Đảm bảo tính đồng bộ và toàn diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 93)

9. Cấu trúc luận văn

3.1.4.Đảm bảo tính đồng bộ và toàn diện

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất công tác quản lý việc BDCM cho giáo viên. Việc đề xuất các biện pháp quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên phải là sự đồng bộ của các khâu trong quá trình quản lý: Lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, tổ chức quá trình bồi dưỡng cho giáo viên, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá chất lượng sau mỗi đợt bồi dưỡng. Sự đồng bộ trong các biện pháp quản lý cũng đòi hỏi sự chú ý toàn diện việc quản lý hoạt động BDCM cho giáo viên và các yếu tố tham gia vào việc quản lý hoạt động BDCM cho giáo viên như: Xây dựng nội dung chương trình, chuẩn bị CSVC, các nội dung cần bồi dưỡng,... Chỉ khi đề xuất và thực hiện được đồng bộ các biện pháp quản lý thì hiệu quả và chất lượng BDCM cho giáo viên của Hiệu trưởng mới đạt kết quả.

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý công tác bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trƣờng Mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

3.2.1. Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho CBQL và GV mầm non về công tác bồi dưỡng chuyên môn mầm non về công tác bồi dưỡng chuyên môn

Công tác nâng cao trình độ nhận thức của đội ngũ giáo viên về bồi dưỡng chuyên môn được coi là nhiệm vụ quan trọng, mang tính quy luật, là điều kiện không thể thiếu để nâng cao vai trò giáo viên và chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Giúp cho đội ngũ CBQL và GVMN thấm nhuần đường lối đổi mới giáo dục của Đảng, chiến lược phát triển nguồn lực con người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chủ trương xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Giúp CBQL nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GVMN, đó là nhân tố quyết định chất

lượng chăm sóc - giáo dục trẻ trong nhà trường.

Giúp cho GVMN nhận thức được việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghề nghiệp là việc làm thường xuyên trong suốt cả cuộc đời lao động và công tác đối với mỗi GV ở trường MN. Đó cũng chính là yêu cầu của nhà trường và đòi hỏi của xã hội đối với trình độ, năng lực, phẩm chất của GVMN.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cho CBQL - Tuyên truyền, động viên, khuyến khích hoạt động BDCM

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cho CBQL + Nhận thức đúng vai trò chủ đạo quyết định chất lượng giáo dục mầm non của đội ngũ giáo viên, nắm rõ được xu thế phát triển giáo dục mầm non và yêu cầu của xã hội, của địa phương đối với chất lượng GDMN. Từ đó nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý chuyên môn của giáo viên nhằm đạt tới chất lượng và hiệu quả.

+ Phải nhận thức được sứ mệnh, uy tín của nhà trường đối với xã hội là do đội ngũ giáo viên mầm non quyết định. Vì thế, xây dựng tập thể giáo viên vững mạnh về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là mục tiêu hàng đầu trong công tác quản lý.

+ CBQL tự bồi dưỡng để nâng tư duy ở trình độ thói quen, kinh nghiệm thực tế lên trình độ tư duy lý luận, tư duy khoa học, từ đó có khả năng nhạy bén, linh hoạt, tạo uy tín trong phong cách quản lý. Nâng cao ý thức trách nhiệm đối với mối quan hệ trong công việc, luôn tìm cách thấu hiểu giáo viên để đưa ra quyết định quản lý cho phù hợp. Đưa trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV vào tiêu chí đánh giá CBQL.

- Tuyên truyền, động viên, khuyến khích hoạt động BDCM

+ Xây dựng phong trào thi đua học tập trong nhà trường để động viên giáo viên quyết tâm học tập, tạo điều kiện khuyến khích tinh thần giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong học tập.

+ Tạo điều kiện làm việc thoải mái cho giáo viên, giúp họ về vật chất và thời gian để yên tâm khi tham gia hoạt động bồi dưỡng.

