8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
3.2.5. Tổ chức bộ máy kế toán phục vụ kế toán quản trị chi phí
Bộ máy kế toán nói chung và bộ máy kế toán phục vụ kế toán quản trị nói riêng có tầm ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả mà kế toán quản trị mang lại. Vì vậy việc tổ chức bộ máy kế toán phục vụ quản trị chi phí là rất cần thiết.
Đặt trong điều kiện kinh tế của Việt Nam, với đặc thù riêng của ngành may xuất khẩu thì công ty phải tổ chức một bộ máy kế toán kết hợp giữa KTTC và KTQT. Đồng thời phải có sự liên hệ mật thiết giữa hệ thống các phòng ban trong công ty. Sự liên hệ mật thiết giữa hệ thống kế toán của doanh nghiệp với các phòng ban, đơn vị liên quan sẽ giúp thông tin kế toán quản trị cung cấp hữu ích cho việc kiểm soát và ra các quyết định quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kế toán quản trị cần phối hợp giữa các bộ phận kế toán với các phòng ban có liên quan trong đơn vị nhằm xử lý và cung cấp thông tin kịp thời, cụ thể:
Quan hệ với Phòng kỹ thuật: thu thập thông tin về các định mức kỹ thuật như: định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tình hình và công suất sử dụng máy móc thiết bị, kế hoạch sửa chữa, bảo trì máy móc dây chuyền hàng năm…
Quan hệ với Phòng KD - XNK: thu thập các thông tin về kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu…
Quan hệ với phòng TC - HC: thu thập các thông tin liên quan đến lương cơ bản, đơn giá tiền lương, số lượng lao động, thu nhập công nhân viên, tổng quỹ lương…
Quan hệ với Phòng quản lý chất lượng - QA: nhằm thu thập thông tin về chất lượng nguồn nguyên vật liệu đầu vào, chất lượng thành phẩm, tỷ lệ phế phẩm…
Như vậy, để có thể thực hiện tốt chức năng cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, phục vụ cho việc ra quyết định, kế toán quản trị cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với các phòng ban liên quan, xây dựng và tổng hợp hệ thống thông tin.