1.2.3.1. Mục đích khảo sát
Tìm hiểu hiệu quả giáo dục dục tính TL cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động lao động ở trường mầm non Gia Cẩm.
1.2.3.2. Nội dung khảo sát
Chúng tôi khảo sát hiệu quả giáo dục tính TL cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động lao.
1.2.3.3. Mẫu khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát trẻ hoạt động lao động ở 3 lớp 5-6 tuổi thuộc ở trường mầm non Gia Cẩm - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ. Các cháu được khảo sát đều có sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ, có khả năng tham gia vào tất cả các hoạt động giáo dục dành cho trẻ 5-6 tuổi. Hiện nay các cháu đều được chăm sóc và giáo dục theo chương trình đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ 5-6 tuổi.
1.2.3.4. Cách tiến hành
Quan sát và ghi chép lại những biểu hiện của trẻ ở 2 lớp mẫu 5-6 tuổi ở một số trường mầm non Gia Cẩm - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ khi thực hiện dục tính TL thơng qua hoạt động lao động.
Sử dụng hệ thống các buổi lao động để đánh giá hiệu quả giáo dục tính TL giáo dục tính TL cho trẻ.
Sau khi thu thập được số liệu, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu và phân tích kết quả.
1.2.3.5. Tiêu chí và thang đánh giá a. Tiêu chí
Hiệu quả giáo dục tính TL 5-6 tuổi ở trường mầm non được chúng tôi đánh giá theo các TC sau:
+ Kiến thức:
Gọi được tên các hoạt động lao động
Lựa chọn đồ dùng phương tiện phù hợp trong lao động. Hiểu được ý nghĩa lao động.
Biết cách tiến hành trong lao động. + Kỹ năng:
Tự lập kế hoạch
Tự thực hiện nhiệm vụ lao động Tự kiểm tra đánh giá
Mang tính sáng tạo trong lao động
Rèn luyện tính cần cù chịu khó, thói quen lao động. + Thái độ:
Quyết tâm, tự tin thực hiện trong lao động
b. Cách đánh giá và thang đánh giá
Mỗi một TC được đánh giá theo 4 mức độ: + Mức độ 1: (tốt) (4 điểm)
Trẻ thường xuyên gọi được tên các hoạt động lao động, lựa chọn đồ dùng phương tiện phù hợp trong lao động, hiểu được ý nghĩa lao động, biết cách tiến hành trong lao động và trẻ biết tự lập kế hoạch, tự kiểm tra đánh giá kết quả làm được của mình và của bạn. Có biểu hiện sáng tạo, tự thực hiện ý định trong lao động rèn luyện tính cần cù chịu khó, thói quen lao động các thao tác lao động phù hợp nhiệm vụ lao động không nhờ vả người khác. Cuối cùng trẻ quyết tâm, tự tin và tích cực, chủ động, độc lập trong quá trình lao động.
+ Mức độ 2: (khá) (3 điểm)
Trẻ thường xuyên gọi được tên các hoạt động lao động, lựa chọn đồ dùng phương tiện phù hợp trong lao động, trẻ chưa hiểu được ý nghĩa lao động, biết cách tiến hành trong lao động và tự lập kế hoạch, tự kiểm tra đánh giá nhận xét kết quả làm được của mình và của bạn. Có biểu hiện sáng tạo, tự thực hiện ý định trong lao động rèn luyện tính cần cù chịu khó, thói quen lao động các thao tác lao động phù hợp nhiệm vụ lao động vẫn nhờ vả người khác. Cuối cùng trẻ quyết tâm, tự tin và tích cực, chủ động, độc lập trong quá trình lao động.
+ Mức độ 3: (TB) (2 điểm)
Trẻ thỉnh thoảng gọi được tên các hoạt động lao động, lựa chọn đồ dùng phương tiện phù hợp trong lao động, trẻ chưa hiểu được ý nghĩa lao động, biết cách tiến hành trong lao động và tự lập kế hoạch, tự kiểm tra đánh giá nhận xét kết quả làm được của mình và của bạn, tự nhận xét kết quả làm được của mình và của bạn. Khơng có biểu hiện sáng tạo, tự thực hiện ý định trong lao động rèn luyện tính cần cù chịu khó, thói quen lao động các thao tác lao động phù hợp
nhiệm vụ lao động vẫn nhờ vả người khác. Cuối cùng trẻ quyết tâm, tự tin nhưng chưa tích cực, chủ động, độc lập trong quá trình lao động.