+ Trao quyền và nâng cao ý thức trách nhiệm, nêu cao tinh thần tôn trọng và học hỏi, tạo động lực làm việc. Trao quyền đi với trách nhiệm để giáo viên tăng thêm khả năng kiểm soát công việc của họ, tác động đến nhận thức của giáo viên, thúc đẩy họ có những quyết định đúng đắn.

+ Tổ chức phong trào thi đua chăm sóc giáo dục trẻ; học tập các cá nhân điển hình tiên tiến. Tổ chức các khóa bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GVMN, tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc - giáo dục trẻ,...

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Người làm hoạt động QLGD phải nắm vững các văn bản có liên quan đến việc ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp GVMN, các văn bản hướng dẫn về bồi dưỡng CNN GVMN nói riêng và bồi dưỡng GV nói chung, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo để có cách trình bày thuyết phục. Người Hiệu trưởng phải nắm vững những quy chế, chủ trương, chính sách để vừa là nhà khoa học có lý luận, vừa là người quản lý có thực tiễn, biết trình bày vấn đề sâu sắc vừa có nghệ thuật tác động vào nhận thức người nghe đúng mục đích giao tiếp. Người Hiệu trưởng phải tạo được không khí làm việc cởi mở, chân thành, đoàn kết thống nhất được ý kiến chung khiến mọi người thể hiện công việc của mình trong niềm vui được thoả mãn nhu cầu cống hiến, phát triển, được tôn trọng và được khẳng định.

- Mọi kế hoạch phải được thực hiện ngay từ đầu năm học hoặc có lộ trình từng giai đoạn cụ thể, rõ ràng, khoa học, logic với các đơn vị phối hợp và đơn vị tài trợ.

*Địa điểm: Tập trung theo từng cụm huyện.

*Thời gian: tổ chức các lớp học bồi dưỡng linh hoạt, cụ thể: vào các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ của GV hoặc vào cuối thời gian nghỉ hè.

3.2.2. Kế hoạch hóa công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non trường mầm non

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Biện pháp này nhằm xây dựng kế hoạch hóa công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV một cách khoa học, hợp lý, có tính khả thi, đáp ứng với đổi mới GDMN và nhu cầu bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên trong trường.

Xây dựng kế hoạch hóa công tác BDCM cho GV góp phần thực hiện các nguyên tắc quản lý giáo dục thiết thực, khả thi, kiểm tra được.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Đảm bảo kế hoạch BDCM thiết thực, hiệu quả

+ Xây dựng kế hoạch BDCM cho GV bao gồm kế hoạch dài hạn mang tính chiến lược và kế hoạch ngắn hạn, đảm bảo tính cần thiết của các nội dung cần bồi dưỡng. Kế hoạch phải mang tính thống nhất, toàn diện, tăng cường tính thực tiễn trong nội dung và phương pháp bồi dưỡng. Kế hoạch bồi dưỡng toàn diện phải được Hiệu trưởng xây dựng trong nhiều năm.

+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng dài hạn dựa trên cơ sở nhu cầu phát triển của giáo dục về số lượng, đối tượng, nội dung, chương trình bồi dưỡng toàn diện và cần có sự phân loại GV đế xác định nhu cầu bồi dưỡng cho từng loại hình cụ thể. Kế hoạch bồi dưỡng dài hạn phải được hiệu trưởng xây dựng trong nhiều năm, cần có sự phân loại giáo viên để xác định nhu cầu bồi dưỡng cho từng loại hình cụ thể:

+ Số giáo viên chưa đạt chuẩn, có kế hoạch đi học nâng cao trình độ để tiến tới 100% giáo viên đạt chuẩn.

+ Số giáo viên đạt chuẩn có kế hoạch đi học để nâng trình độ trên chuẩn.

+ Số giáo viên cần bồi dưỡng thêm để có chứng chỉ cần thiết như: Tin học, ngoại ngữ,...

đánh giá xếp loại chuyên môn của GV, kết hợp với yêu cầu thực tế về đội ngũ, nhu cầu của giáo viên mà Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể.

+ Tố chức chuyên đề, hội thảo, báo cáo kinh nghiệm hoặc thông qua bạn bè đồng nghiệp giúp đỡ.

