Cấu trúc tổ chức

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ ĐỊA LÝ TÔN GIÁO (Trang 32 - 33)

VI. Tình hình phát triển tôngiáo hiện nay trên thế giới.

4. Cấu trúc tổ chức

- Những tôn giáo có tổ chức trung ương thành lập một tổ chức có cơ cấu nhằm để phát triển và giữ gìn sự trong sạch của niềm tin và giúp đỡ tín đồ sống theo đạo. Những tôn giáo này gồm có Giáo hội Công giáo Rôma, Hồi giáo lúc ban đầu và Đạo Do Thái theo phái Chasidut;

- Những tôn giáo không có tổ chức trung ương thường phát triển độc lập với nhau, cho nên các niềm tin và phong tục rất phong phú. Những tôn giáo này gồm có Ấn Độ giáo, các thần thoại của các nước Hy Lạp và Ai Cập cổ và các đạo ngẫu tượng mới như Wicca hay Ásatrú.

5. Đạo lý

- Những tôn giáo có căn cứ trong cách ăn ở chú trọng trong việc tham gia trong các tục lệ, lễ nghi và thái độ của các tín đồ. Những tôn giáo này có đạo Do Thái theo phái Chasidut và nhiều truyền thống hữu linh.

- Những tôn giáo có triết lý tinh thần chú trọng vào các điều dạy thực hành để dẫn đến hạnh phúc trong đời và ít quan tâm về những việc siêu phàm hơn. Thí dụ: đạo Phật, đạo Lão và đạo Khổng (Nho giáo). Một số tôn giáo khác như Ấn Độ giáo chú trọng những điều này nhưng vẫn tin tưởng vào một thần thánh tối cao trong nhiều hình thể.

- Những tôn giáo có căn cứ vào quan hệ chú trọng việc giữ gìn mối quan hệ đúng đắn với thần thánh, có thể bằng quan hệ cá nhân (như đạo Tin lành),

bằng cách tuân theo các ý định của thần thánh (như Hồi giáo) hay bằng cách sám hối và tha thứ tội lỗi (như Kitô giáo truyền thống).

(Cũng nên nhắc rằng hầu hết các tôn giáo có đạo lý từ nhiều căn cứ, nhưng có căn cứ được chú trọng hơn những căn cứ khác)

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ ĐỊA LÝ TÔN GIÁO (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w