Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ ĐỊA LÝ TÔN GIÁO (Trang 107 - 108)

- Tổ chức của Hồi giáo:

3.1. Quá trình hình thành và phát triển

Phật giáo được truyền vào Việt Nam từ rất sớm. Một số sử sách ghi rằng nơi đầu tiên Phật giáo được truyền bá vào là Luy Lâu (Bắc Ninh) vào cuối thế kỉ thứ II. Con đường du nhập Phật giáo vào Việt Nam hiện nay tồn tại 2 ý kiến khác nhau:

- Phật giáo được du nhập từ thế kỉ II sau công nguyên do một số nhà truyền giáo Ấn Độ trên các thương thuyền của thương nhân người Ấn Độ truyền vào

- Phật giáo do một số vị sư Trung Hoa truyền vào (nguồn gốc này được sử sách Phật giáo Việt Nam nói nhiều và cho là ý kiến chính thống)

Như vậy Phật giáo được truyền vào bằng cả đường bộ và đường thủy Các giai đoạn phát triển của đạo Phật ở Việt Nam có thể tóm tắt như sau: - Thời kì từ khi du nhập đến thế kỉ X:

+ Từ khi du nhập đến thế kỉ V đã xuất hiện nhiều nhà sư danh tiếng: Huệ Thắng (440-479), Đọ Thiền (457-483), Đạo Cao và Pháp Minh

+ Thế kỉ VI đến X vẫn được coi là thời kì truyền giáo, giai đoạn này ảnh hưởng của các nhà truyền giáo Ấn Độ giảm dần, trong khi đó ảnh hưởng của các nhà truyền giáo người Trung Quốc tăng lên

- Thời Đinh – Lê – Lý – Trần (thế kỉ X-XV)

+ Thế kỉ X: Đây là thời kì đất nước bắt đầu tự chủ, chấm dứt một nghìn năm Bắc thuộc. Dưới thời Đinh – Lê Phật giáo trở thành tôn giáo chính thức và nhà nước có nhiều chính sách nâng đỡ Phật giáo. Kinh đô Hoa Lư trở thành trung tâm Phật giáo lớn nhất cả nước.

+ Đến triều Lý được coi là triều đại Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam, bản thân vua Lý Thái Tổ vốn xuất thân từ thiền môn

+ Nhà Trần: Phật giáo phát triển cực thịnh và trở thành quốc đạo. Thời kì này xuất hiện giáo phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử

- Thời Lê Sơ đến nhà Nguyễn (XV-XX): Triều Lê Sơ lấy Nho giáo làm chỗ dựa chính, Phật giáo suy vong dần. Thời kì Nam – Bắc triều xuất hiện thêm 2 phái thiền mới là Thiền Tào Động ở Đàng Ngoài và Thiền Lâm Tế ở Đàng Trong.

- Đầu thế kỉ XX đến nay:

+ Phật giáo tiếp tục suy vi cho đến năm 20 của thế kỉ XX bắt đầu khởi sắc bởi phong trao chấn hưng sôi nổi. Phong trào này mang nhiều ý nghĩa tích cực, gắn với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nước ta

Một số mốc lịch sử quan trọng:

+ 1951: Tổng hội Phật giáo Việt Nam ra đời (ở Huế) đánh dấu mốc quan trọng đầu tiên của việc hợp nhất Phật giáo ở 2 miền Bắc - Nam

+ 3-1958: Miền Bắc thành lập tổ chức Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam + Không lâu sau ở miền Nam ra đời Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất

+ Sau khi đất nước thống nhất Phật giáo cũng thống nhất với tên gọi Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981)

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ ĐỊA LÝ TÔN GIÁO (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w