+ Mức độ 4: (yếu) (1 điểm)
Trẻ không gọi được tên các hoạt động lao động, lựa chọn đồ dùng phương tiện phù hợp trong lao động, trẻ chưa hiểu được ý nghĩa lao động, trẻ chưa biết cách tiến hành trong lao động và chưa biết lập kế hoạch và kiểm tra đánh giá nhận xét kết quả làm được của mình và của bạn. chưa tự nhận xét kết quả làm được của mình và của bạn. Khơng có biểu hiện sáng tạo, tự thực hiện ý định trong lao động rèn luyện tính cần cù chịu khó, thói quen lao động các thao tác lao động phù hợp nhiệm vụ lao động vẫn nhờ vả người khác. Cuối cùng trẻ chưa quyết tâm, chưa tích cực, chủ động, độc lập trong quá trình lao động.
1.2.3.6. Kết quả khảo sát và phân tích kết quả khảo sát
Để tiến hành điều tra thực trạng mức độ biểu hiện tính TL của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động lao động ở trường mầm non, chúng tôi tiến hành quan sát để biết được mức độ biểu hiện tính TL của trẻ. Kết quả thu được như sau:
Bảng 1.5. Thực trạng biểu hiện mức độ biểu hiện tính TL của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động lao động ở trường mầm non
Lớp SL Mức độ biểu hiện Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 SL % SL % SL % SL % Lớp 5 tuổi A1 30 2 6,7 5 15,6 14 46,7 9 30,0 Lớp 5 tuổi A2 32 1 3,1 3 9,4 18 56,2 10 28,6 Lớp 5 tuổi A3 32 1 3,1 2 6,2 17 53,1 12 37,5
Kết quả khảo sát ở bảng 1.6 cho thấy: Biểu hiện tính TL của trẻ nhìn chung là thấp. Đại đa số trẻ còn biểu hiện TL ở mức độ trung bình (Chiếm từ 46,7 – 56,2%), số trẻ biểu hiện TL ở mức độ yếu cũng chiếm tỉ lệ khơng nhỏ (Từ 26,8 – 37,5%). Trong khi đó số trẻ đạt ở mức độ TL tốt không đáng kể (Từ 3,1 – 6,7%), số trẻ đạt ở mức độ khá là 6,2 – 15,6%. So sánh mức độ biểu hiện tính TL của trẻ ở 3 lớp cho
thấy sự chênh lệch là không đáng kể. Số trẻ đạt mức độ TL tốt và khá ở lớp 5 tuổi A1 cao hơn lớp 5 tuổi A2 và 5 tuổi A3. Vì đây là lớp chọn của nhà trường có cơ sở vật chất tốt, đội ngũ giáo viên có trình độ cao và chất lượng đầu vào cao. Điều đó chứng tỏ trong điều kiện giáo dục khác nhau thì kết quả giáo dục cũng khác nhau.
Quan sát khi trẻ lao động cho thấy, trẻ ít có biểu biện TL, rất thụ động trong quá trình lao động. Trẻ thiếu các kĩ năng cần thiết trong khi lao động nên trẻ thường làm theo sự gợi ý của cơ giáo. Trẻ ít có sáng kiến trong q trình lao động cũng như tìm kiếm phương tiện thay thế để thực hiện dự định lao động.
Một số trẻ lầm lũi lao động một mình, khơng có sự giao lưu giữa các nhóm, chưa tự lao động. Trẻ khơng tích cực thực hiện dự định lao động, thường hay nhờ sự giúp đỡ của cô giáo, nếu không sẽ d dàng bỏ cuộc.
Nguyên nhân của thực trạng trên là do vốn sống kinh nghiệm của trẻ còn rất nghèo nàn, đồ dùng còn thiếu. Hơn nữa trong quá trình lao động giáo viên chưa tạo ra các tình huống có vấn đề, chưa động viên, khuyến khích kịp thời những sáng kiến của trẻ, thường hay áp đặt trẻ lao động theo ý của giáo viên, dẫn đến tình trạng trẻ có thói quen thụ động chờ sự gợi ý, giúp đỡ của giáo viên, TL của trẻ biểu hiện trong quá trình lao động là chưa cao.
Tóm lại: Vấn đề giáo dục tính TL cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động lao động ở trường mầm non cịn rất hạn chế, chưa có định hướng rõ rệt, giáo viên chưa thật sự hiểu được một cách đúng đắn và đầy đủ sự cần thiết phải có biện pháp phát huy tính TL cho trẻ trong hoạt động lao động nên chưa thực hiện tốt công việc này. Trẻ chưa được giáo dục một cách khoa học nên chưa có thái độ, nhu cầu, thói quen TL trong q trình lao động.