Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 115 - 123)

9. Cấu trúc luận văn

3.4.4.Kết quả khảo nghiệm

Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định được thể hiện ở bảng 3.1 và 3.2

Bảng 3.1: Đánh giá của CBQL và GVMN về tính cấp thiết của các biện phấp đề xuất

Các biện pháp Mức độ cấp thiết Không cấp thiết Ít cấp thiết Tương đối cấp thiết Cấp thiết Rất cấp thiết ST % ST % ST % ST % ST % 1 0 0 0 0.0 0 0.0 27 23.5 88 76.5 4.77 2 0 0 0 0.0 0 0.0 39 33.9 76 66.1 4.66 3 0 0 0 0.0 0 0.0 42 36.5 73 63.5 4.63 4 0 0 0 0.0 0 0.0 47 40.9 68 59.1 4.59 5 0 0 0 0.0 0 0.0 48 41.7 67 58.3 4.58 6 0 0 0 0.0 0 0.0 28 24.3 87 75.7 4.76 Ghi chú:

1. Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho CBQL và GV mầm non về công tác bồi dưỡng chuyên môn

2. Kế hoạch hóa công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non 3. Chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non 4. Chú trọng đổi mới về phương pháp và hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

5. Xây dựng môi trường sư phạm, tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần cho công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

6. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

4.45 4.5 4.55 4.6 4.65 4.7 4.75 4.8 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 Tính cấp thiết

Biểu đồ 3.1: Tính cấp thiết của các biện pháp

Kết quả khảo nghiệm ở bảng 3.1 cho thấy, tất cả 6 biện pháp quản lý mà được đề xuất có 100% đánh giá từ cấp thiết đến rất cấp thiết. Trong đó biện pháp “Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho CBQL và GV mầm non về công tác bồi dưỡng chuyên môn” được đánh giá ở mức rất cấp thiết ở mức độ cao nhất 76,5%. Biện pháp “Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non” cũng được đánh giá rất cần thiết cao 75,7%. Điều này phù hợp với kết luận về vai trò quan trọng của nhận thức ở cá nhân và có thái độ và hành động tích cực để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ. Riêng biện pháp “Kế hoạch hóa công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non”; biện pháp “Chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non” và biện pháp “. Chú trọng đổi mới về phương pháp và hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non”;biện pháp “Xây dựng môi trường sư phạm, tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần cho công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non” tuy vẫn được đánh giá là rất cần thiết nhưng ở mức độ thấp hơn các biện pháp khác.

Thực tế từ trước đến nay, việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng nói chung, bồi dưỡng chuyên môn nói riêng cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định đã và đang diễn ra, song chất lượng đạt được chưa cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả trên nhưng nguyên nhân chủ yếu, cơ bản là công tác quản lý kiểm tra, đánh giá chưa tiến hành tốt. Vì vậy thường xuyên kiểm tra, đánh giá, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non trong thời gian tới là rất cần thiết. Như vậy, tất cả các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định mà được đề xuất có tỷ lệ số đồng tình cao về tính cấp thiết. Điều đó các biện pháp đề xuất là có cơ sở khoa học, sát với thực tiễn nhà trường góp phần giải quyết các mục đích nhiệm vụ của đề tài đặt ra.

Bảng 3.2: Đánh giá của CBQL và GVMN về tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Các biện pháp

Mức độ khả thi

Không khả thi

Ít khả thi Tương đối khả thi Khả thi Rất khả thi ST % ST % ST % ST % ST % 1 0 0 0 0.0 0 0.0 33 28.7 82 71.3 4.71 2 0 0 0 0.0 0 0.0 44 38.3 71 61.7 4.62 3 0 0 0 0.0 0 0.0 47 40.9 68 59.1 4.59 4 0 0 0 0.0 0 0.0 53 46.1 62 53.9 4.54 5 0 0 0 0.0 0 0.0 54 47.0 61 53.0 4.53 6 0 0 0 0.0 0 0.0 35 30.4 80 69.6 4.70 Ghi chú:

1. Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho CBQL và GV mầm non về công tác bồi dưỡng chuyên môn

2. Kế hoạch hóa công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non 3. Chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non 4. Chú trọng đổi mới về phương pháp và hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

6. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

4.4 4.45 4.5 4.55 4.6 4.65 4.7 4.75 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 Tính khả thi

Biểu đồ 3.2: Tính khả thi của các biện pháp

Kết quả khảo nghiện ở bảng 3.2 cho thấy tính khả thi của biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN ở mức khả thi cao thể hiện 100% ý kiến đánh giá từ khả thi đến rất khả thi và có ĐTB dao động từ (4,53 đến 4,71). Trong đó cao nhất là biện pháp “Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho CBQL và GV mầm non về công tác bồi dưỡng chuyên môn” 71,3% được đánh giá ở mức độ rất khả thi và ĐTB là (4,71). Xét trên thực tế đây chính là hoạt động mà các trường có thể thực hiện dễ nhất, thành công nhất. Bởi lẽ, nhà trường có đủ điều kiện về nguồn lực, con người, nguồn lực vật chất để thực hiện tốt nhiệm vụ này. Riêng biện pháp “Xây dựng môi trường sư phạm, tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần cho công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non” tuy được đánh giá ở mức độ là rất khả thi nhưng ở mức độ thấp 53,0% với ĐTB là

(4,53). Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non rất khả thi 69,6% với ĐTB (4,70) 4.4 4.45 4.5 4.55 4.6 4.65 4.7 4.75 4.8 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 Tính cấp thiết Tính khả thi

Biểu đồ 3.3: Tính cầp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Tổng hợp lại ta thấy rằng, các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng CM cho GVMN mà luận văn đề xuất vừa có tính cấp thiết, vừa có tính khả thi ở mức độ cao. Điều này chứng tỏ, sự đồng tình cao của CBQL và GV nhà trường về việc đưa những biện pháp này áp dụng thực hiện trong thực tiễn, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và của địa phương. Nếu được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Phòng GD&ĐT, Ban giám hiệu nhà trường, cùng với sự hưởng ứng nhiệt tình, tự giác của GV thì chắc chắn rằng các biện pháp sẽ góp phần nâng cao trình độ, CM cho giáo viên đảm bảo thúc đẩy được chất lượng ND-CS-GD trẻ.

