Xử lý, phân tích thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ: Kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái (Trang 50 - 53)

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.3.3. Xử lý, phân tích thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Mục tiêu của kế toán quản trị là cung cấp thông tin cho những nhà quản lý thực hiện các chức năng quản lý và vai trò của kế toán quản trị được thể hiện ở tính hữu ích của thông tin cung cấp cho nhà quản lý. Với những doanh nghiệp, hệ thống thông tin kế toán hầu hết bị bao phủ và thống trị bởi thông tin kế toán tài chính, thì tính hữu ích của thông tin kế toán quản trị cần được đề cao để chứng minh, bổ sung tốt hơn cho các quyết định quản lý. Các nhà quản trị muốn sử dụng được các thông tin đó thì đòi hỏi kế toán trước hết phải xử lý cũng như phân tích các thông tin đó.

1.3.3.1. Xử lý thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Trên cơ sở những thông tin thu thập được, thông qua việc thu thập số liệu, tài liệu các chỉ tiêu chi phí, sử dụng các phương pháp kỹ thuật để xử lý các thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều loại khác nhau. Tùy mục đích sử dụng các thông tin mà kế toán sẽ thu thập và xử lý các thông tin sao cho hợp lý.

Để phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm kế toán sẽ tiến hành tập hợp và phân loại chi phí theo chức năng hoạt động. Theo cách phân loại này chi phí sẽ bao gồm chi phí sản xuất (CPNVL TT, CPNCT và CPSXC) và chi phí ngoài sản xuất (CPBH và CPQLDN). Kế toán sẽ loại bỏ khoản chi phí ngoài sản xuất, tập trung xử lý chi phí NVLTT, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí SXC để tính giá thành sản phẩm.

Nếu như kế toán phân tích chi phí theo nội dung kinh tế của chi phí, chi phí sẽ bao gồm các yếu tố: chi phí nguyên liệu, vật liệu; chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. Kế toán tiến hành sắp xếp các yếu tố chi phí theo thứ tự hợp lý; qua việc tính chênh lệch giữa các kỳ (kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch, hay định mức và thực hiện) kế toán sẽ loại bỏ những khoản chi phí không có sự biến động giữa các kỳ tức khoản chênh lệch bằng 0 vì những thông tin này không làm ảnh hưởng tới kết quả phân tích thông tin.

Căn cứ vào số liệu đã được xử lý kế toán sẽ tiến hành phân tích các chỉ tiêu có sự biến động.

Phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của tổng số cũng như từng loại chi phí (so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối) nhằm đánh giá công tác quản lý chi phí, đồng thời xác định trọng điểm quản lý chi phí của doanh nghiệp.

Phân tích các thông tin chi phí sản xuất là phân tích các biến động chi phí: biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, biến động chi phí nhân công trực tiếp và biến động chi phí sản xuất chung.

Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu: Biến động chi phí nguyên vật liệu

trực tiếp là chênh lệch giữa chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh với chi phí nguyên vật liệu dự toán cho khối lượng sản xuất thực tế. Do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phụ thuộc vào hai nhân tố là mức tiêu hao NVL và đơn giá NVL nên biến động CPNVLTT được tách thành biến động mức tiêu hao NVL và biến động giá NVL. Biến động mức tiêu hao NVL = Mức tiêu hao thực tế - Mức tiêu hao định mức x Đơn giá định mức Biến động giá NVL = Đơn giá thực tế - Đơn giá định mức x Mức tiêu hao thực tế

Biến động mức tiêu hao NVL có thể tác động tích cực làm tăng lợi nhuận, hoặc tác động tiêu cực làm giảm lợi nhuận.

Biến động giá NVL là chênh lệch giữa thực tế và dự toán giá NVL, tính cho lượng thực tế vật liệu sử dụng. Nếu biến động giá nguyên vật liệu dương sẽ là biến động xấu làm tăng chi phí NVL và ngược lại nếu biến động giá NVL âm là biến động tốt làm giảm chi phí NVL.

Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp: Biến động chi phí nhân công

trực tiếp là chênh lệch giữa CPNCTT thực tế phát sinh với chi phí nhân công dự toán cho khối lượng sản xuất thực tế. CPNCTT phụ thuộc vào hai yếu tố là năng suất lao động và đơn giá nhân công nên biến động CPNCTT được tách thành biến động năng suất lao động và biến động giá nhân công.

Biến động

NSLĐ =

Thời gian lao động thực tế -

Thời gian lao

động định mức x Đơn giá định mức Biến động giá nhân công = Đơn giá thực tế - Đơn giá định mức x

Thời gian lao động thực tế Nếu biến động NSLĐ dương là biến động xấu (NSLĐ giảm) làm tăng chi phí nhân công trực tiếp và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại nếu biến động NSLĐ âm là biến động tốt (NSLĐ tăng) làm giảm CPNCTT và làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nếu biến động giá nhân công dương sẽ là biến động xấu, thể hiện giá nhân công thực tế cao hơn với dự toán, làm tăng CPNCTT. Ngược lại nếu biến động giá nhân công âm sẽ là biến động tốt, thể hiện giá nhân công thực tế nhỏ hơn dự toán làm giảm CPNCTT.

Phân tích biến động chi phí sản xuất chung

Phân tích biến động CPSXC là đi phân tích biến động của biến phí sản xuất chung và phân tích định phí sản xuất chung.

Biến động biến phí SXC là chênh lệch giữa biến phí SXC thực tế và biến động SXC dự toán. Nếu chênh lệch này dương tức gây ra một biến động xấu thể hiện mức độ lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lực phục vụ quá trình sản xuất, nếu biến động này dương tức là một biến động tốt thể hiện doanh nghiệp đã tiết kiệm được trong việc sử dụng các nguồn lực phục vụ quá trình sản xuất. Biến động biến phí sản xuất chung được tách thành biến động hiệu năng và chỉ tiêu biến phí SXC.

Biến động chỉ tiêu biến phí SXC = Tỷ lệ phân bổ thực tế - Tỷ lệ phân bổ định mức x Số giờ thực tế Biến động hiệu năng

biến phí SXC = Số giờ thực tế - Số giờ định mức x Tỷ lệ phân bổ định mức Biến động định phí sản xuất chung là chênh lệch giữa định phí định phí SXC thực tế và định phí sản xuất chung phân bổ theo dự toán cho khối lượng sản xuất thực tế. Biến động định phí SXC được tách thành biến động khối lượng và biến động chỉ tiêu định phí sản xuất chung.

Biến động khối lượng định phí

SXC

=

Số giờ định mức cho khối lượng

SX thực tế x Tỷ lệ phân bổ định mức - Định phí SXC dự toán

Biến động khối lượng định phí SXC là chênh lệch về định phí sản xuất chung phân bổ theo tỷ lệ ước tính cho khối lượng sản xuất thực tế và định phí sản xuất chung dự kiến ban đầu. Nếu biến động này dương sẽ là biến động tốt do mức độ hoạt động thực tế cao hơn so với dự kiến. Nếu biến động này âm thì sẽ là một biến động xấu tức mức độ hoạt động thực tế nhỏ hơn so với dự kiến.

Biến động chỉ tiêu định phí SXC = Định phí sản xuất chung thực tế - Định phí sản xuất chung dự toán

Biến động chỉ tiêu định phí SXC đánh giá mức độ lãng phí hay tiết kiệm trong việc sử dụng các nguồn lực phục vụ quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ: Kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái (Trang 50 - 53)

w