có thể để cho các KTV có thời gian để giảm bớt căng thẳng nhƣng không để đến kiểm toán năm sau mới nhắc lại. Sau khi hồ sơ đƣợc kiểm tra ở cấp độ nhóm cần nhanh chóng đƣợc soát xét bởi ban giám đốc nhằm nâng cao chất lƣợng kiểm toán và hạn chế rủi ro kiểm toán.

Một phần của tài liệu Thực trạng quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kế toán kiểm toán tư vấn việt nam (Trang 67 - 69)