Lịch sử phát triển của Ấn Độ giáo

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ ĐỊA LÝ TÔN GIÁO (Trang 39 - 41)

II. Các loại hình tôn giáo.

2. Tôngiáo địa phương(quốc gia):

2.1.2. Lịch sử phát triển của Ấn Độ giáo

2.1.2.1. Đạo Ấn Độ trung thế kỉ

Thế kỉ IV, sau khi vương triều Gupta được thành lập, khi các vua Gupta thống trị đã biên soạn những phép tắc cơ bản của Đạo Ấn Độ sau này. Triết học của Đạo Bàlamôn đã bắt đầu được hệ thống hóa. Những sáng tác nghệ thuật lấy đề tài tôn giáo hết sức phong phú. Đồng thời các nhà thần học cũng biên soạn những tập thần thoại thời kì đầu của đạo Ấn Độ. Dưới ảnh hưởng của sử thi, trong Đạo Bàlamôn tín ngưỡng hữu thần luận đã đạt được sự phát triển chưa từng có, hai vị thần linh là Vishnu và Siva được sùng bái rộng rãi ở khắp mọi nơi. Trong Đạo Bàlamôn còn thu nhận các vị thần dân gian – là sự hiển hiện của các thần linh tối cao hoặc tồn tại tối cao.

Người ta cho rằng thần linh tối cao trong quá trình sáng tạo ra vũ trụ có ba chức năng khác nhau: sáng tạo, phá hoại và gìn giữ, cho nên đã đề ra sự sùng bái “Tam vị nhất thể” (Brahma, Vishnu và Siva). Loại tín ngưỡng này

trong quá trình phát triển của nó đã xây dựng các đền miếu và thánh địa… Đạo Bàlamôn đã hoàn thành bước quá độ sang Đạo Bàlamôn mới hoặc Đạo Ấn Độ.

Sau vương triều Gupta, Ấn Độ đã phân liệt thành rất nhiều tiểu vương triều phong kiến, những người thống trị các tiểu vương này đại bộ phận đều tín thờ đạo Ấn Độ nên Đạo Ấn Độ được truyền bá rộng rãi ở các nơi thuộc Nam – Bắc Ấn Độ.

Năm 712, người Ả Rập xâm phạm vào khu vực Xinh, hạ lưu sông Ấn, đạo Ixlam cũng theo đó truyền vào. Năm 1526, vương triều Mô gôn được thành lập.

Dưới sự cai trị của vương triều Mogon, Đạo Ấn Độ bị đàn áp, nhiều chùa điện bị phá hủy, một số lớn tín đồ đạo Ấn Độ bị ép đổi sang đạo Ixlam. Vương triều Mogon tuy là một đế quốc lớn nhưng ở những vùng hẻo lánh của Ấn Độ thì vương triều này vẫn không phát triển được lực lượng. Ở phía nam Ấn Độ, ở vương triều Vigiaynaga thì đạo Ấn Độ vẫn duy trì được tình trạng phồn thịnh.

2.1.2.2. Đạo Ấn Độ cận đại

Vào thế kỉ XVI, Ấn Độ bị các quốc gia thực dân xâm lược, đặc biệt là vào giữa thế kỉ XIX khi Ấn Độ là thuộc địa của Anh, phương thức sản xuất phong kiến của Ấn Độ bị phá vỡ, chủ nghĩa tư bản Ấn Độ phát triển què quặt. Trong thời kì khai sáng ở Ấn Độ, trong Đạo Ấn Độ đã xuất hiện nhiều nhóm cải cách tôn giáo và xã hội. Những chính sách cải cách đạo Ấn Độ có vai trò quan trọng trong phong trào cải lương Ấn Độ cận đại và phong trào dân tộc chủ nghĩa.

Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX trong phong trào dân tộc tư sản của chủ nghĩa giai cấp tư sản Ấn Độ hưng khởi, không ít lãnh tụ Đảng Quốc Đại đã đưa Đạo Ấn Độ vào lĩnh vực chính trị, ra sức xây dựng phong trào dân tộc, dân chủ Ấn Độ trên cơ sở Ấn Độ giáo, tuyên truyền tư tưởng Ấn Độ giáo chính là lí tưởng giải phóng xã hội Ấn Độ. Tín ngưỡng Ấn Độ giáo được tuyên truyền rộng rãi trong xã hội.

Năm 1947 sau khi Ấn Độ giành được độc lập, Hiến pháp Ấn Độ qui định Ấn Độ là quốc gia không tôn giáo. Chính phủ Ấn Độ ban hành nhiều qui định và sử dụng nhiều biện pháp nhằm thủ tiêu chế độ đẳng cấp và tập tục xấu xa của đạo Ấn Độ. Chẳng hạn năm 1948, Quốc hội Ấn Độ đã thông qua Nghị quyết xóa bỏ chế độ đẳng cấp, năm 1955 thông qua pháp án xóa bỏ thân phận đê tiện của người dân (người dân nghèo hèn), cho phép họ vào các đền thờ và sử dụng nguồn nước công cộng…

Hiện nay, đạo Ấn Độ vẫn còn ảnh hưởng rất lớn, chiếm trên 80% dân số Ấn Độ. Trong đời sống giáo dục, văn hóa, xã hội thì ảnh hưởng của đạo Ấn Độ ngày càng nổi bật.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ ĐỊA LÝ TÔN GIÁO (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w