Sự phát triển của đạo Phật

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ ĐỊA LÝ TÔN GIÁO (Trang 85 - 86)

II. Các loại hình tôn giáo.

3. Tôngiáo thế giới:

3.3.2. Sự phát triển của đạo Phật

Sự phát triển của đạo Phật có thể được chia làm bốn giai đoạn:

- Giữa thế kỉ VI đến giữa thế kỉ V trước công nguyên: Giai đoạn nguyên thủy, do đức Phật giáo hóa và các đệ tử của Phật truyền bá.

- Kể từ thế kỉ IV trước công nguyên: Giai đoạn bắt đầu phân hóa ra nhiều trường phái qua các lần kết tập về giáo pháp.

- Kể từ thế kỉ thứ I: Xuất hiện giáo phái Đại Thừa với hai tông phái quan trọng là Trung quán tông và Duy thức tông.

- Kể từ thế kỉ thứ VII: Sự xuất hiện của Mật tông Phật giáo (Phật giáo Tây Tạng, Kim Cương thừa)

Phật giáo phát triển hưng thịnh ở Ấn Độ 2 thế kỉ ngay sau khi nó ra đời và được đông đảo quần chúng ủng hộ (dưới thời vua A Dục). Đến thời vua Gupta Phật giáo nhường chỗ cho tôn giáo mới là Ấn Độ giáo hay Tân Bà la môn. Đến thế kỉ VIII Hồi giáo xâm nhập ồ ạt vào làm cho Phật giáo ở Ấn Độ

suy vi. Trong khi đó ở nhiều nước châu Á Phật giáo bắt đầu phát triển mạnh. Có 2 dòng Phật giáo được truyền bá ở châu Á:

- Dòng Đại thừa: (cỗ xe lớn) truyền lên các nước phía Bắc đến Trung Á, Mông Cổ, Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam. Đại Thừa dễ thích nghi với dân chúng, mặc áo nâu, tự đi lao động để kiếm sống, không đi khất thực.

- Dòng Tiểu thừa (cỗ xe nhỏ) truyền xuống phía Nam đến các nước Xrilanca, Mianma, Inđônêsia, Thái Lan, Lào, Campuchia… (chủ yếu ở các nước Đông Nam Á). Tiểu Thừa chỉ thờ Thích Ca Mầu Ni, người tu hành mặc áo vàng, hàng ngày đi khất thực trong dân chúng, sống khổ hạnh

Hình 9 :Bản đồ sự phát triển của đạo Phật trên thế giới

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ ĐỊA LÝ TÔN GIÁO (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w