8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm, phân loại chi phí sản xuất của Công ty
Công ty tổ chức sản xuất theo dây chuyền sản xuất liên tục, việc sản xuất được tiến hành theo từng mã hàng của đơn đặt hàng. Chi phí sản xuất của Công ty bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất ở từng phân xưởng và được tập hợp thành 3 khoản mục chi phí. Hiện nay công ty đang tiến hành phân loại chi phí theo chức năng của chi phí. Theo phương thức này chi phí được phân loại thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. Chi phí ngoài sản xuất gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, lần lượt theo dõi trên các tài khoản 641, 642; chi phí sản xuất phân loại thành chi phí nguyên vật liệu chính (TK 621) chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) và chi phí sản xuất chung (TK 627) được mở chi tiết đến các tài khoản cấp 2 phản ánh các khoản chi phí tương ứng với từng khoản mục.
(1) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm:
Chi phí nguyên vật liệu chính
Nguyên vật liệu chính gồm: vải chính, vải lót, keo ép trong, keo ép cổ,...
Do đặc điểm của công ty chủ yếu nhận gia công sản phẩm xuất khẩu đồng thời thực hiện sản xuất theo đơn đặt hàng để xuất khẩu nên chi phí NVL chính gồm 2 loại sau:
Đối với sản phẩm nhận gia công thì chi phí NVL chính chỉ bao gồm chi phí vận chuyển nội địa, bốc dỡ... của nguyên vật liệu chính do khách hàng cung ứng từ cảng về nhập kho của Công ty.
Đối với sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng xuất khẩu thì mỗi đơn đặt hàng có các loại chi phí NVL chính theo định mức kỹ thuật đáp ứng việc sản xuất cho đơn hàng đó như chi phí về mua sắm, vận chuyển, bốc dỡ... của các loại vải ngoại, mex, xốp thêu, vải lót,...
Chi phí nguyên vật liệu phụ
Gồm các chi phí về chỉ may, chỉ thêu, cúc dập, khuy, khóa,...và các vật liệu đóng gói như thùng catton, túi nilon, kẹp sắt,...
Các NVL chính và NVL phụ đều được mua trên cơ sở định mức của phòng kỹ thuật thỏa thuận thống nhất với yêu cầu khách hàng. Do đặc thù sản xuất theo từng đơn đặt hàng khác nhau nên vật tư mua bao nhiêu được xuất dùng hết bấy nhiêu, giá mua chính là giá xuất, rất ít có hàng tồn kho. Vì vậy, Doanh nghiệp tính giá vật tư xuất dùng theo phương pháp thực tế đích danh.
(2) Chi phí nhân công trực tiếp
Do Công ty sản xuất chủ yếu theo hình thức gia công nên CPNCTT sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Đối với hàng gia công thì chi phí này chiếm 50% tổng chi phí, bao gồm các khoản tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, được tính trên đơn giá lương sản phẩm và các khoản trích theo lương.
(3) Chi phí sản xuất chung
Là các loại chi phí sản xuất phát sinh ở các phân xưởng và các chi phí đó liên quan đến quá trình sản xuất trong kỳ mà không thể hạch toán riêng cho từng đơn đặt hàng thì được hạch toán và theo dõi trên các khoản mục chi phí, gồm:
- Chi phí nhân viên phân xưởng: bao gồm tiền lương của nhân viên ở bộ phận
gián tiếp trong phân xưởng như giám đốc phân xưởng, tổ trưởng, chuyền trưởng và các nhân viên phục vụ khác, tiền ăn ca của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí vật liệu: Gồm các vật liệu cơ khí như: kim máy may, đèn điện, mũi
khoan dây da,...dùng để sửa chữa bảo dưỡng máy may gồm nhiên liệu như xăng dầu, cồn công nghiệp; vật liệu sản xuất như phấn may, băng dính,...
- Chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng: bao gồm chi phí về kéo, bàn là, bảo hộ
lao động, các chi tiết máy.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: là phần trích khấu hao hệ thống máy móc, thiết bị
- Chi phí thuê ngoài, mua ngoài: Bao gồm tiền điện, tiền thuê phân xưởng,
chi phí của hàng giặt thuê ngoài...
- Chi phí bằng tiền: Gồm tiền thuê trông xe,...
