II- Vật liệu, nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu.
1- Vật liệu thời gia n địa điểm nghiên cứu.
1.1- Đối t−ợng và nguồn gốc nấm linh chi.
Các chủng giống nấm linh chi (Ganoderma lucidum) có nguồn gốc trong n−ớc và n−ớc ngoài.
Bảng 2: Nguồn gốc-ký hiệu một số chủng nấm linh chi tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Thực vật.
TT Chủng giống nấm linh chi và ký hiệu
Nguồn gốc Thời gian s−u tầm
1 D Trung quốc Nhập nội tháng 10/1997
2 Dt Quảng Ninh, Miền Bắc Thu thập tháng 5/1999 3 DNH Nhật Bản Nhập nội tháng 9/2000 4 D1 Bảo Lộc, Lâm Đồng Miền Nam Thu thập tháng 6/2001
5 T5 Trung Quốc Nhập nội tháng 11/2001
Trong các chủng nấm linh chi trên đề tài tiến hành tuyển chọn giống thuần chủng ổn định về năng suất, chất l−ợng và có tính chống chịu với điều kiện tự nhiên tốt.
1.2- Nguyên liệu
- Môi tr−ờng phân lập, môi tr−ờng cấp I làm trên ống nghiệm gồm: Thạch agar, khoai tây, đ−ờng glucô, n−ớc, cám gạo, cám ngô.
- Môi tr−ờng nhân giống cấp II và cấp III: Thóc tẻ, bột nhẹ CaCO3, chai thủy tinh. - Môi tr−ờng nuôi trồng: Mùn c−a, bột nhẹ CaCO3, cám gạo, cám ngô, túi nilon 25 x 35cm, bông không thấm n−ớc.
1.3- Thời gian và địa điểm nghiên cứu.
- Thí nghiệm nuôi trồng, chọn tạo giống nấm linh chi đ−ợc thực hiện tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Thực vật - Viện Di truyền Nông nghiệp.
- Khảo nghiệm giống triển khai rộng tại x−ởng sản xuất nấm ở các địa ph−ơng: + Xã Long H−ng, huyện Văn Giang, H−ng Yên
+ Xã Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc.
+ Ngoài ra còn sản xuất ở các tỉnh Hà Tây, Hòa Bình, Bắc Giang, Yên Bái, Sơn La, Quảng Nam, Bà Rịa Vũng Tàu.
- Về phần phân tích hóa sinh thực hiện tại Viện công nghệ sinh học, Viện y học cổ truyền Hà Tây.
- Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 9/2001 đến tháng 9/2003. Mỗi năm sản xuất trên 2 vụ: thu đông từ T8-T12, xuân hè từ T1-T5.