8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
3.2.3. Hoàn thiện phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
xuất và tính giá thành sản phẩm
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức quản lý, quy trình công nghệ và đặc điểm của sản phẩm sản xuất của công ty là sản xuất theo hình thức gia công, FOB theo đơn đặt hàng,
xác định chi phí theo công việc và đặt trong cách phân loại chi phí theo biến phí và định phí thì công ty có thể xác định chi phí theo sơ đồ sau :
Sơ đồ 3.1: Xác định chi phí theo công việc
Theo cách xác định chi phí này, quy trình kế toán chi phí sẽ được tiến hành như sau: Từ yêu cầu của khách hàng thể hiện trên đơn đặt hàng sẽ là cơ sở đề ra các yêu cầu của sản xuất (chi tiết đến từng hạng mục công việc: thiết kế bàn cắt, may ráp thành phẩm, là hơi...), từ đó công ty tiến hành từng hạng mục sản xuất với các chi phí được tập hợp thông qua 3 khoản mục chi phí: CP NVLTT, CP NCTT, CP SXC. Các chi phí này được kế toán tập hợp vào 1 phiếu “ tập hợp chi phí công việc” cho hạng mục công việc đó. Mỗi đơn hàng sẽ bao gồm nhiều chi phí hạng mục công việc, khi tổng hợp lại theo mã đơn hàng sẽ được tính giá thành cho đơn hàng đó.
Với mỗi hạng mục công việc kế toán quản trị sẽ thiết lập một phiếu tập hợp chi phí công việc theo mẫu. (phụ lục 3.1)
Để xác định chi phí sản xuất một cách hợp lý và khoa học thì hệ thống tài khoản phải được xây dựng một cách khoa học vừa đảm bảo cho kế toán tài chính mà vẫn đảm bảo được vai trò của kế toán quản trị. Do vậy, tài khoản phải được thiết kế giúp cho nhận diện được biến phí, định phí.
Đối với chi phí NVLTT và chi phí NCTT, 2 khoản mục này là biến phí nên không cần mã hóa loại chi phí mà chỉ cần theo dõi chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí (từng đơn đặt hàng).
Đối với chi phí sản xuất chung sẽ được mã hóa theo quy tắc sau: Mã tài khoản – mã loại chi phí – mã sản phẩm
Công việc 2 Thành phẩm Sản phẩm dở dang Công việc 1 Công việc 3 CP NCTT CP NVLTT CP SXC Biến phí Định phí Biến phí Biến phí Định phí
Mã tài khoản sử dụng hệ thống tài khoản đang được sử dụng tại công ty theo quy định.
Mã loại chi phí: 1- biến phí, 2- định phí.
Mã sản phẩm: tên của loại sản phẩm hay đơn đặt hàng cụ thể.
Ví dụ: - TK 6273.1.SM001: biến phí sản xuất chung của sản phẩm áo sơ mi nữ. Với việc mã hóa hệ thống tài khoản như trên sẽ giúp cho công tác tập hợp chi phí một cách chi tiết và dễ dàng xác định các khoản chi phí khi cần thông tin về tình hình chi phí sản xuất.