Kiểm tra, đánh giá công tác bồidưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 48)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.6. Kiểm tra, đánh giá công tác bồidưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm

Trong bất kỳ hoạt động QL nào cũng không thể thiếu được khâu kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV theo Chuẩn nên tiến hành ở tất cả các khâu như: Lập kế hoạch BD có tính khả thi, phù hợp với thực trạng và đáp ứng nhu cầu của GV không? Nội dung BD có phù hợp với thực trạng và đáp ứng nhu cầu của GV không? Cách thức tổ chức tiến hành BD như thế nào để có hiệu quả? Chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động BD có thỏa đáng không? Có tiến hành đánh giá GVMN theo Chuẩn hàng năm không? Sử dụng kết quả đó để làm gì ?

Để đánh giá được kết quả BD thì cần có hoạt động kiểm tra trong quá trình tổ chức BD. Hoạt động kiểm tra sẽ giúp cho các cấp QLGD theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động, từ đó sẽ có những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết.

Kiểm tra cần thực hiện các nội dung sau:

-Thu thập thông tin phản hồi. Chỉ có kiểm tra mới có được những thông tin phản hồi đáng tin cậy. Việc xử lý đúng đắn các thông tin giúp cho người quản lý tác động kịp thời vào các tổ chức, điều chỉnh mục tiêu và ra quyết định cho chu trình quản lý mới.

-Phát hiện được thực hiện tiếp nối quá trình đánh giá, bao gồm phát hiện những yếu tố tích cực, những kinh nghiệm tốt và những lệch lạc trong hoạt động thực tiễn, đo chính xác mức độ sai lệch và xác định nguyên nhân sai lệch.

-Điều chỉnh: phát huy thành tích; uốn nắn sửa chữa những lệch lạc; xử lý những vi phạm.

+ Các hình thức kiểm tra:

. Kiểm tra đột xuất; Kiểm tra định kỳ . Kiểm tra chuyên đề

. Kiểm tra trực tiếp; Kiểm tra gián tiếp . Kiểm tra toàn bộ; Kiểm tra có lựa chọn

Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá HĐ bồi dưỡng GV, cần kiểm tra số lượng và đối tượng tham gia BD. Kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch, nội dung, hình thức, điều kiện tổ chức và tính hiệu quả của HĐ này. Sau đó tiến hành đánh giá kết quả của hoạt động BD trên cơ sở đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra, từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp để cải thiện thực trạng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng GV. Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV không thể thiếu các hoạt động sau đây:

Kiểm tra việc nhận thức tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành quy chế của Ngành, quy định của đơn vị; việc chấp hành kỷ luật lao động là một hoạt động được thực hiện thường xuyên trong năm học nhằm nâng cao Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kểt; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ đối với nhân dân và người học ...

-Kiểm tra đánh giá kết quả sau khi bồi dưỡng thông qua dự giờ các hoạt động CS-GD trẻ và qua các hội thi. Kết quả này là một trong những kênh phản ánh thực tế kết quả sau khi bồi dưỡng. Thông qua những kết quả này, các cấp QLGD sẽ biết được GV nào đã ứng dụng tốt những kiến thức được bồi dưỡng vào giảng dạy, từ đó có những điều chỉnh, uốn nắn kịp thời nhằm làm cho hoạt động bồi dưỡng ngày càng có hiệu quả thiết thực hơn.

- Kiểm tra sau mỗi đợt BD tập trung, kết quả bồi dưỡng thường xuyên, đối chiếu với mục tiêu bồi dưỡng ban đầu. Kiểm tra chất lượng thực hiện hoạt động thanh tra sư phạm nhà giáo, dự giờ, thực hiện chuyên đề, viết sáng kiến của giáo viên, hiệu quả thực hiện các hội thi, hoạt động phong trào, cách đánh giá kết quả sáng kiến Nhà QLGD có thể cơ bản nắm được hoạt động tự bồi dưỡng của GV thông qua kết quả các tiết dự giờ, thao giảng, các sáng kiến .

Do đó, việc kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên cần thực hiện được các nội dung:

dưỡng chuyên môn;

+ Qui định tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động BD chuyên môn; + Phối hợp các lực lượng có liên quan trong đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn;

+ Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt BDCM cho GV; + Xử lý các giáo viên không đạt yêu cầu sau bồi dưỡng chuyên môn.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý công tác bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên

1.5.1. Các yếu tố khách quan

Chủ trương, chính sách của nhà nước đối với GVMN: Sự phát triển GD sẽ góp phần phát triển đất nước, bởi nó tạo ra nguồn nhân lực chất lượng ở tất các lĩnh vực trong xã hội. Sự phát triển GD phụ thuộc rất nhiều vào chủ trương, đường lối lãnh đạo của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam GD được coi là “Quốc sách hàng đầu” để đáp ứng yêu cầu quốc tế hóa hiện nay. Như vậy phát triển GD nói chung, sự phát triển đội ngũ GVMN nói riêng chịu sự tác động của cơ chế chính sách nhà nước ban hành.

Sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ đây là những điều kiện và cũng là những yêu cầu của sự phát triển nguồn nhân lực. Kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ là yếu tố hỗ trợ để việc bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN được thuận lợi, đồng thời đây cũng là những cơ sở để nhà trường đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng ngược lại yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ tại địa phương mình.

CSVC, trang thiết bị, tài liệu, kinh phí, thời lượng dành cho công tác BDCM giáo viên, đây là những điều kiện giúp cho công tác BDCM cho GVMN diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Ngược lại, nếu CSVC không đảm bảo, kinh phí không đáp ứng thì sẽ làm giảm hiệu quả công tác bồi dưỡng.

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

Yếu tố nhận thức của CBQL, giáo viên về công tác BDCM cho giáo viên. Đây là yếu tố có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công

tác chuyên môn cho giáo viên. Khi mỗi nhà quản lý và giáo viên có ý thức nâng cao chuyên môn cho chính bản thân mình.

Yếu tố năng lực thực hiện các chức năng quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN của Ban giám hiệu nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường là lực lượng giữa vai trò quyết định trong việc xác định mục tiêu và cách thức tổ chức các hoạt động BDCM cho GVMN, định hướng cách phát triển chuyên môn cho GVMN đi đúng hướng.

Yếu tố năng lực báo cáo của đội ngũ báo cáo viên, khả năng xây dựng nội dung bồi dưỡng, kỹ năng trình bày, báo cáo trước tập thể, nội dung và cách thức đánh giá sau bồi dưỡng Người báo cáo viên phải là người đi đầu trong các công tác bồi dưỡng phải thực hiện lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực của người học và thu hút người học vào các HĐ của mình thì mới thay đổi nhận thức và hành động của giáo viên.

Yếu tố bồi dưỡng chuyên môn hiện có của đội ngũ GVMN tại các trường. Tính tự giác, chủ động, khả năng tự học của giáo viên. Nếu đội ngũ giáo viên nhà trường đồng đều về năng lực thì việc xây dựng các nội dung bồi dưỡng sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, chuyên môn của đội ngũ giáo viên ở các trường vẫn có sự chênh lệch về trình độ khả năng tự học, tự phấn đấu vươn lên nhất là xét theo khía cạnh độ tuổi và thâm niên công tác. Do đó, việc phát huy bồi dưỡng theo nhóm, tổ hoặc tự bồi dưỡng sẽ là một biện pháp tốt cho tình trạng này.

Yếu tố phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường. Đây là yếu tố tạo nên sự gắn kết giữa các HĐ của HĐ bồi dưỡng, sự đồng lòng luôn tạo nên sức mạnh, giúp cho các HĐ bồi dưỡng diễn ra nhịp nhàn và hiệu quả.

Tiểu kết chƣơng 1

Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chiến lược phát triển giáo dục. Trong nhà trường đội ngũ GV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Muốn có được đội ngũ GV vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, người CBQL phải luôn luôn có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV về rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, BDCM nghiệp vụ, nâng cao khả năng sư phạm. Người CBQL phải có trách nhiệm BDCM, nghiệp vụ cho giáo viên mầm non. Hơn nữa loại hình GDMN là loại hình giáo dục tự nguyện không bắt buộc. Vì vậy, để thu hút trẻ tới trường mầm non, các hoạt động giáo dục trong nhà trường phải có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, giúp trẻ phát triển về mọi mặt như trí tuệ, thể lực. Việc Quản lý công tác BDCM cho GV ở các trường sẽ giúp GV nâng cao trình độ nhận thức, kĩ năng sư phạm, phát huy được những mặt tích cực khắc phục những tồn tại, yếu kém góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường đáp ứng nhu cầu thời đại.

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON

HUYỆN VÂN CANH, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng

2.1.1. Quá trình khảo sát

Tìm hiểu, đánh giá thực trạng về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, các điều kiện hỗ trợ bồi dưỡng; thực trạng về quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, các điều kiện hỗ trợ bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.

Nghiên cứu, phân tích và đánh giá qua số liệu đã điều tra thực trạng. Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Đề tài luận văn tập trung khảo sát các nội dung như sau:

Thứ nhất, tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.

Thực trạng về mục tiêu của công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non

Thực trạng về nội dung công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non

Thực trạng về hình thức công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non

Thực trạng về phương pháp công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non

Thực trạng về các điều kiện hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non

dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Gồm những nội dung sau:

Thực trạng quản lý mục tiêu chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định Thực trạng quản lý nội dung chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

Thực trạng quản lý phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

Thực trạng quản lý các hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

Thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

2.1.3. Đối tượng khách thể khảo sát

Đối tượng khảo sát là CBQL và GVMN. Cụ thể là 16 CBQL và 99 GVMN đang tham gia công tác ở các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.

