Sự phát triển các tôngiáo địa phương (các tôngiáo ra đời ở Việt Nam)

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ ĐỊA LÝ TÔN GIÁO (Trang 111 - 114)

Việt Nam)

1. Đạo cao đài

1.1. Lịch sử hình thành:

Cao Đài là một tôn giáo bản địa Việt Nam do Ngô Văn Chiêu, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc sáng lập 1926 với trung tâm là Tòa thánh Tây Ninh.

- 1926-1934: Phát triển các thánh thất, điện thờ, hoàn thiện giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức xã hội.

- 1934-1975: Phát triển mạnh mẽ nhất, nhưng phân chia thành nhiều chi phái độc lập.

- 1975 đến nay:

+ Sau 1975, các Hội thánh Cao Đài xây dựng tổ chức hành chính đạo theo 2 cấp: Trung ương là Hội thánh, cơ sở là họ Đạo.

+ Từ 1995: 9 hệ phái Cao Đại tổ chức đại hội thông qua Hiến chương, tổ chức giáo hội 2 cấp hoạt động theo 3 hội: Thượng hội, Hội thánh, Hội Nhơn sanh.

Nguyên lý của đạo Cao Đài: Vạn giáo nhất lý

- Đạo - Tôn giáo: là hình thức bề ngoài với các nghi lễ, luật lệ khác nhau ⇒ mọi Đạo đều có muôn vạn hình tướng khác nhau

- Đạo - Đại đạo, Vô vi: mục đích hướng dẫn chúng sanh về hợp nhất cùng Đức Chí Tôn ⇒ muôn Đạo đều là Một

Tôn chỉ, mục đích

- Tôn chỉ: Tam giáo qui nguyên, Ngũ chi phục nhứt - Mục đích:

+ Mục đích gần. + Mục đích tối hậu.

Cửu Trùng Đài (Hữu hình)

Hiệp Thiên Đài (Bán hữu hình)

Bát Quái Đài (Vô hình)

Giáo Tông Hộ Pháp Đức Chí Tôn

Chưởng Pháp Thượng Phẩm Thượng Sanh

Nhơn Tiên

Đầu Sư Thập nhị Thời Quân Địa Tiên

Phối Sư Tiếp dẫn Đạo nhân Chưởng Ấn

Thiên Thánh

Giáo Sư Cải trạng Giám đạo

Nhơn Thánh

Giáo Hữu Thừa Sử

Truyền Trạng

Địa Thánh

Lễ Sanh Sĩ Tải Thiên Thần

Chánh-Phó Trị Sự Luật Sự Nhơn Thần

Đạo hữu Địa Thần

1.2.Phân bố:

Tuy được khai sinh chính thức vào năm 1926, Cao Đài nhanh chóng phát triển về quy mô và số lượng tín đồ. Theo thông tin của Ban Tôn giáo

Chính phủ Việt Nam, dẫn thống kê năm 2010của các tổ chức Cao Đài,

đạo Cao Đài có trên 1 vạn chức sắc, gần 3

vạn chức việc, khoảng 2,4 triệu tín đồ, với

958 tổ chức Họ đạo cơ sở được công nhận ở 35/38 tỉnh, thành phố có đạo Cao Đài, thành lập 65 Ban Đại diện, 1.290 cơ sở thờ tự (hàng năm có khoảng 4 ngàn tín đồ mới nhập môn vào đạo Cao Đài). Ngoài ra, có khoảng 30.000 tín đồ nữa sống ở Hoa Kỳ,Châu Âu và Úc. Theo trang thông tin và truyền giáo Cao Đài hải ngoại, số tín đồ Cao Đài là khoảng 5 triệu

2. Phật giáo Hòa hảo:

- Xuất hiện ngay khi Chiến tranh thế giới T2 sắp nổ ra, do Huỳnh Phú Sổ sáng lập (1939) tại làng Hòa Hảo, Tân Châu, An Giang.

- 1945, ban Trị sự các cấp Phật giáo Hòa Hảo được thành lập.

- 1964, chính quyền Sài Gòn có nghị định công nhận tổ chức của đạo, hệ thống quyền lực của đạo.

Phật giáo Hòa Hảo thờ Phật nhưng không thờ tượng cốt, tranh ảnh. Biểu tượng của Phật giáo Hòa Hảo là tấm vải màu dà (Trần Dà) với quan niệm

Phật tại tâm, tâm tức Phật.

Ngoài tôn thờ Phật, ông bà tổ tiên, Phật giáo Hòa Hảo rất đề cao và tôn thờ các anh hùng dân tộc và những người có công với cộng đồng, coi đó là đối tượng thờ cúng của mình.

Phân bố:

Theo thống kê năm 2009 có khoảng 1.433.252 tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo khiến tôn giáo này trở thành tôn giáo có số tín đồ đông thứ ba tại Việt Nam. tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tập trung chủ yếu ở miềnTây Nam Bộ như: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long

(Đặc biệt là An Giang với 936.974 tín đồ Phật Giáo Hòa Hỏa là tỉnh có số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đông nhất cả nước).

Ngoài các tôn giáo trên, ở Việt Nam còn có các tôn giáo khác như Tịnh độ Cư sĩ Phật hội, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Baha’i... và một số hệ phái Tin lành đang hoạt động bình thường.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ ĐỊA LÝ TÔN GIÁO (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w