II. Các loại hình tôn giáo.
3. Tôngiáo thế giới:
3.2.2. Quá trình phát triển của Đạo Hồ
3.2.2.1. Quá trình bành trướng của đạo Hồi trong lịch sử:
Trong lịch sử thế giới, chưa từng có một tôn giáo nào bành trướng một cách mạnh mẽ và nhanh chóng cho bằng đạo Hồi. Từ một nhóm người du mục sống trong một ốc đảo heo hút giữa sa mạc Syro-Arabia đã mau chóng biến thành những con người đầy quyền lực tung hoành từ Cận Đông đến Âu Châu và từ Bắc Phi đến tận các nước Châu Á
Chỉ trong vòng 10 năm kể từ ngày giáo chủ Muhammad qua đời (632- 642) quân Hồi Giáo Ả Rập đã chiếm trọn bán đảo Arabia (rộng gấp 8 lần Việt Nam), chiếm Iraq, Syria, Palestine, Ai Cập và phía Tây nước Iran.
Một điều làm cho cả thế giới kinh ngạc là lần đầu tiên người Ả Rập chiếm một nước Âu Châu, đó là Hy Lạp.
- Thừa thắng xông lên, người Hồi Giáo Ả Rập mở cuộc chiến tranh đánh Tây Ban Nha. Sau 5 năm, người Hồi chiến thắng đã chiếm trọn nước Âu Châu rộng lớn và nổi tiếng sùng đạo Công Giáo nhất thời bấy giờ.
- Năm 712, quân Hồi Giáo chiếm trọn Iran (Ba Tư) và dùng nước này làm bàn đạp tiến quân đánh chiếm các nước Trung Á ở phía nam nước Nga, chiếm vùng Bắc Ấn rộng lớn (nay là Pakistan và Afganistan) và xâm nhập phía Tây Trung Quốc - Quân Hồi bị quân nhà Đường chận lại tại sông Talas nên phải rút về Trung Á.
Sự xuất hiện và bành trướng của đạo Hồi trong thế kỷ 7 hung bạo dữ dội như cơn gió xoáy (tornado) khiến cho cả thế giới phải kinh hoàng.
Từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 20, trong thế giới Hồi Giáo đã xuất hiện ba đế quốc riêng biệt và luôn tranh chấp với nhau. Cả ba đế quốc Hồi Giáo đã được thành lập và suy tàn vào những thời điểm khác nhau:
- Đế quốc Mughul thành lập đầu thế kỷ 13, suy tàn cuối thế kỷ 19. - Đế quốc Ottoman thành lập cuối thế kỷ 13, suy tàn đầu thế kỷ 20. - Đế quốc Safavids thành lập đầu thế kỷ 16, suy tàn trong thế kỷ 18. Như vậy, hai đế quốc Hồi Giáo lớn mạnh nhất là Ottoman và Mughul đã cùng tồn tại song hành và chia nhau thống trị thế giới Hồi Giáo bao la trong 7 thế kỷ. Ít nhất là trong 200 năm, từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18, cả ba đế quốc Mughul, Ottoman và Safavids cùng tồn tại trong thế giới đạo Hồi.
Từ thế kỷ 18 trở đi, các nước Âu Châu trở nên hùng cường mọi mặt đã đẩy lùi các đế quốc Hồi Giáo đến chỗ suy tàn. Khởi đầu là nước Nga đánh tan quân Ottoman ở vùng Biển Đen năm 1774, chiếm lại Armenia và vùng núi Caucase. Năm 1792, Nga chiếm Georgia và Romania từ tay Ottoman.
Đầu thế kỷ 19, Nga chiếm toàn bộ miền Trung Á gồm nhiều nước theo đạo Hồi thuộc đế quốc Mughul.
Tóm lại, từ đầu thế kỷ 20, chỉ ngoại trừ một nước duy nhất là Thổ Nhĩ Kỳ, còn lại toàn bộ thế giới Hồi Giáo đều trở thành những thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Âu Châu.
Lịch sử bành trướng và phát triển của đạo Hồi luôn luôn gắn liền với chiến tranh và bạo lực. Vì thế đạo Hồi nổi tiếng là "tôn giáo của lưỡi gươm" hoặc "tôn giáo quân phiệt".
3.2.2.2. Quá trình phân hóa của Hồi giáo:
Trong quá trình phát triển theo thời gian, hầu như không có tôn giáo nào thoát khỏi sự phân hóa. Tuy nhiên, có tôn giáo phân hóa trong hòa bình như đạo Phật (Đại Thừa, Tiểu Thừa không bao giờ chém giết nhau). Trái lại, hầu hết các đạo độc thần đã đi đến sự phân hóa sau các cuộc xung đột gay gắt và luôn luôn kéo theo các cuộc "thánh chiến" đẫm máu trong nhiều thế kỷ
Tình trạng phân hóa của đạo Hồi đã xảy ra rất sớm vì nó đã diễn ra chỉ vài chục năm sau khi giáo chủ Muhammad qua đời. Hậu quả của sự phân hóa này đã làm thiệt mạng nhiều chục triệu tín đồ Hồi Giáo trong 14 thế kỷ qua và hiện nay vẫn còn tiếp tục.