2.2.2. Lập dự toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Công tác dự toán sản xuất để tiết kiệm và kiểm soát chi phí luôn có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hoạt động cũng như xét về chiến lược kinh doanh lâu dài. Công ty cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc lập dự toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tuy nhiên với đặc điểm sản xuất theo đơn đặt hàng gia công hoặc FOB, số lượng và quy mô đơn hàng không ổn định, các điều kiện thực hiện đơn hàng cũng đa dạng, thay đổi tùy theo từng đơn hàng hoặc từng mã sản phẩm nên công tác lập dự toán còn rất nhiều khó khăn. Công ty xây dựng hệ thống dự toán sản xuất nhưng sơ sài, lập định mức dựa trên phương pháp ước tính và thống kê kinh nghiệm.
Lập dự toán sản xuất
Do đặc thù kinh doanh của công ty là sản xuất theo đơn hàng và chủ yếu để xuất khẩu ra nước ngoài theo một trong hai phương thức là gia công hoặc sản xuất FOB, do đó việc lập dự toán sản xuất tại công ty vẫn mang tính hình thức chưa đem lại hiệu quả cao.
Lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Do đặc thù nguồn nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất thường không phải do Công ty chủ động thu mua mà do đối tác mua giao cho trong trường hợp gia công hoặc chỉ định người cung cấp nguyên liệu trong trường hợp sản xuất FOB. Nguyên liệu được mua và nhập kho theo từng đơn đặt hàng với số lượng đã được tính toán từ trước (đã tính đến hao hụt trong định mức theo một tỷ lệ nhất định).
Đầu năm, phòng kế hoạch kết hợp với phòng kỹ thuật xây dựng định mức nguyên, phụ liệu cho sản phẩm tiêu chuẩn là áo sơ mi như sau:
Bảng 2.1: Định mức nguyên phụ liệu
Sản phẩm: Áo sơ mi nữ Mã sản phẩm: SM001
TT Tên nguyên phụ liệu Đơn vị ĐM/1sp Thành tiền
1 Vải mét 1.4 52.000
2 Chỉ Cuộn (2000m) 0.1 1.000
3 Dựng cổ Chiếc 1 500
4 Ghim không gỉ Chiếc 12 800
5 Bìa dựng Chiếc 1 300 6 Thùng cattong Chiếc 1 700 7 Cúc Chiếc 10 1.500 8 Mex mét 0.2 500 9 Túi PE Chiếc 1 500 10 Băng dính cm 20 200 11 Nhãn sử dụng Chiếc 1 200 12 Mác cổ Chiếc 1 300 Tổng 58.500
Sau đó tiến hành lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong năm. Dự toán NVL
trực tiếp =
Dự toán sản lượng
SX năm x
Định mức chi phí NVL trực tiếp cho sản phẩm tiêu chuẩn Ví dụ sản phẩm tiêu chuẩn là 1 chiếc áo sơ mi: từ đó tính định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho sản xuất 1 chiếc áo sơ mi tiêu chuẩn, kế hoạch sản lượng sản xuất lập theo tỷ lệ quy đổi nhất định chẳng hạn 1 áo sơ mi tiêu chuẩn = 4,7 áo ba lỗ. Sau đó quy đổi sản lượng sản xuất dự kiến áo sơ mi tiêu chuẩn để tính khối lượng NVL trực tiếp dự kiến trong kỳ. Việc lập dự toán có tính chất giúp công ty
ước tính sơ bộ về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong năm để có kế hoạch luân chuyển vốn cũng như chủ động đặt hàng phục vụ sản xuất.
Lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp
Công ty chỉ lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp một năm một lần vào đầu năm. Căn cứ vào dự toán sản phẩm sản xuất cho sản phẩm tiêu chuẩn trong năm và định mức thời gian trực tiếp sản xuất 1 sản phẩm tiêu chuẩn, căn cứ vào bảng khoán lương theo sản phẩm phòng kế hoạch sẽ lập bảng dự toán chi phí nhân công trực tiếp cho sản phẩm tiêu chuẩn. Sau đó căn cứ vào tỷ lệ quy đổi để tính định mức chi phí nhân công trực tiếp cho các sản phẩm sản xuất khác.
