VI. Tình hình phát triển tôngiáo hiện nay trên thế giới.
7. Tư tưởng về những người khác tín ngưỡng
Các tín đồ của các tôn giáo phải đối mặt với nhiều tư tưởng, nghi thức, tập quán của các tôn giáo khác và họ có nhiều các giải quyết khác nhau.
- Những người có tư tưởng bài ngoại cho rằng các tôn giáo khác đều sai lầm, là tà giáo hoặc bị sai lạc. Những người cực đoan như vậy đôi lúc gây ra những căng thẳng thậm chí dẫn đến xung đột với tín đồ của các tôn giáo khác.
- Những người có tín ngưỡng bao hàm nhận thức rằng mọi hệ thống tín ngưỡng đều có điều đúng cả, họ coi trọng các điểm giống với tôn giáo của mình và xem nhẹ các điểm khác biệt, thế nhưng luôn coi tín ngưỡng mà họ tin theo là cao hơn hết.
- Những người có tín ngưỡng đa nguyên không có thành kiến với các tôn giáo khác, xem mỗi tôn giáo đều phù hợp với những nền văn hóa mà trong đó nó tồn tại.
- Những người có tín ngưỡng hỗn hợp thường pha trộn các quan điểm từ nhiều tôn giáo hay tín ngưỡng khác nhau thành một tôn giáo mới để thể hiện đức tin, kinh nghiệm của họ.
Trường hợp đặc biệt: người thực sự hiểu được bản chất tối hậu của các
tôn giáo thì cho rằng các tôn giáo đều không tồn tại, mà chúng chỉ là phản ảnh của đầu óc và khái niệm của loài người. Do đó, những người như thế có thể sống với thực tại cuối cùng (thống nhất mọi niềm tin và tôn giáo của loài người làm một). Trường hợp này hoàn toàn khác với trường hợp những người vô thần là những người không tin vào tôn giáo nào, không có tín ngưỡng và đứng hoàn toàn độc lập và bên ngoài so với thế giới tâm linh nơi con người. Những người vô thần không đúng cũng không sai, họ chỉ đơn thuần chưa tiến hóa đủ để đến ngưỡng cửa phải đặt các chiều hướng hoạt động của họ nơi thực tại vào một niềm tin nào đó (ở cấp độ cao là đặt niềm tin vào một tôn giáo nào đó), họ là những sản phẩm sáng tạo của vũ trụ chưa thoát khoải "cái nôi" sự sống khi chưa tin vào một tôn giáo nào như những người tin vào tôn giáo (cấp độ mà ở đó con người không phải chỉ là những cỗ máy ăn, uống, ngủ, nghỉ, hoạt động tính dục mà còn có cấu trúc tâm linh)