Kế hoạch hóa công tác bồidưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 96 - 99)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Kế hoạch hóa công tác bồidưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Biện pháp này nhằm xây dựng kế hoạch hóa công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV một cách khoa học, hợp lý, có tính khả thi, đáp ứng với đổi mới GDMN và nhu cầu bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên trong trường.

Xây dựng kế hoạch hóa công tác BDCM cho GV góp phần thực hiện các nguyên tắc quản lý giáo dục thiết thực, khả thi, kiểm tra được.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Đảm bảo kế hoạch BDCM thiết thực, hiệu quả

+ Xây dựng kế hoạch BDCM cho GV bao gồm kế hoạch dài hạn mang tính chiến lược và kế hoạch ngắn hạn, đảm bảo tính cần thiết của các nội dung cần bồi dưỡng. Kế hoạch phải mang tính thống nhất, toàn diện, tăng cường tính thực tiễn trong nội dung và phương pháp bồi dưỡng. Kế hoạch bồi dưỡng toàn diện phải được Hiệu trưởng xây dựng trong nhiều năm.

+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng dài hạn dựa trên cơ sở nhu cầu phát triển của giáo dục về số lượng, đối tượng, nội dung, chương trình bồi dưỡng toàn diện và cần có sự phân loại GV đế xác định nhu cầu bồi dưỡng cho từng loại hình cụ thể. Kế hoạch bồi dưỡng dài hạn phải được hiệu trưởng xây dựng trong nhiều năm, cần có sự phân loại giáo viên để xác định nhu cầu bồi dưỡng cho từng loại hình cụ thể:

+ Số giáo viên chưa đạt chuẩn, có kế hoạch đi học nâng cao trình độ để tiến tới 100% giáo viên đạt chuẩn.

+ Số giáo viên đạt chuẩn có kế hoạch đi học để nâng trình độ trên chuẩn.

+ Số giáo viên cần bồi dưỡng thêm để có chứng chỉ cần thiết như: Tin học, ngoại ngữ,...

đánh giá xếp loại chuyên môn của GV, kết hợp với yêu cầu thực tế về đội ngũ, nhu cầu của giáo viên mà Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể.

+ Tố chức chuyên đề, hội thảo, báo cáo kinh nghiệm hoặc thông qua bạn bè đồng nghiệp giúp đỡ.

+ Tạo điều kiện và dành thời gian hợp lý cho các cá nhân và các lớp tự bồi dưỡng đế nâng cao trình độ đáp ứng cập nhật những kiến thức mới, những thông tin khoa học mới...

+ Mở rộng giao lưu với các trường mầm non điển hình tiên tiến trong và ngoài huyện, các giáo viên dạy giỏi xuất sắc đế giáo viên được học hỏi, trao đổi kinh nghiêm với bạn bè đồng nghiệp.

+ 100% giáo viên mầm non phải tham gia bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ mà Bộ GD&ĐT quy định.

+ Có chế độ khen thưởng kịp thời về vật chất đối với giáo viên đạt kết quả xuất sắc trong quá trình bồi dưỡng.

- Đảm bảo các điều kiện, quy trình xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn

+ Xác định cụ thể mục tiêu, nội dung và thời gian của chương trình BDCM phù hợp với kế hoạch bồi dưỡng toàn diện của ngành.

+ Tìm hiểu nhu cầu của người học, gắn với yêu cầu của đối mới GDMN, đặc biệt chú ý tới những kiến thức và phương pháp mới.

+ Dựa trên nhu cầu thực tiễn và xuất phát từ năng lực, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của GV. Hằng năm, có tổ chức đánh giá, phân loại giáo viên đế xác định nhu cầu cần bồi dưỡng cho từng trình độ giáo viên một cách cụ thể.

+ Xác định rõ những yêu cầu và mong muốn cần đạt được đối với các yếu tố tham gia vào quá trình bồi dưỡng như nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn của giảng viên, cách thức đánh giá kết quả của hoạt động bồi dưỡng,... để hoạt động BDCM cho giáo viên có chất lượng, hiệu quả.

