Quản lý nội dung chương trình bồidưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 40 - 43)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Quản lý nội dung chương trình bồidưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm

độ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. Quản lý BDCM cho giáo viên mầm non hiệu trưởng phải xây dựng được mục tiêu cụ thể của từng đợt bồi dưỡng và tổ chức thực hiện mục tiêu bồi dưỡng đã xác định.

Trên cơ sở mục tiêu bồi dưỡng đã xác định, hiệu trưởng cần xây dựng, lựa chọn các nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng. Hình thức và phương pháp BDCM cho giáo viên mầm non phải hết sức linh hoạt, phù hợp với nội dung, với trình độ của giáo viên, lôi cuốn, hấp dẫn giáo viên, để họ tích cực tham gia vào các hoạt động bồi dưỡng.

Quản lý BDCM cho giáo viên các trường mầm non là nhằm bảo đảm cho các hoạt động diễn ra đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng và hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng trình độ và năng lực chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non.

+ Củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho giáo viên

+ Giúp giáo viên đáp ứng chuẩn ngạch giáo viên mầm non. + Nâng cao trình độ trên chuẩn cho giáo viên mầm non.

+ Nâng cao ý thức, khả năng tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên. + Nâng cao thái độ đúng đắn đối với nghề sư phạm.

Mục tiêu của hoạt động BDCM cho giáo viên các trường mầm non là giúp cho giáo viên nắm được kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm. Do vậy, quản lý mục tiêu hoạt động BDCM cho giáo viên là quá trình hiệu trưởng quản lý việc xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu; Quản lý quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện mục tiêu; Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nhằm đạt được kết quả cao.

1.4.2. Quản lý nội dung chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non mầm non

Quản lý nội dung chương trình GDMN là thực hiện các chức năng quản lý như: Lựa chọn nội dung, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh

giá nhằm đảm bảo việc thực hiện chương trình ND-CS-GD trẻ đúng quy định góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Theo thông tư Số: 52/2020/TT-BGDĐT về việc ban hành Điều lệ trường mầm non quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng. Hiệu trưởng nhà trường là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng ND-CS-GD trẻ em của nhà trường[6]

Để quản lý tốt nội dung chương trình BDCM cho giáo viên mầm non Hiệu trưởng cần:

+ Lựa chọn nội dung chương trình: Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, nội dung BDCM cho giáo viên mầm non theo Thông tư số 51/2020/TT- BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT [5]. Thực hiện chương trình BDCM cho giáo viên mầm non là một trong những nội dung thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu của trường mầm non. Hiệu trưởng phải nắm vững và tổ chức hướng dẫn cho GV nghiên cứu để nắm vững chương trình, mục tiêu giáo dục của cấp học. Hiệu trưởng phải quản lý giáo viên từ khâu lên kế hoạch, nghiên cứu bài giảng, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm để đảm bảo việc thực hiện dạy đúng, dạy đủ chương trình.

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình GDMN: Kế hoạch quản lý thực hiện chương trình GDMN là một loại kế hoạch trong hoạt động quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu hoạt động của cô và trẻ trong việc thực hiện chương trình GDMN. Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên xây dựng kế hoạch BDCM theo phân phối chương trình, theo kế hoạch giáo viên đã xây dựng ngay từ đầu năm học.

+ Có kế hoạch chỉ đạo chuyên sâu từng vấn đề và nên tập trung vào những vấn đề khó, vấn đề còn hạn chế của nhiều giáo viên hoặc vấn đề mới nhằm tạo ra sự chuyển biến chất lượng về vấn đề đó. Tổ chức kiến tập, dự giờ, trao đổi kinh nghiêm trong sinh hoạt chuyên môn một cách thường xuyên là rất cần thiết, để giáo viên có cơ hội học tập lẫn nhau và giúp đỡ lẫn nhau.

Xây dựng đội ngũ giáo viên làm nòng cốt cho việc nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục trẻ.

+ Tổ chức triển khai thực hiện chương trình GDMN: Là thực hiện chức năng quản lý về các hoạt động, thành lập tổ chức, sắp xếp bộ máy, tiếp nhận và phân bổ các nguồn lực, đặc biệt là nhân lực.

+ Chỉ đạo việc thực hiện chương trình GDMN: Để hiện thực hóa các mục tiêu, chức năng chỉ đạo được xác định từ việc điều chỉnh và hướng dẫn các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu có chất lượng và hiệu quả.

+ Phối hợp cùng Phó Hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn thực hiện việc theo dõi nắm tình hình thực hiện hàng ngày của giáo viên. Kịp thời nắm bắt và điều chỉnh đưa ra các biện pháp nhằm quản lý tốt hoạt động BDCM của giáo viên. Kiểm tra và duyệt hồ sơ, sổ sách: Giáo án, sổ dựgiờ để nắm tình hình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên hàng ngày. Theo dõi và tìm ra các biện pháp nhằm quản lý tốt việc BDCM cho giáo viên

+ Khuyến khích giáo viên lựa chọn nội dung phù hợp, xây dựng kế hoạch BD theo từng giai đoạn. Khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học, sử dụng linh hoạt các tiện ích, phần mềm, tư liệu, hình ảnh để nâng cao hiệuquả hoạt động BDCM môn tại đơn vị.

+ Tổ chức tốt các chuyên đề, hội thi trong nhà trường, có động viên khen thưởng kịp thời, tạo động lực để GV học hỏi nâng cao trình độ, rèn luyện năng lực sư phạm và phẩm chất nghề trong quá trình công tác. Khuyến khích GV tham gia nghiên cứu tài liệu và viết sáng kiến trong dạy học theo năm học. Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất, thăm lớp dự giờ và nắm chắc tình hình thực hiện chế độ sinh hoạt, thực hiện chương trình của GV để kịp thời uốn nắn những lệch lạc, thiếu sót và có biện pháp chỉ đạo sát thực có hiệu quả.

+ Quản lý kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình GDMN: Bao gồm tất cả các hoạt động mà người quản lý và người thực hiện đã thực hiện để thu thập thông tin về các hoạt động chuyên môn của nhà trường. Qua đó

xác định những gì thực hiện được, mức độ thực hiện và kết quả thực hiện, đồng thời dự báo để điều chỉnh quá trình thực hiện kế hoạch.

+ Ban lãnh đạo nhà trường phải xây dựng chính sách khuyến khích GV thựchiện tốt hoạt động BDCM như tuyên dương, khen thưởng kịp thời các tổ khối, cá nhân tham gia thực hiện tích cực, đạt hiệu quả. Uốn nắn, kỷ luật những thành phần không cầu thị, không thực hiện cam kết hoặc đạt hiệu quả chưa cao, có biện pháp xử lý GV không thực hiện nội dung chương trình theo đúng kế hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 40 - 43)