Hoàn thiện cung cấp thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ: Kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái (Trang 110 - 113)

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.2.4. Hoàn thiện cung cấp thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

xuất và giá thành sản phẩm

Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị

Việc cung cấp thông tin về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ cho nhà quản trị hiện nay phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản như:

- Đảm bảo cho việc phân loại chi phí sản xuất theo nhiều tiêu thức khác nhau.

- Phản ánh được biến động giữa tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán về chi phí sản xuất với số thực tế và phải phân tích về nguyên nhân của những biến động đó.

- Cung cấp được thông tin về chi phí sản xuất theo từng địa điểm, bộ phận theo từng loại sản phẩm, từng giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất.

Chính vì vậy tác giả đề xuất bộ phận kế toán của các doanh nghiệp có thể bao gồm các báo cáo như:

Báo cáo về nguyên vật liệu trực tiếp

Để làm rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng loại sản phẩm, tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của doanh nghiệp giúp cho nhà quản trị trong việc kiểm soát chi phí chúng ta có thể xây dựng báo cáo phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. (phụ lục 3.2)

Để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ta có thể sử dụng các phương pháp kỹ thuật tính toán như phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn.

Thông qua bảng phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ ra những biến động bất lợi hay thuận lợi của định mức tiêu hao nguyên vật liệu và giá cả nguyên liệu từ đó bộ phận quản lý phải có trách nhiệm giải thích rõ nguyên nhân chủ quan hay khách quan tác động đến sự biến động này và đồng thời đề ra các giải pháp thích hợp để kiểm soát chi phí nguyên vật liệu ở đầu vào và khai thác các khả năng còn tiềm tàng.

Báo cáo về chi phí nhân công trực tiếp

Hiện nay, hệ thống các báo cáo về lao động tại các doanh nghiệp chỉ mới tập trung vào việc cung cấp thông tin cho việc tính lương chứ chưa đi vào phân tích và đánh giá nguyên nhân của những biến động của chi phí lao động theo hướng bất lợi hay có lợi. Để đáp ứng yêu cầu trên thì chúng ta có thể áp dụng báo cáo phân tích chi phí nhân công trực tiếp. (phụ lục 3.3)

Thông qua số liệu trong báo cáo cho thấy việc sử dụng lao động chi trả lương của doanh nghiệp thực tế có hiệu quả so với kế hoạch hay không có đảm bảo kết hợp lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động hay không. Đồng thời cũng cho thấy doanh nghiệp có tiết kiệm hay lãng phí chi phí nhân công trực tiếp từ đó chỉ có các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Báo cáo về chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ và quản lý liên quan đến quá trình phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Đây là khoản mục chi phí được cấu thành từ nhiều yếu tố chi phí có đặc điểm vận động khác nhau và được nhiều người quản lý khác nhau. Sự phát sinh của chi phí sản xuất chung có thể gắn liền với mức độ hoạt động khác nhau như số lượng sản phẩm sản xuất, số giờ lao động, số giờ hoạt động của máy móc thiết bị. Với sự phức tạp của chi phí sản xuất chung, việc phân tích chi phí này có nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Bảng phân tích chi phí sản xuất chung cho thấy chi phí sản xuất chung biến động theo chiều hướng có lợi hay bất lợi qua đó tìm hiểu nguyên nhân chủ quan hay khách quan dẫn đến sự biến động đó và đề ra các giải pháp nhằm kiểm soát tốt các chi phí sản xuất chung phát sinh (phụ lục 3.4).

Lập báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận theo phương pháp số dư đảm phí

Báo cáo bộ phận là một bộ phận cung cấp thông tin doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong nội bộ của doanh nghiệp.

Báo cáo bộ phận được thành lập theo mô hình ứng xử chi phí, nghĩa là toàn bộ chi phí phát sinh phải tách ra thành biến phí và định phí nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nhận thức về cách ứng xử chi phí với những mức độ hoạt động khác nhau.

Báo cáo bộ phận phản ánh kết quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp và các bộ phận trong tổ chức cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp hoặc kết quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp với các sản phẩm, dịch vụ, khu vực kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo bộ phận cũng có thể thể hiện thu nhập, chi phí, kết quả một khu vực, một đơn vị, phòng ban hay một mặt hoạt động nào đó trong doanh nghiệp.

Báo cáo bộ phận có thể được xây dựng những hình thức sau: 1. Thể hiện các chỉ tiêu theo tổng giá trị và tỷ lệ (phụ lục 3.5)

Với hình thức báo cáo theo tổng giá trị và tỷ lệ giúp nhà quản trị có những thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động quản trị như tổng mức giá trị và tỷ lệ của doanh thu biến phí, số dư đảm phí, định phí từng cấp, lợi nhuận từng phạm vi.

2. Hình thức thứ hai: Thể hiện các chỉ tiêu theo giá trị và đơn vị (phụ lục 3.6).

Với hình thức báo cáo thể hiện theo tổng giá trị và đơn vị giúp nhà quản trị có những thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động quản trị như tổng mức giá trị và giá trị đơn vị của doanh thu, biến phí, số dư đảm phí, định phí từng cấp, lợi nhuận từng phạm vi.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ: Kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái (Trang 110 - 113)

w