Dựa vào kết quả trên có thể kết luận giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp có tính tương quan thuận và rất chặt chẽ, nghĩa là các biện pháp vừa cần thiết lại vừa khả thi cao. Các biện pháp đã đề xuất nếu được áp dụng vào thực tiễn sẽ góp phần thiết thực trong quản lý công tác bồi dưỡng

chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện Vân Canh hiện nay. Từ kết quả nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất 6 biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện Vân Canh.

Qua phân tích tổng thể, toàn diện và sâu sắc các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non cho thấy các biện pháp đảm báo tính khoa học, có sự kế thừa và phát triển, đúng mục tiêu phát triển giáo dục mầm non, thể hiện tính toàn diện và thực tiễn nên đảm bảo tính khả thi cao. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của hiệu trưởng, hiệu phó một số trường mầm non trên địa bàn về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đề xuất là rất cấp thiết và có tính khả thi cao. Chứng tỏ các biện pháp đã đề xuất là phù hợp với thực tiễn, nếu tổ chức thực hiện hợp lý sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực trong quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện Vân Canh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non huyện Vân Canh.

Tiểu kết chƣơng 3

Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Vân Canh có tầm quan trọng rất lớn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Yêu cầu đó đòi hỏi người cán bộ quản lý trường mầm non phải có phâm chất chính trị tốt, có năng lực chuyên môn vững vàng, là người quản lý giỏi, nắm vững nghiệp vụ quản lý giáo dục, năng động sáng tạo trong công tác quản lý, trong đó có công tác tổ chức đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

Xuất phát từ quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Vân Canh. Qua thăm dò ý kiến và đặc biệt để đáp ứng yêu cầu tổ chức tốt việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn, chúng tôi đề xuất 6 giải pháp:

- Giải pháp 1. Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho CBQL và GV mầm non về công tác bồi dưỡng chuyên môn

- Giải pháp 2. Kế hoạch hóa công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non

- Giải pháp 3. Chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

- Giải pháp 4. Chú trọng đổi mới về phương pháp và hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

- Giải pháp 5. Xây dựng môi trường sư phạm, tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần cho công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

- Giải pháp 6. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

Tác giả đã tiến hành thăm dò các giải pháp đã đề xuất, thống kê, xử lý, tổng hợp kết quả thăm dò và khẳng định giá trị thực tiễn của nội dung đề tài đã nghiên cứu.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non là công việc hết sức cần thiết, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên vì đội ngũ giáo viên là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng GDMN.

Ngày nay, trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xu thế đổi mới giáo dục đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao về phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người GV nói chung, GVMN nói riêng. Chính vì vậy, công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non luôn được quan tâm đúng mức đế đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng đội ngũ GV trong giai đoạn hiện nay. Làm tốt công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN, chắc chắn đội ngũ giáo viên mầm non sẽ có một trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, tự tin hơn trong công việc của mình.

1.1. Về lý luận

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các tài liệu lý luận trong và ngoài nước về quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định, các khái niệm cơ bản đã được hệ thống hóa: Bồi dưỡng, công tác bồi dưỡng chuyên môn, năng lực quản lý, quản lý giáo dục, quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn của GVMN, đề tài luận văn đi sâu phân tích các nội dung quản lý công tác BDCM cho GVMN bao gồm: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho CBQL và GV mầm non; tổ chức lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức; kế hoạch hóa các phương pháp; kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng, Xây dựng môi trường sư phạm và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác bồi dưỡng CM cho giáo viên mầm non.

1.2. Về thực tiễn

trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định, chúng tôi nhận thấy về công tác này được Phòng GD&ĐT, các trường mầm non triển khai thực hiện và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót, bất cập như: Nhận thức của CBQL và GVMN về hoạt động này chưa được nâng cao; cách thức kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chưa phát huy tính tích cực chủ động của người học,

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng CM cho GVMN huyện Vân Canh. Đề tài luận văn đưa ra 6 biện pháp quản lý công tác BDCM cho giáo viên của các trường mầm non trong thời gian sắp tới. Những biện pháp này cũng được tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi trong việc triển khai thực hiện công tác bồi dưỡng CM cho GVMN. Kết quả là tất cả các biện pháp đề xuất đều nhận được sự đồng thuận rất cao của CBQL và GVMN.

Quản lý giáo dục nói chung, quản lý công tác BDCM cho GVMN nói riêng là một hệ thống công việc được vận hành trong mối quan hệ hữu cơ theo quy định chặt chẽ. Do vậy, việc tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý phải tiến hành đồng bộ và nhất quán. Khi thực hiện các biện pháp nào đó luôn phải đặt trong sự cho phối và bao giờ cũng phải hướng tới hỗ trợ cho việc thực hiện các biện pháp khác. Nếu độc lập hóa việc thực hiện bất kỳ một biện pháp nào đó thì chẳng những không có ý nghĩa tăng cường quản lý mà còn khó lòng đem lại kết quả cho chính biện pháp đó.

2. Khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 115 - 123)