Sự phát triển các tôngiáo thế giới ở Việt Nam 1 Đạo Cơ đốc

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ ĐỊA LÝ TÔN GIÁO (Trang 96 - 101)

1. Đạo Cơ đốc

Cơ Đốc giáo thâm nhập vào Việt Nam theo hai dòng là Thiên Chúa giáo (Công giáo) và đạo Tin lành.

1.1.Công giáo ở Việt Nam

Quá trình truyền giáo và sự phát triển Công giáo ở Việt Nam

- Quá trình truyền giáo

Trên thế giới, vào đầu thế kỉ XVI, để bù lại những mất mát do cuộc cải cách tôn giáo cùng với những phát kiến về mặt địa lí, giáo hội Thiên Chúa giáo phát động phong trào truyền giáo trên phạm vi toàn thế giới. Nhiều giáo sĩ phương Tây như Tây Ba Nha, Bồ Đào Nha và Pháp đã đến Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI cùng với những thương gia.

Công giáo được truyền vào Việt Nam từ năm 1533 trong bối cảnh xã hội triều đình nhà Lê suy yếu, đất nước rơi vào cảnh hỗn loạn, chiến tranh Trịnh – Nguyễn nổ ra liên miên. Chúa Trịnh – Nguyễn mở cửa buôn bán với nước ngoài để mua nhiều súng đạn, tạo điều kiện cho các thương gia và các nhà truyền giáo vào Việt Nam. Trong hoàn cảnh đó, nền kinh tế vô cùng kiệt quệ, đời sống nhân dân rơi vào cảnh lầm than, cực khổ, do vậy quần chúng lao động khao khát tìm sự an ủi về tinh thần.

Ngày 19/3/1627, khi linh mục Pedro Marques (người Bồ Đào Nha) và linh mục Đạc – lợi (người Pháp) cập cảng Cửa Bạng (Thanh Hóa) vào Việt Nam cũng là mốc đánh dấu công cuộc truyền giáo vào Việt Nam thực sự tiến triển.

- Các giai đoạn phát triển

Thời kì đầu công cuộc truyền giáo gặp nhiều khó khăn do triều đình phong kiến Việt Nam luôn tìm cách chống lại sự du nhập của đạo Công giáo. Các giáo dân hoạt động vô cùng nhỏ lẻ, chưa có tổ chức giáo hội và các cơ sở thờ tự, sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kỳ, triều đình nhà Nguyễn đầu hàng, công nhận sự đô hộ của Pháp, giáo hội Công giáo ở Việt Nam bước vào thời kì phát triển. Hàng loạt các giáo phận mới được hình thành với số lượng

giáo dân tăng lên nhanh chóng. Sau khi hiệp định Giơ – ne – vơ được kí kết, Công giáo Việt Nam tạm thời bị chia thành hai miền và chỉ đến 30/4/1975 khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Công giáo mới được đoàn tụ và bước vào thời kì phát triển toàn diện nhất.

Đến nay, giáo hội Công giáo Việt Nam đã có một hệ thống tổ chức hoàn chỉnh.

Đặc điểm chung của Công giáo ở Việt Nam

Mặc dù Công giáo vào Việt Nam theo “dấu giày” của kẻ xâm lược, trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ luôn bị thực dân Pháp và đế quốc Mĩ lợi dụng nhằm thực hiện âm mưu đô hộ nhưng những chiêu bài “chống cộng”, “bảo vệ đạo từng lúc, từng nơi” chỉ đánh lừa được một số bộ phận tín đồ Công giáo chứ không thể xóa đi tinh thần dân tộc, lòng yêu nước của người Công giáo Việt Nam. Ở bất cứ thời kì nào cũng có những giáo dân tích cực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Dù mang tính chất là tôn giáo ngoại nhập nhưng Công giáo Việt Nam luôn thể hiện rõ bản sắc riêng của dân tộc, vì nước, vì dân và đặc biệt là thể hiện tính đa thần, người Công giáo mặc dù luôn yêu kính Chúa nhưng vẫn tham gia các hoạtđộng tôn giáo truyền thống của dân tộc như thờ cha mẹ, ông bà, tổ tiên, tham gia các lễ hội và các hoạt động cầu khấn,…