DỰ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP Năm 2015
Sản phẩm: Áo sơ mi nữ Mã sản phẩm: SM 001
Chỉ tiêu Dự toán
1. Dự toán sản phẩm sản xuất trong năm (sp) 54,000 2. Định mức thời gian trực tiếp sản xuất 1 sản phẩm (giờ/sp) 3.43 3. Dự toán tổng số giờ công lao động trực tiếp (giờ) 185,452
4. Đơn giá giờ công (1.000đ/giờ) 19,841
5. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp (1.000đ/sp) 68,140
Lập dự toán chi phí sản xuất chung
Đối với dự toán chi phí sản xuất chung, công ty lập dự toán chi tiết cho các yếu tố chi phí cấu thành nên chi phí sản xuất chung. Dự toán các yếu tố chi phí đó được dựa trên định mức các yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm để làm căn cứ dự toán chi phí sản xuất chung.
Ví dụ:
- Phụ tùng thay thế và công cụ dụng cụ được xác định định mức chi phí dự toán cho cả năm (dựa vào năm trước và dự kiến biến động tăng hay giảm chi phí của năm kế hoạch) rồi sau đó tiến hành phân bổ cho 1 đơn vị sản phẩm theo sản lượng dự kiến sản xuất sản phẩm của năm kế hoạch.
- Khấu hao TSCĐ: xác định mức khấu hao dự kiến theo chế độ quy định rồi sau đó tiến hành phân bổ cho đơn vị sản phẩm theo sản lượng dự kiến cuả năm kế hoạch.
- Chi phí quản lý phân xưởng: tương tự như công cụ dụng cụ.
- Lãi vay: dựa vào năm trước và dự kiến biến động tăng, giảm của năm kế hoạch rồi sau đó tiến hành phân bổ cho 1 đơn vị sản phẩm theo sản lượng dự kiến.
Lập dự toán giá thành sản phẩm
Đối với Công ty thì công tác lập dự toán giá thành là một trong những nội dung cơ bản nhất của công tác kế toán quản trị chi phí, thông tin về giá thành dự toán là căn cứ để phòng kinh doanh xác định giá bán trong các hợp đồng sản xuất hay gia công cho khách hàng.
Công tác lập dự toán giá thành được tiến hành vào đầu mỗi năm và được xây dựng cho cả năm do bộ phận kế toán thực hiện kết hợp với phòng kinh doanh.
Công ty lập dự toán giá thành cho một mặt hàng kinh doanh đó là sơ mi làm tiêu chuẩn đại diện cho sản phẩm may, giá thành được lập tính cho 1 chiếc sơ mi tiêu chuẩn, điều này có nghĩa là các sản phẩm may mặc khác sẽ được quy đổi ra sơ mi tiêu chuẩn theo một tỷ lệ nhất định.
Dự toán giá thành sản phẩm được xây dựng dựa trên dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp và dự toán chi phí sản xuất chung.
Sản phẩm: Áo sơ mi nữ Mã sản phẩm: SM 001 STT Khoản mục Sản phẩm may (Đồng/Sơ mi) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Nguyên liệu chính Vật liệu phụ
Nhiên liệu, năng lượng nước Phụ tùng thay thế + CCDC Lương + BHXH
Khấu hao TSCĐ
Chi phí QLPX + QL công ty Bao gói vận chuyển
Lãi vay 52.000 5.300 3.220 1.026 68.140 2.750 2.131 1.200 8.535 Giá thành toàn bộ 144.302
(Nguồn: Phòng Kế hoạch công ty)
2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
* Đối tượng tập hợp chi phí
Với đặc điểm về quy trình sản xuất sản phẩm theo dây chuyền liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau (từ thiết kế khổ vải, bản mẫu, cắt, may, là,…) và chủng loại sản phẩm đa dạng, không cố định một mặt hàng mà tùy thuộc từng đơn hàng, từng hợp đồng gia công sản xuất, số lượng đơn hàng trong năm cũng không cố định nên công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cũng điều chỉnh phù hợp với thực tế và yêu cầu sản xuất. Xuất phát từ đặc thù của sản xuất của công ty nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng mã hàng. Các chi phí cấu thành nên sản phẩm gồm: chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC.
* Tập hợp chi phí sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Đối với hàng gia công
Toàn bộ nguyên vật liệu kể cả nguyên phụ liệu đều do bên đặt hàng cung cấp theo điều kiện CIF tại cảng Hải Phòng. Tức là chi phí vận chuyển từ nước của
người đặt hàng đến cảng, phí bảo hiểm cho lượng nguyên vật liệu do bên đặt hàng chịu. Số lượng sản phẩm đặt hàng và định mức nguyên vật liệu tính cho một đơn vị sản phẩm được công ty và khách hàng cùng nghiên cứu, xây dựng cho phù hợp với mức tiêu hao thực tế và dựa trên điều kiện cụ thể của mỗi bên.