Sự phân hóa của đạo Hồi là sự phân hóa đẫm máu nhất và lâu dài nhất trong lịch sử các tôn giáo trên thế giới.
Có 3 nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa thảm khốc:
1. Khi sắp qua đời, Muhammad đã không tiên liệu việc chỉ định người kế vị để cai trị cộng đồng Hồi Giáo của ông.
2. Đối với các tín đồ cuồng tín thì kinh Koran là cuốn sách toàn hảo về mọi phương diện. Tuy nhiên trên thực tế Trong thực tế, Koran là cuốn sách rất mơ hồ về giáo lý và rất nhiều thiếu sót về luật pháp. Kinh Koran mơ hồ thiếu sót đã đưa đến những lý luận giải thích khác nhau, từ đó phát sinh những phe phái khác nhau trong đạo Hồi.
3. Nguyên nhân tiếp theo là sự bành trướng quá rộng của các đế quốc Hồi Giáo khiến cho giáo lý của đạo Hồi bị pha trộn với các nền văn hóa khác. Điển hình là các giáo phái Sufis và Bahai đã hình thành do chịu ảnh hưởng của
các dòng khổ tu của Công Giáo La Mã, một phần khác do ảnh hưởng văn hóa Hy Lạp và giáo lý của nhiều tôn giáo khác.
Tuy nhiên sự phân hóa nghiêm trọng nhất trong lịch sử Hồi Giáo do vấn đề thừa kế Muhammad.
Ba mươi năm sau khi Muhammad qua đời, cộng đồng Hồi Giáo non trẻ đã bị chia thành hai phe thù nghịch nhau chỉ vì bất đồng ý kiến trong vấn đề kế thừa quyền lãnh đạo của giáo chủ Muhammad về thế quyền và về tinh thần:
Phe SUNNIchủ trương: những người kế vị Muhammad (Caliphs) không nhất thiết phải là người thuộc dòng dõi của ngài vì Muhammad không qui định điều này. Vào thời điểm đó, Hồi Giáo đã trở thành một đế quốc khá lớn nên không thể tìm người lãnh đạo thuộc dòng dõi của Muhammad để cai trị nhiều quốc gia trong đế quốc được
Phe SHI'A chủ trương: Người thừa kế Muhammad thẩm quyền cai trị về thế quyềnphải là con cháu của Ali và Fatima (con rể và con gái Mohamet). Người thừa kế Muhammad thẩm quyền lãnh đạo cộng đồng Hồi Giáo về mặt tinh thần phải là một vị thánh thuộc dòng dõi Ali-Fatima vì theo họ, Ali là vị Imam (thánh) đầu tiên của Hồi Giáo do Muhammad chỉ định.
Qua 14 thế kỷ phát triển, ngày nay đạo Hồi chiếm 1/5 tổng số nhân loại, tức khoảng 1,3 tỷ tín đồ. Phe Sunni chiếm 80%, tức 960 triệu tín đồ.
Phe Sunni cũng không còn là một khối đa số thuần nhất vì nó đã bị chia thành 4 trường phái lớn (Schools):
Như trên đã trình bày, sự phân hóa đầu tiên và nghiêm trọng nhất là sự kiện đạo Hồi bị chia ra hai phe Sunni và Shiah do bất đồng ý kiến về quyền thừa kế Muhammad. Lúc ban đầu không ai có thể tiên đoán được hậu quả tàn khốc của nó vì không ai có thể ngờ cái nguyên nhân nhỏ nhặt đó lại có thể gây ra những vụ chém giết triền miên trong suốt 14 thế kỷ làm thiệt mạng nhiều chục triệu người. Ta có thể thấy được sự phân bố chủ yếu của tín đồ hai dòng Sunni và Shia thông qua bản đồ sau:
Hình 8: Bản đồ phân bố tín đồ dòng Sunni (màu xanh) và dòng Shia (màu đỏ) trên thế giới
Tuy phân hóa thành nhiều dòng, nhiều giáo phái nhưng tín đồ đạo Hồi trên toàn thế giới đều có chung 5 nghĩa vụ và 6 trụ cột của đức tin:
- Năm nghĩa vụ bao gồm:
+ Thứ nhất: Công khai tuyên xưng một Thiên Chúa là Allah và tin rằng ngoài Allah ra không có một Thiên Chúa nào khác
+ Thứ hai: Cầu nguyện năm lần trong ngày và khi cầu nguyện Allah, phải quay mặt về phía thánh địa Mecca
+ Thứ ba: Bố thí cho kẻ nghèo
+ Thứ tư: Ăn chay trong tháng Ramadan
+ Thứ năm: Hành hương các thánh địa tại Saudi Arabia. - Sáu trụ cột của đức tin gồm:
1. Tin có một Thiên Chúa Duy Nhất 2. Tin có các Thiên Thần và Ma Quỉ 3. Tin các sách Mặc Khải
4. Tin các vị Thiên Sứ
5. Tin có ngày tận thế, xác kẻ chết sống lại, mọi người sẽ được Thiên Chúa xét xử trong Ngày Phán Xét Cuối Cùng.