8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
1.2.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành
* Giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa hay chi phí sản xuất có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. (Tr255, Kế toán tài chính , Học viện tài
chính, 2006).
Quá trình sản xuất là quá trình thống nhất bao gồm hai mặt: chi phí sản xuất và kết quả sản xuất. Tất cả các khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Giá thành sản phẩm có bản chất là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố vật chất vào giá trị sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Giá thành sản phẩm là một phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hóa, giá thành sản phẩm lại là một chỉ tiêu tính toán không thể thiếu của quản lý theo nguyên tắc hạch toán kinh tế. Đặc điểm đó dẫn đến sự cần thiết phải xem xét giá thành trên góc độ nhằm sử dụng chỉ tiêu giá thành có hiệu quả trong việc xác định hiệu quả kinh doanh, thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hóa, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Căn cứ vào những tiêu thức khác nhau giá thành sản phẩm được chia thành các loại sau:
- Phân loại theo phạm vi tính toán chi phí. Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được chia thành các loại sau:
+ Giá thành sản xuất toàn bộ: Giá thành sản xuất toàn bộ là giá thành mà trong đó bao gồm toàn bộ biến phí và định phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành (Tr70,
Giáo trình kế toán quản trị doanh nghiệp, Học viện Tài chính, 2009).
Chỉ tiêu giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ chỉ xác định khi sản phẩm được tiêu thụ và được sử dụng để xác định kết quả tiêu thụ (phụ lục 1.1).
+ Giá thành sản xuất theo biến phí: Là giá thành mà trong đó chỉ bao gồm biến phí thuộc CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC tính cho sản phẩm hoàn thành (Tr71, Giáo trình kế toán quản trị doanh nghiệp, Học viện Tài chính, 2009). Theo phương pháp
này thì toàn bộ định phí sản xuất được tính vào báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ mà không nằm trong giá thành sản xuất sản phẩm.
Do giá thành sản xuất chỉ có biến phí sản xuất nên gọi là giá thành bộ phận, DN sẽ xác định số dư đảm phí (còn gọi là phần đóng góp) và cho phép mô hình hóa một cách đơn giản mối quan hệ giá thành – khối lượng – lợi nhuận một cách tổng quát, chúng ta có mô hình sau:
Ztt = V x Q + F Trong đó:
Ztt: Giá thành thực tế toàn bộ V: Biến phí đơn vị sản xuất F: Định phí
Q: Khối lượng sản phẩm sản xuất
Giá thành sản xuất theo biến phí giúp cho nhà quản trị tính toán đơn giản, nhanh chóng chỉ tiêu giá thành, là cơ sở để xác định điểm hòa vốn, cung cấp số liệu cho nhà quản trị ra quyết định ngắn hạn. Tuy nhiên những quyết định thường xuyên có thể ảnh hưởng dài hạn đến định phí, việc phân việt định phí và biến phí chỉ là tương đối.
+ Giá thành sản phẩm có phân bổ hợp lý chi phí cố định: bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất (trực tiếp, gián tiếp), phần định phí được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so với mức hoạt động chuẩn (theo công suất thiết kế và định mức). Phần định phí còn lại là chi phí hoạt động dưới công suất được coi là chi phí thời kỳ.
Chỉ tiêu giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý chi phí cố định khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu giá thành theo biến phí và được sử dụng trong kiểm soát quản lý ở doanh nghiệp.
+ Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ gồm giá thành sản xuất cộng với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (phụ lục 1.2).
- Phân loại theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành: theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được chia thành các loại: giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành sản xuất thực tế.
+ Giá thành kế hoạch: Là loại giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Loại giá thành này được xác định trước khi tiến hành sản xuất và đó là mục tiêu của các doanh nghiệp nhằm tiết kiệm được chi phí sản xuất đồng thời đánh giá tình hình tổ chức thực hiện kế hoạch để hạ giá thành sản phẩm.
+ Giá thành định mức: Là loại giá thành được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản xuất. Loại giá thành này được xác định trước khi tiến hành sản xuất. Giá thành định mức là công cụ để quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; Là thước đo chính xác để xác định hiệu quả sử dụng tài sản, lao động, tiền vốn trong sản xuất; Là căn cứ để đánh giá đúng đắn kết quả thực hiện các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã đề ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Giá thành sản xuất thực tế: Là loại giá thành được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế đã phát sinh và số lượng sản phẩm được sản xuất thực tế trong kỳ. Loại giá thành này được xác định sau khi đã hoàn thành quá trình sản xuất. Đây là
chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc sử dụng các giải pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành sản xuất thực tế là căn cứ để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.