Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 109 - 113)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.6.Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm công tác

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

-Thường xuyên kiêm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn bằng nhiều hình thức nhằm đảm bảo thông tin ngược về chất lượng, hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, kịp thời phát hiện những kết quả đạt được và hạn chế trong bồi dưỡng chuyên môn đế có những điều chỉnh hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho phù hợp.

- Kiếm tra, đánh giá là một trong những biện pháp quản lý có vị trí đặc biệt quan trọng trong quản lý nhà trường. Kiểm tra làm cho việc năm băt tình hình công việc kịp thời, thấy được những ưu điểm, nhược điểm trong việc thực hiện, qua đó uốn nắn, đôn đốc, đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch, đồng thời bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ giáo viên. Trong công tác quản lý, đặc biệt công tác quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, nếu thiếu kiểm tra, thì việc quản lý của Hiệu trưởng sẽ mất hẳn đi một nội dung quan trọng. Vì vậy để công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả cao nhất, CBQL không được phép buông lỏng công tác kiểm tra. Để công tác kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả cao nhất, CBQL cần đảm bảo:

Xác định rõ mục đích yêu cầu của từng đợt kiẻm tra dựa trên yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của nhà trường của năm học.

+ Phải có kế hoạch cụ thể trên cơ sở kế hoạch kiểm tra cả năm , học kỳ, đi sâu vào kế hoạch từng đợt kiểm tra xác định rõ mục đích yêu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra.

+ Làm tốt công tác tuyên truyền giúp cho giáo viên thông suốt việc kiểm tra, khuyến khích tinh thần tự giác, trung thực của giáo viên để giáo viên chuấn bị mọi phương tiện và điều kiện tích cực góp phần thực hiện tốt cùng đợt kiểm tra đó

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của mỗi GVMN bằng nhiều hình thức thông qua các chuyên đề, thông qua trăc nghiệm, thông qua thực hành nghiệp vụ tay nghề,...

- Kiểm tra về qui chế chuyên môn, hồ sơ sổ sách ( Bài soạn, sổ chất lượng, sổ theo dõi trẻ, số ghi chép cá nhân về các buổi bồi dưỡng chuyên môn...), phương pháp dạy của bộ môn, cách trang trí nhóm lớp đế đánh giá tình hình triển khai và thực hiện chuyên môn của giáo viên có đúng như kế hoạch mà trường đã chỉ đạo hay không.

- Phương pháp kiểm tra, đánh giá. - Thời gian kiểm tra, đánh giá: - Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá:

- Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn trong trường mầm non phải được tiến hành như sau:

+ Xác định rõ mục đích- yêu cầu của từng đợt kiểm tra dựa trên yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể theo kế hoạch của nhà trường, của năm học. Khi xác định mục tiêu, yêu cầu kiếm tra phải luôn chú ý đến các phương hướng chủ yếu, các mục tiêu chủ yếu mà nhà trường có nhiệm vụ giải quyết.

+ Hiệu trưởng có kế hoạch cụ thể kiểm tra cả năm, học kỳ. Từmg đợt kiểm tra xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra,...

+ Làm tốt công tác tuyên truyền, giúp cho GVMN thông suốt việc kiểm tra của Hiệu trưởng.

+ Phát động tinh thần tự nguyện, tự giác, trung thực của GV để họ sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi, tích cực góp phần thực hiện tốt từng đợt kiểm tra. Đồng thời Ban giám hiệu cần thống nhất quan điểm chỉ đạo giữa Ban giám hiệu nhà trường với các tổ chuyên môn về nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá.

dung kiếm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuyên môn. -Phương pháp kiêm tra, đánh giá:

+ Có thể sử dụng các phương pháp sau đây để kiểm tra, đánh giá: phỏng vấn, toạ đàm, nghe báo cáo phản ánh của đối tượng được kiêm tra của các thành phần có liên quan hoặc trực tiếp xem xét công việc của GV.

+ Trên cơ sở xem xét và phân tích những công việc trên, phải nêu rõ được những ưu, khuyết điểm trong nội dung, phương pháp giảng dạy của GV để họ phát huy được những ưu, khuyết điểm, sửa chữa những khuyết điểm, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ, đồng thời đánh giá chất lượng, hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

-Thời gian kiểm tra, đánh giá:

+ Trong một năm học, sau khi bồi dưỡng chuyên môn, từ đầu năm đến cuối năm, tối thiếu mỗi GV trong trường phải tư cách đạo đức giáo viên và từng mặt ít nhất là một lần vào học kỳ 1 hoặc học kỳ 2.

Kiểm tra dự giờ có báo trước đột xuất về các tiết dạy cũng như hoạt động thông qua phiếu dự giờ

+ Ngoài hai hình thức kiêm tra trên, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng Hiệu trưởng phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên GV để nắm tình hình bổ sung kịp thời các vấn đề mà GV còn vướng mắc

Nguyên tắc kiếm tra, đánh giá:

+ Kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính chính xác, công khai, khách quan. Công khai mà vẫn phát huy được tối đa tinh thần tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo, ý chí vươn lên của đội ngũ GVMN.

+ Kiểm tra, đánh giá phải giúp GV nhận thấy thực tế năng lực, trình độ chuyên môn của mình và từ đó có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

+ Kiểm tra, đánh giá phải có tác dụng dẫn đến việc tìm ra những ưu, nhược điếm trong công tác chuyên môn của GV và nguyên nhân để đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý chuyên môn của CBQL.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Với hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN được tiến hành đồng bộ từ Phòng GD&ĐT đến các trường mầm non. CBQL phụ trách công tác này ở các trường mầm non phải được bồidưỡng nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá. + Trong kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, Hiệu trưởng phải vô tư, khách quan đứng trên mục đích chung của nhà trường. Trong quá trình kiểm tra cần phải khéo léo thì mới tìm ra được những khuyết điểm.

+ Đổi mới kiếm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của GV có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt. Vì vậy, phải đảm bảo tính khách quan, công bằng và thực sự có tác dụng về mặt giáo dục và phát triển đối với GV. Trước tiên phải công khai các nội dung những vấn đề kiểm tra sau khi bồi dưỡng. Cụ thể ngay từ đầu đợt bồi dưỡng, Hiệu trưởng cần công bố kế hoạch bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, thời gian bồi duỡng và công bố các câu hỏi, các nội dung thu hoạch, nêu các vấn đề tranh luận, nêu thắc mắc. Có thể sau một nội dung bồi dưỡng, giảng viên nên xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập thực hành để GV tự học, tự giải đáp. Tăng cường các dạng bài tập thực hành, soạn giáo án theo hướng đối mới, vận dụng phương pháp dạy học tích cực.

Sau khi kiêm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, Hiệu trưởng nhận định những ưu điểm và tồn tại. Với những tồn tại của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, Hiệu trưởng cần rút kinh nghiệm đồng thời xây dựng kế hoạch hiệu chỉnh, bổ sung, cải tiến hoạt động bồi dưỡng chuyên môn.

Sau lần thứ nhất dạy thử, giáo viên được chuyên gia hoặc cán bộ quản lý rút kinh nghiệm, hiệu chỉnh lại bài dạy. Giáo viên tiến hành dạy lại lần 2 theo hiệu chỉnh chính trên các giáo án đã dạy ở lần 1. Hiệu chỉnh sẽ làm cho kết quả giảng dạy của giáo viên đạt kết quả tốt hơn dạy lần đầu và đi đúng định hướng ứng dụng công nghệ dạy học siêu tích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 109 - 113)