8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
Theo kinh nghiệm tổ chức bộ máy kế toán quản trị của Pháp và Mỹ thì các doanh nghiệp Việt Nam nên tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị trong cùng bộ máy kế toán (theo mô hình kế toán Mỹ). Phân công công việc cụ thể, rõ ràng cho từng cán bộ trong phòng kế toán, đảm bảo tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin phù hợp với trình độ cán bộ kế toán của các DN. Đồng thời, đảm bảo thuận lợi cho việc quản lý, kiểm soát của Nhà nước.
- Xây dựng các quy định về kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm thích ứng với yêu cầu. Mặt khác, đòi hỏi chế độ, chính sách kinh tế tài chính phải được xây dựng ban hành đồng bộ, hoàn chỉnh, đầy đủ trong hoạt động thực tiễn của nền kinh tế quốc dân.
- Các DN cần phân công công việc cụ thể, rõ ràng cho từng cán bộ trong phòng kế toán nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người, đảm bảo thông tin kế toán được cung cấp kịp thời, đáng tin cậy.
- Tổ chức kế toán quản trị sao cho các thông tin về việc đảm bảo và sử dụng các nguồn lực, chi phí, thu nhập và kết quả của toàn DN, từng bộ phận một cách cụ thể theo địa điểm, theo thời gian; theo yếu tố cấu thành, giúp cho các nhà quản trị cấp cao có thể đưa ra quyết định phù hợp, kịp thời.
- Các DN Việt Nam cần chú trọng xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật và dự toán, hệ thống chỉ tiêu kế hoạch khoa học và hợp lý.
Vận dụng kinh nghiệm tổ chức mô hình kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm các nước trên thế giới sẽ giúp cho các DN của Việt Nam xây dựng và hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị nói chung, kế toán quản trị chi phí và giá thành nói riêng một cách khoa học, hợp lý. Qua đó, thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin
kế toán quản trị thực sự hữu ích, kịp thời cho nhà quản trị trong các tình huống, giúp đội ngũ quản lý ra những quyết định quản lý tối ưu nhất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Kế toán quản trị ra đời từ rất lâu, là công cụ khoa học hữu hiệu, tồn tại và phát triển qua các hình thái kinh tế xã hội. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì KTQT ngày càng được hoàn thiện hơn về nội dung và hình thức , trở thành công cụ không thể thiết được trong quản lý và kiểm soát điều hành các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.
Theo đó, đối với riêng các doanh nghiệp sản xuất thì kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm càng trở nên không thể thiếu trong việc ra quyết định của nhà quản trị trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt. Trong đó công tác lập dự toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai nội dung rất quan trọng trong công tác kế toán quản trị chi phí.
Trong chương này, luận văn đã đề cập đến một số vấn đề chung, tổng quát về KTQT nói chung, đã phân tích được nội dung cơ bản của kế toán quản trị. Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về KTQT chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Đây là những tiền đề cơ sở để nghiên cứu thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng như định hướng các giải pháp hoàn thiện công tác KTQT chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần may xuất khẩu Việt Thái.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU
VIỆT THÁI