Hoàn thiện phân loại chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ: Kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái (Trang 104 - 107)

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.2.1. Hoàn thiện phân loại chi phí sản xuất

Để kiểm soát tốt chi phí nhằm mục tiêu tiết kiệm được chi phí sản xuất thì việc đầu tiên Công ty cần đó chính là phân loại chi phí dựa trên mục đích sử dụng. Việc lập báo cáo quản trị cần đòi hỏi những thông tin có giá trị là cơ sở cho việc tổng hợp

phân tích phục vụ cho hoạt động quản trị. Vì vậy việc đầu tiên đòi hỏi các doanh nghiệp phải phân biệt được rõ ràng và nhận diện được các loại chi phí.

Hiện tại công ty mới phân chia chi phí sản xuất của doanh nghiệp theo nội dung và tính chất của chi phí. Theo cách phân loại này chi phí của công ty bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Cách phân loại này không giúp cho kế toán ghi nhận chi phí theo chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho”. Do vậy để ghi nhận chi phí theo chuẩn mực 02 “Hàng tồn kho” thì chi phí sản xuất của công ty phải được phân loại thành chi phí biến đổi, chi phí cố định và chi phí hỗn hợp. Theo cách phân loại này thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp là những chi phí biến đổi. Còn chi phí sản xuất chung doanh nghiệp phải phân chia thành hai loại là chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi.

Chi phí sản xuất chung cố định là những khoản chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng,…và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp, chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Ngoài ra, chi phí sản xuất chung hỗn hợp là những chi phí bao gồm cả yếu tố định phí và biến phí như chi phí điện, nước, điện thoại,…Phần định phí trong chi phí hỗn hợp phản ánh mức chi phí tối thiểu cần thiết để duy trì một dịch vụ ở trạng thái sẵn sàng sử dụng. Phần biến phí phản ánh chi phí do sự tiêu thụ thực tế của dịch vụ.

Công ty có thể xác định chi phí sản xuất chung như sau:

Bảng 3.1 Bảng phân loại chi phí sản xuất chung

TT Nội dung chi phí

Biến phí sản xuất chung Định phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung hỗn hợp 1 Chi phí nhân viên phân xưởng x

2 Chi phí vật liệu quản lý x

3 Chi phí công cụ, dụng cụ dùng

trong sản xuất sản phẩm x

4

Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị và tài sản cố định khác dùng trong sản xuất sản phẩm

x

5 Chi phí dịch vụ mua ngoài x

6 Chi phí bằng tiền khác x

Đối với các chi phí chung hỗn hợp kế toán dùng phương pháp cực đại cực tiểu để phân tách chúng thành biến phí và định phí vì phương pháp cực đại cực tiểu là phương pháp được thực hiện đơn giản so với phương pháp khác. Hơn nữa nó phù hợp với doanh nghiệp may gia công.

Việc phân chia này sẽ căn cứ vào tình hình sản xuất có đảm bảo công suất bình thường hay không, từ đó phân bổ chi phí sản xuất chung. Nếu trong kỳ sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị theo mức công suất bình thường. Khoản chênh lệch chi phí sản xuất chung cố định được tính vào giá vốn hàng bán. Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Ngoài ra cách phân loại này cũng phục vụ đắc lực cho việc lập dự toán chi phí cho kỳ sản xuất kế hoạch.

STT Nội dung chi phí Biến phí sản xuất chung Định phí sản xuất chung CPSXC hỗn hợp

1 Chi phí nhân viên phân xưởng 224.340.713 2 Chi phí nguyên vật liệu 18.800.000 3 Chi phí CCDC dùng chung 15.820.000

4 Chi phí khấu hao tài sản cố định 137.116.477

5 Chi phí dịch vụ mua ngoài 62.700.000

6 Chi phí bằng tiền khác 11.700.000

Kế toán dùng phương pháp cực đại, cực tiểu để tách chi phí hỗn hợp 62.700.000+ 11.700.000 = 74.400.000 thành định phí và biến phí. Tháng Số lượng sản phẩm Chi phí hỗn hợp Tháng 2 có số lượng sản phẩm thấp nhất 50.000 62.000.000 Tháng 3 có số lượng sản phẩm cao nhất 60.880 74.400.000 Chi phí khả biến cho 1 sản phẩm = Chênh lệch chi phí Chênh lệch mức hoạt động Chi phí khả biến cho 1 sản phẩm = 74.400.000 – 62.000.000 60.880 – 50.000 = 1139,7 đồng/sản phẩm

Vậy số chi phí biến đổi là 1139,7 x 60.880 = 69.385.000 đồng.

Định định phí hoạt động trong tháng: 74.400.000 – 69.385.000 = 5.051.000 đồng. Như vậy tổng chi phí sản xuất chung cố định của doanh nghiệp là 142.131.477 đồng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ: Kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w