CƠ ĐỐC GIÁO

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ ĐỊA LÝ TÔN GIÁO (Trang 54 - 69)

II. Các loại hình tôn giáo.

3. Tôngiáo thế giới:

3.1. CƠ ĐỐC GIÁO

3.1.1.Hoàn cảnh ra đời

Đạo Cơ Đốc (hay đạo Ki tô) là tôn giáo chung của các tôn giáo cùng thờ một Đấng thượng đế là Crixtô (Christô), được ra đời vào thế kỉ I trước Công nguyên ở các tỉnh phía đông Đế Quốc La Mã cổ đại.

Người sáng lập ra Cơ Đốc giáo là Đức chúa Giê su. Ngày nay chúng ta chưa biết hoàn toàn chính xác ngày sinh của Đức chúa Giêsu.

Theo truyền thuyết thì Ngài vào khoảng tháng 4 năm 4 Tc CN ở một làng nhỏ ở Bethléhem thuộc vương quốc Juda của người Do Thái, nay thuộc Palestine mà thời đó nằm dưới quyền bảo hộ của đế quốc La Mã. Đây là khu vực tiếp giáp giữa Châu Á, Châu Âu và Châu Phi, giao điểm của nhiều nền văn minh và là cái nôi của ba tôn giáo lớn trên thế giới: đạo Do Thái (Judaisme), đạo Kitô (Christianisne) và đạo Hồi (Islam).

Cha ngài là thánh Joseph vốn làm nghề thợ mộc. Mẹ ngài là Đức Mẹ đồng trinh Maria. Ngài sinh ra ở thung lũng ngoài làng Bethléhem. Đúng một năm sau, cha mẹ Ngài mới làm lễ xin đặt tên và được thầy cả gọi là Giêsu (có nghĩa là thông minh, tốt đẹp). Theo tương truyền Ngài chính là ngôi thứ hai của Đức chúa Trời giáng xuống trần để cứu chuộc mọi tội lỗi và nỗi khổ đau cho loài người.

Ba mươi tuổi, Ngài đi chu du đó đây truyền giảng tư tưởng của Ngài vào trị bệnh cứu người. Nhờ Ngài, bao kẻ mù loà lấy lại được ánh sáng, bao người mắc bệnh nan y tai qua nạn khỏi. Nhờ tấm lòng nhân ái và những lời răn dạy hợp lẽ đời, Ngài đã thu phục được 12 môn đồ luôn sống bên cạnh Ngài. Đức chúa Giêsu gọi họ là "những người được sai đi" hay là thiên sứ, mà nay chúng ta quen gọi là tông đồ, chính họ là người đã ghi lại những lời giảng thuyết của Ngài để có được kinh thánh.

Một hôm Ngài dẫn 12 tông đồ đến một làng gần Jerusalem, một tông đồ của Ngài đã bị viên quan Toàn quyền La Mã dụ dỗ và đã làm phản. Kẻ phản chúa có tên là Judas (Giuđa). Ngài bị bắt vào đêm trước lễ Phục sinh (lễ Pâque), bị dẫn đến toà án Do Thái rồi đến dinh viên Toàn quyền Pilate. Trước toà, Giêsu bị buộc tội dã tự xưng là vua của người Do Thái, kết cục Ngài bị hạ lệnh đóng đinh câu rút trên thập giá vào đêm hôm đó có thể vào năm 29, 30 sau CN. Chính viên quan Pilate đã dùng gươm đâm vào tim Ngài khi Ngài đã tắt thở, nhưng hắn không kìm được phải thốt lên: "Quả thực Ngài là con của Chúa Trời". Đến xế chiều các tông đồ của Giêsu mới mang thi thể Ngài tắm rửa sạch sẽ rồi mai táng trên núi Golgotha (hay là Calvaire) gần Jðrusalem.

Nhưng ba ngày sau, Đức chúa Giêsu đã sống lại như lời Ngài đã hứa, nhưng rồi trước sự chứng kiến của các tông đồ Ngài đã bay về trời khi sứ mệnh hữu hình của Ngài ở trần gian đã hết. Ngay sau đó, các tông đồ lại tiếp tục hành trình truyền bá tư tưởng của Ngài và Cơ Đốc giáo ra đời từ đó.