+ Tạo điều kiện và dành thời gian hợp lý cho các cá nhân tham gia các lớp bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, đáp ứng cập nhật những kiến thức mới, những thông tin khoa học mới. sắp xếp, bố trí bồi dưỡng vào thời gian, thời điểm phù hợp như: Bồi dưỡng chu kỳ và bồi dưỡng chuyên đề vào các thời điểm học sinh mầm non nghỉ hè, tạo điều kiện để tất cả giáo viên được học tập, tham gia bồi dưỡng.

+ Xây dựng kế hoạch BDCM cho giáo viên trên cơ sở tài liệu bồi dưỡng giáo viên cúa Sở GD&ĐT, Phòng Giáo dục, đồng thời quan tâm, bổ sung thêm một số nội dung gắn với tình hình thực tiễn của trường vào kế hoạch bồi dưỡng; chú trọng cập nhật thông tin về đổi mới giáo dục mầm non (chương trình GDMN mới), các kinh nghiêm tiên tiến, hiện đại trong GDMN của các tỉnh khác.

+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thể hiện quy trình tiến hành hoạt động BDCM cho giáo viên, những điều kiện hỗ trợ các khâu trong quá trình bồi dưỡng và cách thức kiêm soát một cách chặt chẽ, khoa học kết quả BDCM của giáo viên cũng như chất lượng, hiệu quả của mỗi đợt bồi dưỡng chuyên môn.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Người xây dựng kế hoạch BD GVMN phải là người am hiểu về ngành học GDMN, nắm vững các tiêu chí theo chuẩn quy định, thực trạng đội ngũ GV của ngành, kế hoạch tổng quát của toàn ngành GD, yêu cầu phát triển của GDMN tỉnh. Người lập kế hoạch phải giữ được mối liên hệ chặt chẽ với đội ngũ báo cáo viên cốt cán, CBQL giáo dục cấp trên, kịp thời nắm bắt thông tin hai chiều để xây dựng kế hoạch có tính khả thi đáp ứng mục tiêu của hoạt động BD.

- Các bộ phận liên quan phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho người lập kế hoạch.

- Các đơn vị trường học, các cơ sở GD tạo điều kiện và dành thời gian hợp lý cho các cá nhân tham gia các lớp BD, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, đáp ứng cập nhật những kiến thức mới, những thông tin khoa học mới.

- Các cơ sở QL và cơ sở BD sắp xếp, bố trí bồi dưỡng vào thời gian, thời điểm phù hợp như: BD theo chu kỳ và BD chuyên đề vào các thời điểm học sinh MN nghỉ hè, tạo điều kiện để tất cả GV được học tập, tham gia BD.

- Đội ngũ GVMN tích cực trong việc tham gia học tập và xây dựng kế hoạch tự học phù hợp, linh hoạt.

- Trên cơ sở nội dung, kế hoạch bồi dưỡng mà hiệu trưởng đã xây dựng từ đầu năm, hiệu trưởng phải thông tin kịp thời cho giáo viên những nội dung cần bồi dưỡng theo chu kỳ để giáo viên được biết và chủ động đăng ký lựa chọn các chuyên đề cho phù hợp.

+Bồi dưỡng qua phong trào hội thi, hội giảng: Hình thức bồi dưỡng này thu hút được nhiều giáo viên tham gia, thông qua hoạt động hội thảo này giáo viên càng thấy rõ tầm quan trọng của chuyên môn bổ sung kiến thức kỹ năng cho giáo viên mầm non.

+Hình thức tự bồi dưỡng: Đọc sách, báo ngành, tài liệu, các tập san, phụ san, tạp chí giáo dục mầm non.... cần đưa công tác tự bồi dưỡng vào tiêu chuẩn thi đua của giáo viên trong toàn trường.

- Để tạo điều kiện cho việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên đạt kết quả cao thì hiệu trưởng mầm non phải có kế hoạch mua sắm tài liệu, trang thiết bị dạy học, xây dựng tủ sách nhà trường...cho giáo viên đi tham quan học tập kinh nghiệm các trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia trong và ngoài huyện để giúp cho giáo viên mở rộng tầm hiểu biết. Đây là hình thức tự bồi dưỡng qua thực tế rất cần thiết cho mỗi giáo viên mầm non.

3.2.3. Chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 96 - 99)