Giới tính thần thánh

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ ĐỊA LÝ TÔN GIÁO (Trang 30 - 32)

VI. Tình hình phát triển tôngiáo hiện nay trên thế giới.

2. Giới tính thần thánh

- Một số tín đồ cho rằng thần thánh của họ không có giới tính, có cả tính chất nam lẫn nữ;

- Một số tín đồ cho rằng thần thánh của họ không có giới tính, nhưng có nhiều tính chất nam.

- Một số tín đồ khác cho rằng thần thánh của họ không có giới tính, nhưng có nhiều tính chất nữ.

- Một số tôn giáo giáo cho rằng thần thánh của họ là nam hoặc nữ, như trong các tôn giáo thần thoại truyền thống.

3.Nguồn kinh sách

Kinh Coran Andalusia từ thế kỷ 12

Kinh Thánh của Kitô giáo

- Các văn bản thiêng liêng cung cấp căn cứ cho các tín đồ xem các văn bản đó có thẩm quyền, được linh truyền, linh hứng và/hoặc không thể sai lầm. Thí dụ như kinh Coran, kinh Vệ Đà, kinh Aqdas (Kitáb-i-Aqdas) và Kinh thánh;

- Các nhà tiên tri cung cấp căn cứ cho các tín đồ xem những người tiên tri đó có khả năng thông hiểu đặc biệt hoặc có khả năng tương giao cá nhân trực tiếp với đấng thiêng liêng. Thí dụ như Giêsu, Môsê, Bahá'u'lláh và Môhamét;

- Khoa học và lý trí cung cấp căn cứ cho các tín đồ xem khoa học và lý trí có khả năng trả lời cho nhiều nghi vấn nền tảng của tôn giáo. Thí dụ như chủ nghĩa Nhân bản thế tục và thuyết Vô thần;

- Truyền thống cung cấp căn cứ cho các tín đồ xem tập quán của tổ tiên là đặc biệt quan trọng và là nguồn cội của chân lý thiêng liêng. Thí dụ như Saman giáo (vu ngưỡng) và một số khía cạnh của Thần đạo;

- Kinh nghiệm cá nhân cung cấp căn cứ cho các tín đồ tin rằng họ có tiếp xúc cá nhân trực tiếp với Thượng đế hay thần thánh, hoặc một sự kiện cụ thể nào đó có tầm quan trọng đối với họ về mặt tôn giáo.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ ĐỊA LÝ TÔN GIÁO (Trang 30 - 32)