Những năm gần đây xuất hiện những dấu hiệu mới trong các hoạt động chống phá Việt Nam như: Liên tôn, đấu tranh đòi tự do tôn giáo và nhân quyền.
Tham vọng của các lực lượng thù địch với Việt Nam:
- Lợi dụng tôn giáo tập hợp lực lượng, phát triển tín đồ củng cố tổ chức, khi có điều kiện chuyển thành lực lượng chính trị tiến công xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Quốc tế hóa những vấn đề tôn giáo, trước tiên là Thiên chúa giáo, Tin Lành, Phật giáo... để dễ bề can thiệp từ bên ngoài vào, công khai hóa việc gây sức ép với chính quyền Nhà nước Việt Nam.
- Tạo ra các cuộc xung đột bạo loạn ở các vùng tôn giáo, kích động quần chúng chống chính quyền, gây mất ổn định chính trị.
- Các thế lực thù địch ráo riết đẩy mạnh các hoạt động chống phá, ra sức tuyên truyền, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ly khai trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Từ đó chúng lôi kéo, lừa mị, kích động đồng bào và gây ra các cuộc biểu tình, gây rối ở Tây Nguyên (tháng 2- 2001 và tháng 4-2004).
- Lợi dụng việc phát triển "đạo Tin lành Đê-ga" để tìm cách hình thành
"Nhà nước Đê-ga độc lập", nhằm từng bước công khai hóa, quốc tế hóa, tạo cớ can thiệp, chống phá cách mạng nước ta.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: "Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật"; đồng thời khẳng định chủ trương ngăn chặn các hoạt động mê tín dịđoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến lợi ích chungcủa đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân.
Chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam tập trung vào 5 vấn đề trọng yếu:
1. Đánh giá thực trạng tình hình; 2. Xác định quan điểm chỉ đạo; 3. Đề ra nhiệm vụ công tác;
4. Hoạch định hệ thống chính sách cụ thể đối với từng đối tượng, từng phạm vi hoạt động tôn giáo;
5. Xây dựng tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác tôn giáo trong thời kỳ mới. Ngày 18-6-2004, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI đã thông qua
Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo. Đây có thể coi là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất.
Vấn đề tôn giáo là một vấn đề vô cùng nhạy cảm mà các thế lực phản động luôn luôn lợi dụng làm vũ khí chia rẽ nước ta. Bởi vậy mỗi người dân Việt Nam cần hiểu rõ chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, từ đó có niềm tin vào Đảng và Nhà nước, tin vào chế độ XHCN, có lập trường vững vàng để chống lại những âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực bên ngoài.
Với những chính sách tôn giáo nhất quán, tích cực và tiến bộ, trong thời gian vừa qua, mặc dù có lúc, có nơi, tình hình tôn giáo có những diễn biến tương đối phức tạp, nhưng nhìn chung, đồng bào có đạo đều đoàn kết, phấn đấu thực hiện “từ bi hỉ xả”, “sống tốt đời đẹp đạo”, “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, cùng mong muốn vươn tới xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, đồng bào có cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc.
− Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của công dân; nghiêm cấm sự phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo hoặc tín ngưỡng.
− Mọi công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật; được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ công dân.
− Các hoạt động tôn giáo phải tuân theo Hiến pháp và Luật pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính đáng và hợp pháp của tín đồ được bảo đảm.
− Mọi hoạt động mê tín dị đoan bị bài trừ. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để phá hoại nền độc lập dân tộc, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại chính sách đoàn kết toàn dân làm hại đến nền văn hóa lành mạnh.
KẾT LUẬN
Vấn đề tôn giáo là vấn đề rất nhạy cảm, phức tap, và được nhìn nhận nhiều hướng khác nhau. Theo quan điểm của địa lí học: Tôn giáo là thế giới quan và những hành vi tương ứng, liên quan đến niềm tin vào lực lưỡng siêu tự nhiên cũng như ảnh hưởng của nó đến đời sống con người, đồng thời là sự thể hiện một cách tưởng tượng các lực lượng tự nhiên và xã hội trong nhận thức của con người”. Qua bài thảo luận này, chúng ta đã làm rõ các nội dung sau:
+ Khái quát những vấn đề chung nhất của tôn giáo: Khái niệm, nguồn gốc, bản chất, vai trò, các giai đoạn phát triển, phân loại tôn giáo, và phân biệt các tôn giáo .
+ Tìm hiểu sự phát triển, đặc trưng nổi bật của các tôn giáo. Đó là: Tôn giáo cổ, tôn giáo địa phương, tôn giáo thế giới. Qua đó, có cái nhìn bao quát dưới góc độ địa lí học về tôn giáo thế giới. Đó là sự phân bố theo lãnh thổ,theo khu vực; thực trạng và tác động(trực tiếp hay gián tiếp) của tôn giáo đến mọi mặt của hoạt động kinh tế xã hội.
+ Tìm hiểu sự phát triển các tôn giáo ở Việt Nam. Bao gồm tôn giáo thế giới và các tôn giáo địa phương. Các tác động của tôn giáo tới đời sống nhân dân cũng như chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo.
Nói về tôn giáo, người Việt Nam có câu :
“Tu đâu không bằng tu nhà Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu ”
Theo quan điểm của chúng tôi, xét cho đến cùng, bản chất của tôn giáo nói chung là muốn con người hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn. Trong giáo lý nhiều tôn giáo cũng đề cập tới nhân, lễ, nghĩa, hướng thiện con người, đó là mặt tốt của tôn giáo. Tuy vậy trong quá trình phát triển tôn giáo đã bị các thế lực phản động lợi dụng để thực hiện mưu đồ riêng của mình.Vì thế để đánh giá đúng vai trò và tác động của tôn giáo đối với các hoạt động kinh tế-xã hội, địa lí học cần phải nghiên cứu những ưu điểm và cả sự phát triển và phân bố của nó theo lãnh thổ.