9. Cấu trúc luận văn
1.4.4. Quản lý các hình thức bồidưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
Hình thức BD cần phù hợp với thực tiễn tại các trường mầm non, xuất phát từ phương hướng chủ yếu là tự học, tự nghiên cứu là chính nên việc quản lý các hình thức BD cũng phải linh hoạt phù hợp với điều kiện học tập của các cá nhân thì mới đạt hiêu quả. Trong điều kiện phát triển khoa học công nghệ hiện đại thì phương pháp BD cần đa dạng phong phú như học tập trung theo từng khóa học, học theo từng đợt ngắn hạn, học tại chức, học từ xa, nghiên cứu qua mạng hoặc qua tài liệu Khi quản lý hình thức bồi dưỡng GVMN cần có sự đúc kết lại xem hình thức nào đạt hiệu quả cao nhất để phát huy đồng thời cũng điều chỉnh bổ sung các hình thức cho phù hợp tình hình thực tiễn.
Quản lý hình thức bồi dưỡng để đánh giá mức độ phù hợp của hoạt động BDCM. Triển khai nhiều hình thức bồi dưỡng kịp thời điều chỉnh hợp lý là rất tốt nhưng cũng cần chú ý đến đối tượng giáo viên tham gia, phải biết thâm niên công tác, trình độ đào tạo và khả năng tiếp thu của giáo viên ở mức độ nào để áp dụng hình thức phù hợp nhất thì mới đem lại kết quả cao nhất.
Hiệu trưởng có sự định hướng BDCM cho giáo viên để phát huy tối đa trong việc bồi dưỡng.
+ Quản lý bồi dưỡng từ xa: Hiệu trưởng cho giáo viên đăng ký chuyên
đề bồi dưỡng trên các phương tiện thông tin đại chúng, công nghệ thông tin. Nhà trường cần hỗ trợ kịp thời trong công tác bồi dưỡng từ xa. Công tác bồi dưỡng này có hiệu quả hay không chủ yếu do giáo viên quyết định, nó phụ thuộc vào ý thức tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên.
+ Bồi dưỡng thường xuyên: Hiệu trưởng có kế hoạch bồi dưỡng theo
kiến thức mới về chủ trương, đường lối giáo dục, về nội dung chương trình, phương pháp giáo dục trẻ. Việc bồi dưỡng này rất thiết thực, đòi hỏi mỗi GV phải có ý thức tự bồi dưỡng, thường xuyên trau dồi kiến thức, nếu không sẽ khó có thể dạy tốt chương trình mới.
+ Bồi dưỡng thay sách: GV xây dựng kế hoạch hình thức BD được tiến
hành khi có những thay đổi về chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục trẻ. Loại BD này chủ yếu giúp GV có kiến thức mới, cập nhật những đổi mới trong chương trình về nội dung cũng như phương pháp giáo dục, kỹ năng sư phạm giúp cho đội ngũ GVMN có thể dạy tốt chương trình mới. Các đợt BD thay sách này thường diễn ra trong hè trước khi năm học mới bắt đầu.
+ Bồi dưỡng tại chỗ: Nhà trường phối hợp với cơ sở đào tạo đưa giáo
viên tham gia bồi dưỡng, đào tạo theo khóa hay theo từng đợt tại các cơ sở đào tạo hoặc theo từng cụm ở tại địa bàn.
+ Bồi dưỡng qua tự học: Việc tự học, tự bồi dưỡng được coi là phương
châm giáo dục “Học thường xuyên, học suốt đời”. Hiệu trưởng quản lý kế hoạch tự bồi dưỡng trong từng năm học của giáo viên.
1.4.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non