Tình hình phát triển và phân bố

- Tình hình phát triển

Theo số liệu thống kê của Viện nghiên cứu tôn giáo Việt Nam (năm 2002), nước ta hiện có 5 572 525 tín đồ Công giáo, trong đó có 320 246 tín đồ là dân tộc thiểu số. Số lượng chức sắc và nhà tu hành có khoảng 15 108 người, trong đó có 40 giám mục, 2 339 linh mục triều, 431 linh mục dòng,… Trên cả nước có khoảng 5456 cơ sở thờ tự, 6 đại chủng viện với 1085 chủng sinh đang học, 241 chủng sinh tốt nghiệp và 1712 chủng sinh dự bị. Giáo hội Công giáo đã cho xây dựng 130 cơ sở khám chữa bệnh, 862 cơ sở giáo dục và dạy nghề từ thiện.

- Phân bố

Sự phân bố Công giáo ở Việt Nam có tính đồng đều hơn các tôn giáo khác, Công giáo có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên lãnh thổ Việt Nam, chỉ đứng sau Phật giáo.

Tuy nhiên, Công giáo tập trung hơn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, lớn nhất ở các tỉnh như Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định.

Bảng 9: Ba tỉnh có số lượng tín đồ Công giáo đông nhất Việt Nam năm 2004

Các tỉnh Số lượng tín đồ Công Giáo (người)

Đồng Nai 660 000

Thành phố Hồ Chí Minh 526 308

Nam Định 385 404

Nguồn: Viện nghiên cứu tôn giáo Việt Nam Tỉ lệ tín đồ Công giáo so với số dân có sự khác biệt giữa các vùng. Vùng có tỉ lệ tín đồ Công giáo cao nhất là Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kom Tum trên 17,8 %. Vùng có tỉ lệ tín đồ Công giáo thấp nhất là Tây Bắc, vùng duyên hải Nam Trung Bộ dưới 3,6 %.

1.2. Tin Lành

1.2.1. Quá trình truyền giáo và lịch sử hình thành

Đạo Tin Lành có mặt ở Việt Nam muộn hơn các tôn giáo từ bên ngoài du nhập vào. Khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tổ chức Hội liên hiệp Cơ Đốc và truyền giáo (CMA) đã mang đạo Tin Lành truyền vào Việt Nam.

Thời kì đầu, quá trình truyền giáo không mấy thuận lợi về chính trị, văn hóa, tư tưởng do sự chèn ép, cấm cách của thực dân Pháp.

Khi đất nước tạm thời chia thành hai miền, đạo Tin Lành ở Việt Nam cũng bị chia thành hai bộ phận với đặc điểm phát triển khác nhau. Tin Lành ở miền Bắc phát triển chậm chạp, chỉ còn hơn 1000 tín đồ và gần 20 mục sư

truyền đạo. Trong khi đó ở miền Nam, khai thác môi trường chiến tranh, được CMA và Tổ chức Tin Lành quốc tế hỗ trợ, đạo Tin Lành đã phát triển nhanh về cả số lượng và phạm vi, qui mô hoạt động.

Hiện nay, đạo Tin Lành là tôn giáo có tốc độ phát triển nhanh nhất ở nước ta hiện nay.

1.2.2. Đặc điểm chung của đạo Tin Lành ở Việt Nam

Đạo Tin Lành có nhiều tổ chức, hệ phái và chủ yếu phát triển ở miền Nam Việt Nam.

Các tín đồ của đạo Tin Lành chủ yếu là thị dân và đồng bào dân tộc thiểu số. Điều tưởng như đối ngược này lại cũng là đặc điểm chung của tin đồ Tin Lành trên thế giới.

Đạo Tin Lành ở Việt Nam lấy truyền giáo là nội dung chủ yếu và chủ đích của mọi hoạt động.

Mặc dù có quy mô nhỏ nhưng đạo Tin Lành ở nước ta có mối quan hệ quốc tế rộng rãi : là bộ phận của Tin Lành quốc tế và có mối quan hệ “đồng đạo” với Công giáo.

Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực xấu vẫn luôn tìm cách lợi dụng đạo Tin Lành ở nước ta. Tuy nhiên vẫn có nhiều tín đồ và mục sư của đạo Tin Lành yêu nước và quan tâm đến sự nghiệp xây dựng vào bảo vệ Tổ Quốc.