+ Tạo điều kiện và dành thời gian hợp lý cho các cá nhân và các lớp tự bồi dưỡng đế nâng cao trình độ đáp ứng cập nhật những kiến thức mới, những thông tin khoa học mới...

+ Mở rộng giao lưu với các trường mầm non điển hình tiên tiến trong và ngoài huyện, các giáo viên dạy giỏi xuất sắc đế giáo viên được học hỏi, trao đổi kinh nghiêm với bạn bè đồng nghiệp.

+ 100% giáo viên mầm non phải tham gia bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ mà Bộ GD&ĐT quy định.

+ Có chế độ khen thưởng kịp thời về vật chất đối với giáo viên đạt kết quả xuất sắc trong quá trình bồi dưỡng.

- Đảm bảo các điều kiện, quy trình xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn

+ Xác định cụ thể mục tiêu, nội dung và thời gian của chương trình BDCM phù hợp với kế hoạch bồi dưỡng toàn diện của ngành.

+ Tìm hiểu nhu cầu của người học, gắn với yêu cầu của đối mới GDMN, đặc biệt chú ý tới những kiến thức và phương pháp mới.

+ Dựa trên nhu cầu thực tiễn và xuất phát từ năng lực, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của GV. Hằng năm, có tổ chức đánh giá, phân loại giáo viên đế xác định nhu cầu cần bồi dưỡng cho từng trình độ giáo viên một cách cụ thể.

+ Xác định rõ những yêu cầu và mong muốn cần đạt được đối với các yếu tố tham gia vào quá trình bồi dưỡng như nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn của giảng viên, cách thức đánh giá kết quả của hoạt động bồi dưỡng,... để hoạt động BDCM cho giáo viên có chất lượng, hiệu quả.

+ Tạo điều kiện và dành thời gian hợp lý cho các cá nhân tham gia các lớp bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, đáp ứng cập nhật những kiến thức mới, những thông tin khoa học mới. sắp xếp, bố trí bồi dưỡng vào thời gian, thời điểm phù hợp như: Bồi dưỡng chu kỳ và bồi dưỡng chuyên đề vào các thời điểm học sinh mầm non nghỉ hè, tạo điều kiện để tất cả giáo viên được học tập, tham gia bồi dưỡng.

+ Xây dựng kế hoạch BDCM cho giáo viên trên cơ sở tài liệu bồi dưỡng giáo viên cúa Sở GD&ĐT, Phòng Giáo dục, đồng thời quan tâm, bổ sung thêm một số nội dung gắn với tình hình thực tiễn của trường vào kế hoạch bồi dưỡng; chú trọng cập nhật thông tin về đổi mới giáo dục mầm non (chương trình GDMN mới), các kinh nghiêm tiên tiến, hiện đại trong GDMN của các tỉnh khác.

+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thể hiện quy trình tiến hành hoạt động BDCM cho giáo viên, những điều kiện hỗ trợ các khâu trong quá trình bồi dưỡng và cách thức kiêm soát một cách chặt chẽ, khoa học kết quả BDCM của giáo viên cũng như chất lượng, hiệu quả của mỗi đợt bồi dưỡng chuyên môn.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Người xây dựng kế hoạch BD GVMN phải là người am hiểu về ngành học GDMN, nắm vững các tiêu chí theo chuẩn quy định, thực trạng đội ngũ GV của ngành, kế hoạch tổng quát của toàn ngành GD, yêu cầu phát triển của GDMN tỉnh. Người lập kế hoạch phải giữ được mối liên hệ chặt chẽ với đội ngũ báo cáo viên cốt cán, CBQL giáo dục cấp trên, kịp thời nắm bắt thông tin hai chiều để xây dựng kế hoạch có tính khả thi đáp ứng mục tiêu của hoạt động BD.

- Các bộ phận liên quan phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho người lập kế hoạch.

- Các đơn vị trường học, các cơ sở GD tạo điều kiện và dành thời gian hợp lý cho các cá nhân tham gia các lớp BD, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, đáp ứng cập nhật những kiến thức mới, những thông tin khoa học mới.

