II. Các loại hình tôn giáo.
2. Tôngiáo địa phương(quốc gia):
2.1.3. Tín ngưỡng cơ bản của Ấn Độ giáo
Những quan điểm luân lí, triết học, tín ngưỡng của Đạo Ấn Độ khá phức tạp, thậm chí còn mâu thuẫn nhau. Đạo Ấn Độ không có kinh điển thống nhất, cũng không có ông tổ giáo hội được mọi người thừa nhận. Do đó rất khó có định nghĩa được thừa nhận chung đối với tín ngưỡng và đặc trưng của đạo Ấn Độ. Mac đã từng chỉ ra: “Tôn giáo này vừa là tôn giáo của những sự túng dục vô độ vừa là tôn giáo của những nhà tu hành khắc khổ…là tôn giáo của nhà sư, lại vừa là tôn giáo của vũ nữ.” Vì đạo Ấn Độ được hình thành từ Đạo Veda và Đạo Balamon nên một số tín ngưỡng của đạo Bàlamôn vẫn còn được bảo lưu và có sự biến đổi tương ứng trong điều kiện lịch sử tương ứng.
Cuộc sống thế tục (không tôn giáo) và cuộc sống tôn giáo của Đạo Ấn Độ gắn bó mật thiết với nhau. Hạt nhân của cuộc sống thế tục là nghiêm khắc tuân thủ chế độ đẳng cấp. Đẳng cấp là chức nghiệp cha truyền con nối, là tập đoàn đẳng cấp kết hôn trong nội bộ, không cho phép người ngoài tham gia. Bao gồm 4 đẳng cấp:
Braman (Bà-la-môn): đứng đầu là giai cấp của những người tế lễ, đọc kinh Vệ Ðà, thuyết giáo cho quần chúng, người làm nghề tôn giáo, sinh từ miệng của thần Brama.
Ksatơrya: là giai cấp của những người thống trị như vua, quan, nhà quý phái gọi là Sát Ðế Lợi, đó là những người chiến sĩ, vốn sinh ra từ tay của thần Brama.
Vaisya: giai cấp của những người bình dân, gồm công, nông, thương gọi
là giai cấp Tỳ Xá, những người bình dân làm các nghề như chăn nuôi, làm ruộng, buôn bán, làm nghề thủ công, đó là những người vốn sinh ra từ đùi của thần Brama.
Sudra: giai cấp tiện dân, đời đời làm những nghề hèn hạ và nô lệ, những con cháu của các bộ lạc bại trận, vốn sinh ra từ bàn chân của thần Brama.
Đặc trưng nổi bật của đạo Ấn Độ là tính chất đa thần, trong đó nổi bật là thần sánh tạo tối cao Brahma, thần bảo vệ - Vishnu, thần hủy diệt và tái tạo cuộc sống – Shiva. Nhiều vị thần khác, kể cả một số loài vật “linh thiêng” cũng được coi trọng như bò, khỉ.
Cũng giống như Phật giáo, đạo Ấn Độ tin vào kiếp luân hồi và sự giải thoát. Sau khi con người chết sẽ linh hồn sẽ hóa kiếp, tái sinh trong kiếp mới. Người nào sống tốt thì sẽ tái sinh trong kiếp sống sung sướng. Người nào sống xấu xa, ác độc thì sẽ bị tái sinh trong kiếp cỏ cây, loài vật.
Thánh địa để cử hành nghi lễ của Ấn Độ giáo đều là nơi có liên quan tới thần thoại trong sử thi hoặc là những nơi hợp lại của các con sông. Trong đó nổi tiếng nhất có Varanaxi ở bên bờ sông Hằng, Maxtora trên bờ sông Chômuna…
Benares là thánh địa quan trọng nhất mà các tín đồ Siva triều bái cũng là trung tâm văn hóa của đạo Bà la mon và đạo Ấn Độ. Nguyện vọng của mỗi giáo đồ Ấn độ giáo là được tới Benares triều bái một lần trong đời. Do đó mỗi ngày có hàng vạn tín đồ về đây tụng kinh, thực hành khổ hạnh và bố thí ở trong đền miếu, tắm gội ở sông Hằng. Có rất nhiều giáo đồ mong muốn chết ở đây hoặc khi chết được trải gio xuống dòng sông Hằng, vì họ cho rằng như vậy mới giải thoát khỏi các tội từ kiếp trước.