Ngoài nguyên vật liệu tính toán theo định mức trên thì khách hàng còn có trách nhiệm chuyển cho công ty 3% số nguyên liệu để bù vào số hao hụt kém phẩm chất trong quá trình sản xuất sản phẩm và vận chuyển NVL. Đối với hàng gia công, kế toán chỉ theo dõi về mặt số lượng của số NVL nhập kho theo từng hợp đồng gia công và khi có lệnh sản xuất thì cung cấp nguyên vật liệu cho các xưởng sản xuất.
Kế toán không hạch toán giá vốn thực tế của số NVL mà chỉ hạch toán phần chi phí vận chuyển số NVL đó từ cảng về kho vào khoản mục chi phí NVL trực tiếp để tính giá thành sản phẩm trong kỳ. Khi NVL được chuyển về kho; kế toán làm thủ tục kiểm nhận và nhập kho. Số lượng, chủng loại cụ thể được công ty mở sổ chi tiết theo dõi vật liệu nhận gia công (phụ lục 2.22).
Công việc tính toán và phân bổ chi phí được thực hiện theo công thức sau:
Hệ số phân bổ chi phí cho 1
mét NVL
=
Tổng số chi phí chưa phân bổ tháng trước chuyển sang +
Tổng số chi phí phát sinh trong tháng Tổng số (mét) NVL tồn đầu tháng + Tổng số (mét) NVL nhập trong tháng CP vận chuyển phân bổ cho NVL xuất dùng = Số lượng (mét) NVL xuất dùng x Hệ số phân bổ
Theo số liệu của Công ty, căn cứ bảng tổng hợp nhập xuất tồn tháng 3/2015, Kế toán có thông tin:
- Xuất 11.000 mét vải Kaki để sản xuất quần kaki (mã hàng QK012): - Tổng số nguyên vật liệu tồn kho đầu tháng: 7.500 mét - Tổng số nguyên vật liệu nhập kho trong tháng: 5.000 mét - Tổng số chi phí chưa phân bổ tháng trước chuyển sang: 3.750.000 đồng - Tổng số chi phí phát sinh trong tháng: 2.437.000 đồng Như vậy, số chi phí vận chuyển phân bổ cho NVL xuất dùng để sản xuất sản phẩm QK012:
Hệ số phân bổ chi phí cho 1 mét NVL = 3.750.000 + 2.437.000 = 494,96 đồng 7.500 + 5.000 CP vận chuyển phân bổ cho NVL xuất dùng = 11.000 x 494,96 = 5.444.560 đồng Trị giá vốn của NVL xuất dùng vào sản xuất sản phẩm quần kaki: 5.444.560 đồng. + Đối với hàng tự sản xuất
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí NVL chính và NVL phụ dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm. Kế toán theo dõi cả về mặt lượng và giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng theo đơn giá xuất kho bình quân cả kỳ dự trữ.
Đơn giá bình quân
của 1 mét NVL =
Tổng trị giá của NVL hiện có trong kho Tổng số (mét) NVL hiện có Trị giá vốn của NVL xuất dùng = Số lượng (mét)
NVL xuất kho x
Đơn giá bình quân Căn cứ bảng tổng hợp nhập xuất tồn NVL tháng 3/2015 tại Công ty, kế toán có số liệu:
Xuất 8.450 mét vải để sản xuất áo sơ mi nữ (mã hàng SM001): Số lượng Trị giá - Vải tồn đầu tháng 7.813 mét 261.585.530 - Vải nhập trong tháng 2.650 mét 92.150.000 Đơn giá bình quân
của 1 mét NVL = 261.585.530 + 92.150.000 = 33.808,23 đồng 7.813 + 2.650 Trị giá vốn của NVL xuất dùng = 8.450 x 33.808,23 = 285.679.560
Sau khi xác định được trị giá của NVL xuất dùng trong tháng, dựa trên các phiếu xuất kho, bộ phận kế toán NVL tiến hành phân loại, tổng hợp và lập bảng kê chi tiết xuất NVL theo giá thực tế bằng trị giá NVL xuất dùng cộng chi phí vận chuyển phân bổ cho NVL xuất dùng.