Biện pháp 4: Tạo mối quan hệ hợp tác thân tình giữa cơ và trẻ để giáo dục tính TL cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động lao động

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động lao động (Trang 58 - 60)

Giáo viên cần phân công nhiệm vụ một cách hợp lý, trẻ có thể làm được với khả năng.

Giáo dục tính TL cho trẻ biết kiên nhẫn, thực hiện nhiệm vụ.

Lên kế hoạch cụ thể và thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra phù hợp với nội dung giáo dục tính TL cho trẻ, khơng ngừng học hỏi để nâng cao nhận thức và kĩ năng sư phạm.

2.2.4. Biện pháp 4: Tạo mối quan hệ hợp tác thân tình giữa cơ và trẻ để giáo dục tính TL cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động lao động dục tính TL cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động lao động

2.2.4.1. Ý nghĩa của biện pháp

Đây là biện pháp tưởng như đơn giản nhưng lại có vai trị quan trọng đối với trẻ nhỏ. Trong quá trình tổ chức cho trẻ lao động, nếu giáo viên tạo ra mối quan hệ thân tình giữa cô và trẻ, tạo ra trạng thái vui vẻ thoải mái về mặt tâm lí

sẽ giúp trẻ chủ động hơn trong việc lựa chọn hoạt động giao tiếp giữa giáo viên và các bạn. Chúng sẽ mạnh dạn hơn và có nhu cầu muốn thử sức, nhu cầu muốn khẳng định, thể hiện khả năng của bản thân, thể hiện khả năng của cá nhân, có tác dụng tốt đến việc hình thành tính TL cho trẻ.

2.2.4.2. Nội dung

Tạo ra mối quan hệ thân tình cởi mở, thể hiện ở giọng nói thiện cảm của cơ, sự ủng hộ tinh thần khi thất bại hoặc thành cơng đối với trẻ sẽ giúp trẻ tích cực hơn khi thực hiện ý tưởng lao động. Trong quá trình lao động, nếu trẻ thực hiện một thao tác, kĩ năng nào đó chưa thuần thục hoặc thực hiện một nhiệm vụ nào đó chưa thành cơng, giáo viên nên tỏ thái độ ân cần, động viên khuyến khích trẻ. Mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ là mối quan hệ tương tác, chia sẻ khơng mang tính áp đặt. Giáo viên là người cung cấp nguyên vật liệu để trẻ tự khám phá, tạo điều kiện để trẻ vận dụng kiến thức vào thực ti n. Giáo viên cần phải tin trẻ, yêu cầu trẻ phải tự nói, tự làm, phải biết ưu nhược điểm của trẻ từ đó tìm ra biện pháp giáo dục thích hợp. Trong q trình trẻ lao động nếu có khó khăn, giáo viên khơng giúp đỡ trẻ ngay cả khi trẻ cần mà cần phải gợi ý để trẻ tự tìm con đường giải quyết.

2.2.4.3. Cách tiến hành

Khi tổ chức cho trẻ lao động, giáo viên phải tôn trọng gần gũi trẻ. Giáo viên phải làm chủ trạng thái tình cảm của mình, kiềm chế, che giấu tâm trạng khi cần thiết; biết điều khiển, điều chỉnh di n biến tâm lí của mình. Trong q trình lao động, có rất nhiều tình huống xung đột xảy ra nếu giáo viên không biết tự kiềm chế, điều chỉnh di n biên tâm lí của mình d dẫn đến những hành động tiêu cực, cáu gắt, quát nạn trẻ… Điều này ảnh hưởng không tốt đến kết quả lao động của trẻ nói chung và tính TL nói riêng. Trẻ với trẻ phải biết giúp đỡ khia gặp khó khăn, gia đình và nhà trường cần phối hợp giúp trẻ hợp tác tốt hơn trong các hoạt động ở trường.

Ví dụ: Tổ chức cho trẻ tiết học tự mặc quần áo trước khi vào tiết dạy giáo viên tạo cho trẻ sự hứng thú, trạng thái vui vẻ thoải mái. Trong quá trình trẻ mặc áo sai giáo viên không cáu gắt, quát mắng trẻ nhưng không giúp đỡ trẻ ngay cả

khi trẻ cần mà cần phải gợi ý để trẻ tự tìm con đường giải quyết, giáo viên nên tỏ thái độ ân cần, động viên khuyến khích trẻ chú nhìn vào mắt trẻ, nở nụ cười với trẻ, gợi ý khi cần thiết.

Trẻ 5-6 tuổi rất vui thích khi giáo viên chú ý đến mình, nhằm tạo cho trẻ cảm giác thoải mái hứng thú lao động, chới hết mình, kích thích sự sáng tạo của trẻ, cùng với sự động viên khuyến khích trẻ nói lên ý tưởng lao động của mình thì giáo viên phải biết lắng nghe trẻ. Điều này được thể hiện ở hành vi hướng vào trẻ khi nói, chăm chú nhìn vào mắt trẻ, nở nụ cười với trẻ, đồng thời đưa ra lời tác động nhận xét, gợi ý khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động lao động (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)