tín đồ, là kết quả của sự hỗn dung giữa đạo Islam và đạo Bàlamôn và nhiều yếu tố tín ngưỡng dân gian khác của dân tộc Chăm. Khác với người Chăm theo đạo Islam, trong tâm thức tôn giáo của người Chăm Bàni đã có những thay đổi khá căn bản, họ không thực hiện 5 cốt đạo của đạo Hồi, thánh đường (chùa) của người Bàni chỉ mở cửa vào tháng chay Ramadan của đạo Islam mà họ gọi là tháng Ramưwan để chức sắc đến chùa thực hành nhịn chay, kinh Qur'an chép tay theo lối cha truyền con nối nên giản lược so với kinh Qur'an gốc mà tín đồ Islam vẫn sử dụng, không có mối liên hệ với hệ thống đạo Hồi quốc tế, không đi hành hương viếng thánh địa Mecca, không tổ chức những ngày lễ trọng như Hồi giáo chính thống, thay vào đó là những lễ hội mang đậm nét truyền thống văn hoá Chăm. Người Chăm Bà-ni có lễ hội tiêu biểu là lễ hội Sug Yiêng. Sug Yiêng (Suc- Dưng) là lễ hội quan trọng của đồng bào Chăm theo đạo Bà ni được tổ chức 3 năm một lần. Đây là dịp để các vị chức sắc và đồng bào Chăm gặp nhau giao lưu gắn kết tình cảm xóm làng và cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Đồng thời các vị chức sắc thống nhất về lịch Chăm trong cộng đồng thực hiện lễ nghi tín ngưỡng. Có thể nói rằng, Hồi giáo
Bàni ở Việt Nam là tôn giáo đặc trưng chỉ có ở Việt Nam, nó gắn chặt với dân tộc Chăm, là một phần tạo nên bản sắc văn hoá tôn giáo của người Chăm, mặt khác chính bản sắc văn hoá của người Chăm đã có tác động làm "mềm hoá" tínhcứng nhắc của Hồi giáo, những đặc điểm ấy đã làm cho bức tranh Hồi giáo ở Việt Nam phong phú và đa dạng.
Nhìn chung, dù là người Chăm theo đạo Hồi chính thống (Chăm Islam) hay theo đạo Hồi đã cải biến (Chăm Bàni), hoặc người Chăm có tín ngưỡng tôn giáo khác (đạo Bàlamôn) họ đều có tinh thần đoàn kết gắn bó, hoà hợp với các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, đã đang và sẽ là cộng đồng dân tộc tôn giáo yêu nước Việt Nam, phấn đấu vì sự cường thịnh của Tổ quốc Việt Nam XHCN.
2.2. Về cơ sở thờ tự, chức sắc, tổ chức của người Chăm Hồi giáo