Tuy nhiên, khi gạt bỏ đi những yếu tố hoang đường trong quan niệm sáng thế và sự ra đời của Giê su, xét về lịch sử và dựa vào kết quả nghiên cứu có thể xác định một số tiền đề vật chất và tinh thần cho sự ra đời của đạo Cơ Đốc.

Trước hết cần phải nhấn mạnh sự hình thành và bành chướng của Đế chế La Mã cổ đại là sự kiện có tầm quan trọng đặc biệt. Bởi lẽ đây không những là mẫu hình tiêu biểu của hình thái kinh tế - xã hội nô lệ mà còn giữ vai trò ảnh hưởng to lớn đến các khu vực địa lí, dân cư khác của thế giới lúc bấy giờ. Quá trình xâm lược, bành trướng lãnh thổ của Đế chế La Mã đã làm sâu sắc hơn sự phân hóa và chống đối giai cấp trong xã hội. Hiện tượng này không chỉ siễ ra ở Đế chế La Mã mà còn xảy ra ở các quốc gia bị La Mã chinh phục (trong đó có các quốc gia Trung Cận Đông). Hàng loạt các cuộc chống đối, khởi nghĩa diễn ra và bị đàn áp thẳng tay, kết quả đã đẩy mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp lên cao trào.

Ở La Mã, quần chúng lao động đã mất hết niềm tin ở việc thờ phụng hệ thống thần thánh gắn liền với quyền lợi của kẻ thống trị. Họ hướng niềm tin và sự an bài, sự cứu vớt từ thế giới bên ngoài.

Còn ở các quốc gia nô lệ phương Đông, tuy bị xâm lược nhưng vốn đã là các quốc gia có sự phát triển khá cao so với thời đại về nhiều lĩnh vực văn hóa – tinh thần, nhất là các quốc gia Trung Cận Đông. Sự bế tắc về tinh thần do bị bóc lột, tâm lý bi quan trước thực tại xã hội đã khiến tư tưởng của quần chúng lao động vượt qua các quan niệm đa thần giáo lúc bấy giờ và xu hướng độc thần ngày càng đậm nét. Họ tăng thêm hi vọng về sự cứu rỗi của một đấng “siêu nhân” giáng thế.

Đó là những tiền đề xã hội tinh thần cho sự ra đời của Cơ Đốc giáo trên cơ sở của Do Thái giáo đang tồn tại hiện thời. Sự ra đời của Cơ Đốc giáo trong

hoàn cảnh lịch sử như vậy nhằm đáp ứng nhu cầu giải thoát khỏi tâm trạng bế tắc, là ước mơ giải thoát khỏi cuộc sống bi đát, bế tắc, cùng cực và đau thương của quần chúng nhân dân. Đúng như Ănghen nhận định về vai trò của “Cơ Đốc giáo nguyên thuỷ”, đó là “một thứ tôn giáo của người nô lệ và bán tự do, của những người nghèo khó và những người bị tước hết quyền lợi, các dân tộc bị Rô ma đô hộ hay làm tan tác”.

Đạo Cơ Đốc đã trưởng thành từ mảnh đất của đạo Do Thái. Trải qua các cuộc chiến tranh liêm miên rồi lần lượt bị thống trị bởi người Ai Cập, người Yasu, Babilon, Ba Tư,… nên mảnh đất này đã bị các thành phần ngoại lai thẩm thấu và bão hòa. Vì vậy, chúng ta không ngần ngại khi nói rằng, lòng tin của Cơ Đốc giáo là sự hòa trộn giữa phương Đông và phương Tây, giưa tinh thần Hi Lạp, La Mã và tinh thần Do Thái. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự nhanh chóng trở thành tôn giáo chung của cả phương Đông và phương Tây của Cơ Đốc giáo.

