Chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình bồidưỡng chuyên môn cho giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 99 - 101)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình bồidưỡng chuyên môn cho giáo

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Đổi mới quản lý xây dựng chương trình hoạt động bồi dưỡng nhằm xác định mục tiêu, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp, đáp ứng nhu cầu của người học và sự đổi mới của GDMN. Từ đó khắc phục tình trạng dàn tải, thiếu trọng tâm, mang tính hình thức và chưa đáp ứng nhu cầu của

giáo viên mong đợi. Đổi mới chương trình hoạt động bồi dưỡng chuyên môn là một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trong các trường mầm non.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, tìm hiểu những yêu cầu mà giáo viên cần phải được BD hiện nay: Người giáo viên là những người hiểu bản thân mình và biết mình có những ưu điểm, hạn chế gì và những gì cần bồi dưỡng thêm. Do vậy, chỉ có người giáo viên mới có thể đưa ra những ý kiến, nhận định và đề xuất những nội dung BD. Có thể xác định qua nhiều hình thức như: Qua trao đổi trực tiếp, qua hộp tổ, trường, qua phiếu khảo sát lấy ý kiến, qua hệ thống bài tập, câu hỏi, tình huống,

Hệ thống lại những nội dung BD trọng tâm trong những năm học gần đây mà nhà trường đã thực hiện: Việc thống kê này góp phần xác định được hệ thống những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà giáo viên bồi dưỡng qua các năm học, xem xét lại tính phù hợp và cần thiết của những nội dung bồi dưỡng này. Hệ thống cần theo chủ đề và có sự thống nhất của tập thể giáo viên. Nghiên cứu, tìm hiểu và học hỏi những nội dung BD giáo viên theo hướng mới, hiện đại từ trường bạn, từ những người có kinh nghiệm, Gắn lý thuyết với thực hành, chia sẻ kinh nghiệm, kết hợp nghe giảng, trao đổi, thảo luận; Phát huy hình thức tự bồi dưỡng, chú trọng sử dụng các thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học.

Nhà trường đổi mới quản lý xây dựng nội dung và thiết kế chương trình bồi dưỡng giáo viên theo định hướng phát triển năng lực người học, phù hợp với điều kiện nhà trường và đặc điểm tình hình đội ngũ giáo viên.

Chọn lựa nội dung chương trình tăng cường tính thực hành trong hoạt động bồi dưỡng để từ đó giáo viên biết cách áp dụng trong công tác giảng dạy; tăng cường những nội dung trải nghiệm, sáng tạo, phát huy tính chủ động của người học; tăng cường thực hiện các nội dung bồi dưỡng giáo viên theo xu hướng dạy học mới: Dạy học tích cực, trải nghiệm sáng tạo, kỹ năng sống,

Khuyến khích giáo viên nâng chuẩn trình độ được đào tạo: Tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng chuẩn trình độ tổng thể chung của nhà trường, khuyến khích giáo viên đi học tin học, ngoại ngữ, tham gia các khóa học, hoặc nhà trường mời các báo cáo viên về trình bày tại trường.

Nhà trường phải đưa ra tập thể hội đồng thống nhất. Đổi mới quản lý xây dựng nội dung bồi dưỡng CM cho GVMN góp phần làm cho hoạt động ngày càng đầy đủ, đa dạng, tạo hứng thú về tính mới và thiết thực cho giáo viên khi tham gia bồi dưỡng.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Căn cứ vào trình độ đào tạo, nhu cầu học tập và mong muốn nâng cao năng lực của giáo viên đề ra nội dung, chương trình bồi dưỡng cho phù hợp. Đảm bảo tính tiên tục, hệ thống và trách nhiệm nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên thông qua nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng. Đội ngũ CBQL và GV phải đồng lòng thống nhất đảm bảo việc đổi mới đúng, đủ và mang lại hiệu quả thiết thực. Để từ đó cùng nhau đoàn kết làm tốt và có hiệu quả trong hoạt động bồi dưỡng CM cho GVMN.

CBQL trường mầm non phải nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cấp trên, thông qua các thông tư, chỉ thị, nghị quyết. Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng nhằm nâng cao NLSP cho GVMN tại đơn vị mình. Cách thực hiện phải cụ thể, sát với tình hình của đơn vị.

Liên kết được các tổ chức, cá nhân, đảm bảo nội dung bồi dưỡng vừa mới, vừa thiết thực và hứng thú với người học.

3.2.4. Chú trọng đổi mới về phương pháp và hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 99 - 101)