2.1.4. Phương pháp khảo sát

- Sử dụng phương pháp khảo sát chủ yếu bằng phiếu hỏi để thu thập ý kiến về thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động BDCM cho GVMN.

- Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp phỏng vấn được thực hiện với các đối tượng là CBQLvà giáo viên các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định nhằm bổ sung thêm kết quả thu được từ việc điều tra.

- Sau khi thu lại phiếu khảo sát tiến hành thống kê và xử lý các số liệu thu được, tiến hành phân tích, so sánh, xây dựng các bảng biểu phục vụ cho việc nghiên cứu.

- Mức đánh giá các phiếu khảo sát theo thang điểm bậc 5 + Mức 1= 5 điểm: Tốt/ Rất cần thiết/ Rất thường xuyên + Mức 2= 4 điểm: Khá/ Cần thiết/ Thường xuyên

+ Mức 3= 3 điểm: Trung bình/ Tương đối cần thiết/ Tương đối thường xuyên

+ Mức 4= 2 điểm: Yếu/ ít cần thiết/ ít thường xuyên

+ Mức 5= 1 điểm: Kém/ Không cần thiết/ Không thường xuyên - Đồng thời đưa ra quy ước thang điểm như sau:

+ Từ 4,2 đến 5: Tốt/ Rất cần thiết/ Rất thường xuyên + Từ 3,4 đến 4,2: Khá/ Cần thiết/ Thường xuyên

+ Từ 2,6 đến 3,4: Trung bình/ Tương đối cần thiết/ Tương đối thường xuyên + Từ 1,8 đến 2,6: Yếu/ ít cần thiết/ ít thường xuyên

+ Từ 1 đến 1,8: Kém/ Không cần thiết/ Không thường xuyên + Tỉ lệ % + Trung bình cộng: 1 1 2 2 ... n n n x n x n x X N     Trong đó: N = n1+ n2 + +nn x: điểm số của các mức độ

n: số lượng phiếu chọn ở mỗi mức độ

2.2. Khái quát chung về Tình hình phát triển kinh tế- xã hội và giáo dục huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

2.2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội

Vân Canh là một huyện miền núi, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bình Định. Huyện có 7 đơn vị hành chính cấp xã gồm 6 xã: Canh Vinh, Canh Hiển, Canh Hiệp, Canh Thuận, Canh Hoà, Canh Liên và thị trấn Vân Canh. Phía Nam giáp huyện Đồng Xuân, Phú Yên, Đông Nam giáp thị xã Sông Cầu, Phú Yên, phía Bắc giáp thị xã An Nhơn và huyện Tây Sơn, phía Đông giáp thành

phố Quy Nhơn, Đông Bắc giáp huyện Tuy Phước, phía Tây giáp huyện Kông Chro, Gia Lai.Vân Canh cách không xa Quốc lộ 1A, gần ga Diêu Trì. Từ Vân Canh, xuống Cảng Quy Nhơn, hoặc ngược lên đường 19, đến vùng đất Tây Nguyên đều rất thuận tiện. Đặc biệt, tỉnh lộ ĐT 638 từ thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước lên Vân Canh có thể đi thẳng tới tỉnh Phú Yên. Hàng hóa từ Vân Canh ra Bắc, vào Nam, hay ngược lên Tây Nguyên đều thuận lợi và ngược lại.

Huyện Vân Canh Có 3 dân tộc cùng chung sống là dân tộc Chăm, dân tộc Kinh và dân tộc Ba Na. Dân tộc Chăm tập trung chủ yếu ở xã Canh Hoà, dân tộc Ba Na tập trung ở các xã Canh Thuận, Canh Liên, Canh Hiệp với dân số chiếm trên 40% so với tổng dân số. Người Chăm (Chăm Hroi) ở Vân Canh có quan hệ mật thiết và có quá trình phát triển vừa chung vừa riêng rất đáng được chú ư trong cộng đồng người Chăm trong cả nước. Người Chăm ở Vân Canh sống xen cư với người Ba Na và người Kinh, họ có khá nhiều tên gọi khác nhau như Chăm Hroi, Chăm Đắc Rây, Hroi, Aroi, Chăm Đèo, Chăm Hơđang, ... Có thể gốc gác người Chăm ở Vân Canh vốn là người Chăm cổ. Những người Chăm cổ này sau sự kiện thất bại của Vương quốc Chiêm Thành ở thành Đồ Bàn đã chạy dạt lên đây rồi tụ cư lại. Trong quá trình sinh sống do tách biệt cộng đồng ban đầu, do ảnh hưởng của người Ba Na sống trước đó nên trong văn hoá của bộ phận Chăm miền núi này dần xuất hiện những yếu tố văn hoá mới. Cũng có thể người Chăm này vốn là nhóm người địa phương của người Chăm cổ có mặt ở Vân Canh trước đó. Trong quá trình phát triển đã mang yếu tố văn hoá của nguồn cội, đồng thời mang yếu tố văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)