Tóm lại, có thể lấy một câu để khái quát bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh hiện thực ra đời của Cơ Đốc giáo bằng một câu nói của H. E. Dana (trong “Tân Ước thế giới”) : “Thế giới lúc đó, chính trị là của La Mã, văn hóa là của Hi Lạp, xã hội là của dị giáo, tôn giáo là của phương Đông đã Hi Lạp hóa”.

3.1.2.Lịch sử phát triển và các giáo phái chủ yếu 3.1.2.1.Lịch sử phát triển

Kitô giáo được coi là xuất hiện sớm nhất vào thế kỉ I Tr. CN thuộc Palextin hiện nay. Sự phát triển của Cơ Đốc giáo trải qua quá trình lâu dài và phức tạp, có thể chia thành 3 thời kì với những đặc điểm riêng biệt.

- Cơ Đốc giáo trong thời kì Cổ đại

Do tính chất nguyên thủy là tôn giáo của người nghèo, của lớp nô lệ và nông nô nên khi mới ra đời Cơ Đốc giáo chưa được nhà nước chủ nô thừa nhận, thậm trí còn bị các giáo phái khác bài xích, xua đuổi, chính quyền La Mã thẳng tay đàn áp. Vụ thảm sát đầu tiên vô cùng khốc liệt diễn ra vào năm 64 dưới triều hoàng đế Nê rôn.

Tuy bị đàn áp xua đuổi nhưng đạo Cơ Đốc vẫn không ngừng phát triển. Đến thế kỉ II, các công xã Cơ Đốc đã liên hiệp lại và tổ chức thành giáo hội. Từ đó trong hàng ngũ tín đồ càng có thêm nhiều người giàu có và quyền lãnh đạo giáo hội dần chuyển sang tay những nguời thuộc tầng lớp trên. Sau một thời gian dài bị đàn áp, năm 313 hoàng đế Côngxtăngtin ban hành “sắc lệnh Milan” cho phép đạo Cơ Đốc được tự do truyền giáo. Năm 325, hoàng đế Côngxtangtin triệu tập đại hội các giáo chủ đạo Cơ Đốc để xác định lại giáo lí, tổ chức giáo hội và giáo hội La Mã chính thức được thành lập ở phía tây La Mã. 67 năm sau, năm 392 hoàng đế Têôđôđiút tuyên bố Cơ Đốc giáo chính thức được công nhận là quốc giáo của Đế quốc La Mã, đánh dấu sự phát triển của đạo Cơ Đốc, từ một tôn giáo địa phương thành một tôn giáo lớn giữ địa vị độc tôn tại đế quốc La Mã. Từ đây, Cơ Đốc giáo bắt đầu mở rộng phạm vi khắp châu Âu: đến Pháp vào thế kỉ V, đến Đức vào thế kỉ VIII, đến Tiệp Khắc và Hung - ga – ri vào thế kỉ IX, đến Ba Lan vào thế kỉ X và đến Anh, Tây Ba Nha, Bồ Đào Nha vào thế kỉ XI,…

- Cơ Đốc giáo trong thời kì Trung đại

Thời kì này, Cơ Đốc giáo chi phối mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nhiều nước phong kiến châu Âu. Quá trình mở rộng ảnh hưởng của Cơ Đốc giáo đã gây ra nhiều xung đột, mâu thuẫn gay gắt giữa Cơ Đốc giáo với Do Thái giáo và Hồi giáo với những cuộc Thập tự chinh tàn khốc và đẫm máu. Ngay trong bản thân Cơ Đốc giáo cũng nảy sinh nhiều mâu thuẫn gay gắt, quyết liệt dẫn đến sự phân hóa Cơ Đốc giáo thành những giáo phái khác nhau. Tiêu biểu trong giai đoạn này là sự đấu tranh giữa các giáo hội Đông và Tây La Mã từ thế kỉ V sau Công Nguyên. Các Hội Thánh Cơ Đốc Miền Đông nằm trong lãnh thổ của Đông Đế Quốc La Mã được chia ra làm bốn giáo khu. Bốn giáo khu đó là Constantinople (Thổ Nhĩ Kỳ), An-ti-ốt (Syria), Giê-ru-sa-lem (Do-Thái) và Alexandria (Ai Cập). Các giáo khu này trực thuộc Đông Giáo Hội, đặt dưới quyền quản trị của một Giáo Trưởng, tòa thánh ở Constantinople, Thổ Nhĩ Kỳ. Các Hội Thánh Cơ Đốc Miền Tây nằm