Dù được du nhập từ bên ngoài nhưng đạo Tin lành ở Việt Nam vẫn mang bản sắc riêng của dân tộc.

1.2.3.Tình hình phát triển và phân bố

- Tình hình phát triển

Theo số liệu thống kê của Viện nghiên cứu tôn giáo Việt Nam, nước ta có 421 248 tín đồ Tin Lành, trong đó ở miền Bắc là 6 333 tín đồ, miền Nam là 419 915 tín đồ. Số lượng chức sắc đạo là 469 người, trong đó có 133 mục sư, 145 mục sư nhiệm chức, 191 truyền đạo,… Cả nước có 275 nhà thờ, trong đó miền Bắc 13 nhà thờ còn miền Nam có tới 253 nhà thờ. Trường đào tạo các

tín đồ Tin Lành duy nhất ở Việt Nam là Viện Thánh linh Thần học ở thành phố Hồ Chí Minh với 150 chủng sinh.

- Phân bố

Số lượng tín đồ Tin Lành chiếm tỉ lệ nhỏ với 2,5 % trong tổng số tín đồ tôn giáo ở Việt Nam. Vùng có số lượng tín đồ Tin Lành lớn nhất là Tây Nguyên với các tỉnh đứng đầu cả nước là Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng. Vùng đứng thứ hai về số lượng tín đồ Tin Lành là Đông Nam Bộ với các tỉnh đứng đầu là thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đạo Tin Lành có số ít ở duyên hải Nam Trung Bộ và hầu như không xuất hiện từ Quảng Trị trở ra Bắc.

Bảng 10: Ba tỉnh có số lượng tín đồ Tin Lành đứng đầu cả nước năm 2004

Các tỉnh Số lượng tín đồ Tin Lành (người)

Đắc Lắc 120 000

Gia Lai 66 080

Lâm Đồng 56 713

Nguồn: Viện nghiên cứu tôn giáo Việt Nam Hiện nay, Tin lành rất chú ý truyền đạo ở các vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên, nơi có số đông đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Trong những năm gần đây, do kẻ xấu ở trong nước và nước ngoài kích động xúi giục, xuất hiện một số vụ việc đã vượt khỏi giới hạn, phạm vi tôngiáo như vấn đề Tin lành Đề Ga ở Tây Nguyên, Vàng chứ – Tin lành ở cùng núi phía Bắc... Vấn đề sẽ trở nên phức tạp nếu không được giải quyết trên cơ sở đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, những giải pháp cấp thiết và chiến lược thể hiện tính khoa học và phù hợp với thực tiễn hiện nay.

2. Đạo Hồi

2.1. Lịch sử phát triển

Ở Việt Nam những tín đồ Hồi giáo chủ yếu là người dân tộc Chăm. Đạo Hồi được du nhập vào Việt Nam khá sớm do thương nhân người Malaixia truyền đến qua con đường buôn bán khoảng thế kỉ X – XI nhưng cho đến giữa thế kỉ XV mới biểu hiện rõ nét. Khi du nhập vào Việt Nam, do vị trí địa lý,

hoàn cảnh truyền đạo, do điều kiện sống và mức độ giao lưu với bên ngoài, nhất là với thế giới đạo Hồi, đã hình thành hai khối người Chăm theo đạo Hồi ở Việt Nam có sự khác biệt đáng kể về tôn giáo như kinh sách, tín điều, luật lệ, lễ nghi:

- Chăm Islam:Những người theo đạo Islam ở Việt Nam thuộc phái Safi'i dòng Sunni có khoảng 26.000 tín đồ. Tín đồ đạo Islam luôn giữ gìn nghiêm ngặt những quy định về giáo lý, giáo luật của Hồi giáo chính thống, thể hiện qua việc thực hành nghiêm túc 5 cốt đạo. Hàng năm họ có nhiều ngày lễ khác nhau như: kỷ niệm ngày sinh của Thiên sứ Mohammad, ngày Mohammad trở về thánh địa Mecca, thánh lễ ngày thứ 6 hàng tuần, lễ trong tháng chay Rammadan, lễ hành hương về thánh địa Mecca, lễ đón năm mới theo Hồi lịch. Có tổ chức giáo hội và có quan hệ với Hồi giáo thế giới.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ ĐỊA LÝ TÔN GIÁO (Trang 96 - 101)