- Các cơ sở QL và cơ sở BD sắp xếp, bố trí bồi dưỡng vào thời gian, thời điểm phù hợp như: BD theo chu kỳ và BD chuyên đề vào các thời điểm học sinh MN nghỉ hè, tạo điều kiện để tất cả GV được học tập, tham gia BD.

- Đội ngũ GVMN tích cực trong việc tham gia học tập và xây dựng kế hoạch tự học phù hợp, linh hoạt.

- Trên cơ sở nội dung, kế hoạch bồi dưỡng mà hiệu trưởng đã xây dựng từ đầu năm, hiệu trưởng phải thông tin kịp thời cho giáo viên những nội dung cần bồi dưỡng theo chu kỳ để giáo viên được biết và chủ động đăng ký lựa chọn các chuyên đề cho phù hợp.

+Bồi dưỡng qua phong trào hội thi, hội giảng: Hình thức bồi dưỡng này thu hút được nhiều giáo viên tham gia, thông qua hoạt động hội thảo này giáo viên càng thấy rõ tầm quan trọng của chuyên môn bổ sung kiến thức kỹ năng cho giáo viên mầm non.

+Hình thức tự bồi dưỡng: Đọc sách, báo ngành, tài liệu, các tập san, phụ san, tạp chí giáo dục mầm non.... cần đưa công tác tự bồi dưỡng vào tiêu chuẩn thi đua của giáo viên trong toàn trường.

- Để tạo điều kiện cho việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên đạt kết quả cao thì hiệu trưởng mầm non phải có kế hoạch mua sắm tài liệu, trang thiết bị dạy học, xây dựng tủ sách nhà trường...cho giáo viên đi tham quan học tập kinh nghiệm các trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia trong và ngoài huyện để giúp cho giáo viên mở rộng tầm hiểu biết. Đây là hình thức tự bồi dưỡng qua thực tế rất cần thiết cho mỗi giáo viên mầm non.

3.2.3. Chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non giáo viên mầm non

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Đổi mới quản lý xây dựng chương trình hoạt động bồi dưỡng nhằm xác định mục tiêu, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp, đáp ứng nhu cầu của người học và sự đổi mới của GDMN. Từ đó khắc phục tình trạng dàn tải, thiếu trọng tâm, mang tính hình thức và chưa đáp ứng nhu cầu của

giáo viên mong đợi. Đổi mới chương trình hoạt động bồi dưỡng chuyên môn là một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trong các trường mầm non.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, tìm hiểu những yêu cầu mà giáo viên cần phải được BD hiện nay: Người giáo viên là những người hiểu bản thân mình và biết mình có những ưu điểm, hạn chế gì và những gì cần bồi dưỡng thêm. Do vậy, chỉ có người giáo viên mới có thể đưa ra những ý kiến, nhận định và đề xuất những nội dung BD. Có thể xác định qua nhiều hình thức như: Qua trao đổi trực tiếp, qua hộp tổ, trường, qua phiếu khảo sát lấy ý kiến, qua hệ thống bài tập, câu hỏi, tình huống,

Hệ thống lại những nội dung BD trọng tâm trong những năm học gần đây mà nhà trường đã thực hiện: Việc thống kê này góp phần xác định được hệ thống những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà giáo viên bồi dưỡng qua các năm học, xem xét lại tính phù hợp và cần thiết của những nội dung bồi dưỡng này. Hệ thống cần theo chủ đề và có sự thống nhất của tập thể giáo viên. Nghiên cứu, tìm hiểu và học hỏi những nội dung BD giáo viên theo hướng mới, hiện đại từ trường bạn, từ những người có kinh nghiệm, Gắn lý thuyết với thực hành, chia sẻ kinh nghiệm, kết hợp nghe giảng, trao đổi, thảo luận; Phát huy hình thức tự bồi dưỡng, chú trọng sử dụng các thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học.

Nhà trường đổi mới quản lý xây dựng nội dung và thiết kế chương trình bồi dưỡng giáo viên theo định hướng phát triển năng lực người học, phù hợp với điều kiện nhà trường và đặc điểm tình hình đội ngũ giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 93)