trong lãnh thổ của Tây Đế Quốc La Mã trực thuộc Giáo Khu Rô-ma, cũng gọi là Tây Giáo Hội. Tây Giáo Hội đặt dưới quyền quản trị của một Giám Mục, tòa thánh ở La Mã, Ý. Đông Giáo Hội và Tây Giáo Hội có nhiều bất đồng về giáo lý (cách giải thích về Đức Chúa ba ngôi) và quyền hạn giữa chức Giám mục ở La Mã và Giáo trưởng ở Constantinople. Sự việc này là mầm móng gây ra mối chia rẽ giữa hai giáo hội và kết cục là đến năm 1054, Cơ Đốc giáo chính thức phân biệt thành 2 giáo hội hoàn toàn độc lập với nhau: Giáo hội phương Tây, gọi là giáo hội Thiên chúa và giáo hội phương Đông, gọi là giáo hội Chính Thống .

- Cơ Đốc giáo trong thời kỳ Cận- hiện đại

Đến thế kỉ XVI, khi giai cấp tư sản ra đời, Cơ Đốc giáo vốn là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến liền trở thành lực lượng cản trở sự phát triển của chủ nghĩa tư bản . Một phong trào cải cách tôn giáo nổ ra rộng rãi ở châu Âu, mà tiêu biểu là phong trào cải cách tôn giáo ở Đức do Martin Luther (1483 - 1546) đề xướng, phong trào cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ do Unrich Dvingli (1484 - 1531) và Giăng Canvanh (1519 - 1564) đã làm xuất hiện Giáo hội cải cách gọi là Tin lành. Cũng thời kì này, phong trào cải cách tôn giáo ở Anh do vua Henri VIII chủ trương đã ra đời Anh giáo, một tôn giáo được coi là gạch nối giữa Công giáo và Tin lành.

Ngày nay Cơ Đốc Giáo là tôn giáo phân bố rộng rãi nhất trên thế giới với những con số ước tính từ 1,5 tỉ đến 2,1 tỉ người xưng nhận niềm tin Cơ Đốc với hơn 400 dòng khác nhau trong đó có 4 nhánh lớn là Công giáo, Chính thống giáo, đạo Tin lành. Cùng với việc duy trì bộ máy truyền giáo khổng lồ, Cơ Đốc Giáo đang không ngừng được mở rộng sang các nước châu Á, Phi, Mĩ La – tinh.

3.1.2.2.Các giáo phái chủ yếu

Giáo hội Chính Thống

Giáo hội Chính thống giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của các nước Đông âu, Liên Bang Nga, Hoa Kì và một số nước ở Châu Phi. Hiện nay có khoảng 2trăm triệu tín đồ tập chung yếu ở một số các quốc gia sau: Thổ Nhĩ Kì, Ai

Cập, Nga, Grudia, Secbia, Rumani, Bungari, Sip, Hi Lạp, Anbani, Ba Lan, Slôvaki, Xiri, Libăng và Mĩ... Ở nước ta không có tín đồ Chính thống giáo.Các giáo hội Chính thống rất chú ý đến hình thức lễ nghi thể hiện hành động cứu vớt linh hồn do Chúa trời thực hiện. Nhưng trong các nghi lễ này không làm lễ bằng tiếng Latin như Công giáo mà thống nhất sử dụng tiếng dân tộc của mình. Đạo Chính thống yêu cầu giáo dân phải thường xuyên đi lễ nhà thờ, đeo cây thánh giá và thực hiện đủ 7 phép bí thích và chịu tác động quyết định của điều kiện văn hoá nơi nó du nhật và nhất là chịu phục tùng yêu cầu của chính quyền sở tại.

ơ

Hình 4: Cách bài trí thờ tự của Chính thống giáo

Giáo hội chính thống có tính tông truyền và các linh mục không bị gián đoạn với các tông đồ, tất cấcc giám mục đều ngang hàng nhau và không có người lãnh đạo duy nhất cho giáo hội. Nhiều giáo hội Chính thống cho phép linh mục, giám mục... được lấy vợ lập gia đình không phải sống cuộc đời thầy tu cô độc.

Giáo hội Thiên chúa giáo

Vì thờ Đức Chúa trời nên giáo hội La Mã được gọi là đạo Thiên chúa, ngoài ra còn được gọi bằng một tên khác là Công giáo, Công giáo có gốc từ Hy Lạp: catholios, dịch theo Hán – Việt là Giatô, nghĩa là phổ thông, phổ cập, do đó gọi là Công giáo nghĩa là đạo có tính phổ quát.

Khác với đạo Chính thống, Thiên chúa giáo một trung tâm giáo hội thống nhất điều khiển là Toà Thánh Vatican, người đứng đầu Toà Thánh

Vatican là Giáo Hoàng. Giáo hoàng là người có quyền lực có quyền lực tối cao vượt qua cả phạm vi của giáo hội, vươn tới cả các thế lực phong kiến đứng đầu nhà nước trong suốt hơn một nghìn năm “đêm trường trung cổ”. Lịch sử Thiên chúa giáo thời kì trungcổ gắn liền với hai sự kiện nổi bật là cuộc thập tự chinh kéo dài gần hai trăm năm(1096- 1270) và các toà án tôn giáo.

Hình 5 : Cách bài trí thờ tự của Thiên Chúa giáo

Giáo lí của Thiên Chúa giáo được thể hiện trong kinh Thánh, một bộ sách gồm hai phần là Cựu ước và Tân ước. Phần Cựu ước gm 46 quyển chứa đựng những giáo lí quan niệm về con người của Cơ đốc giáo.Phần Tân ước gồm 27 quyển trình bày toàn bộ giá trị văn hoá của người Do Thái.Nội dung giáo lí hướng con người tới niềm tin vào Đức Chúa trời và sự nhiệm màu của Thiên chúa. Người là Đấng tối cao, mọi tồn tại, biến đổi trong vũ trụ đều do Chúa an bài.

Giáo hội Tin lành

Giáo hội Tin Lành xuất hiện muộn nhất trong ba giáo phái Kitô, nhưng đây là tôn giáo mềm dẻo hơn so với hai tôn giáo xuất hiện trước nên nó vẫn có sức thu hút đông đảo các tín đồ. Từ “Tin lành” xuất phát từ lời Chúa Giêsu dặn các môn đệ ghi trong Kinh Thánh “Hãy đem tin lành đi giao giảng khắp nơi”.Ngoài tên gọi Tin Lành tôn giáo này còn gọi là Tân giáo hay Kháng cách do Martin Luther đề xướng cái cách tôn giáo từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XVI .nguyên nhân dẫn đến sự cách tân tôn giáo này là do sự khủng hoảng trì trệ của Công giáo, sự suy giảm về uy tín của giáo hội bởi những tham vọng quyền lực

trần thế và sự sa sút về đạo đức của hàng giáo phẩm. Còn nguyên nhân sâu xa chính là do mâu thuẫn giai cấp giữ giới cầm quyền quý tộc với các tầng lớp tư sản nông dân và thị dân.

Hình 6 : Cách bài trí thờ tự của đạo Tin Lành

Đặc điểm giáo lí của đạo Tin lành là chỉ tin vào kinh thánh, trong đó chủ yếu là kinh Phúc âm; đơn giản hoá các nghi lễ, không thờ ảnh tượng, không thờ mẹ Maria; không lệ thuộc giáo hoàng và toà thánh La Mã; bỏ chế độ độc thân cho các mục sư và tín đồ được tham gia quản lý giáo hội.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ ĐỊA LÝ TÔN GIÁO (Trang 54 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w