Chiến lược đa thương hiệu là chiến lược tăng trưởng dựa trên sự thay đổi một cách cơ bản về công nghệ, sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh nhằm tạo lập những cặp Thương hiệu – Sản phẩm mới cho công ty.
- Về mục đích:
+ Tạo ra những thương hiệu mạnh, có hiệu quả;
+ Phân phối nguồn lực hợp lý trong việc xây dựng các thương hiệu khác nhau (chi nhiều tiền quảng cáo hơn cho các thương hiệu chiến lược);
+ Tạo sức cộng lực, tránh gây các ấn tượng thương hiệu hỗn loạn trong đầu khách hàng;
+ Cung ứng sản phẩm/ dịch vụ có chân dung thương hiệu rõ ràng, giúp các công ty bán lẻ, công ty quảng cáo, phương pháp trưng bày trong tiệm, hiểu rõ các mối quan hệ giữa các thương hiệu của cùng một công ty, do đó có thể tạo ra chiến lược kinh doanh phù hợp;
+ Nâng cao giá trị của thương hiệu;
+ Tạo ra nguồn lực cho sự phát triển trong tương lai (thâm nhập vào các thị trường mới/ phát triển kịp thời các sản phẩm mới).
- Lợi ích chiến lược:
+ Công ty có thể tiếp cận các phân khúc thị trường mới, giới thiệu sản phẩm mới vào thị trường;
+ Tạo được những điểm hấp dẫn khác nhau của thương hiệu đối với khách hàng có động cơ không giống nhau;
- Hạn chế chiến lược:
+ Chi phí quản lý và chi phí thực hiện đa dạng hóa cao;
+ Số lượng các thương hiệu càng lớn tỷ lệ thuận với tính phức tạp trong quản lý, mỗi thương hiệu chỉ có thể chiếm thị phần nhỏ và không có thương hiệu nào sinh lời nhiều;
+ Khả năng liên kết giữa các thương hiệu khó khăn, công ty có thể bị dàn trãi nguồn lực;
- Điều kiện áp dụng:
+ Khi thị trường đang trong giai đoạn bão hòa;
+ Khi công ty muốn tung ra nhiều thương hiệu để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng;
+ Nguồn lực công ty phải đảm bảo.
* Lựa chọn chiến lược thương hiệu:
Trên thực tế, việc lựa chọn một chiến lược để phát triển thương hiệu tùy thuộc rất nhiều các yếu tố, phụ thuộc vào nguồn lực của doanh nghiệp. Việc lựa chọn chiến lược phát triển thương hiệu không những mang lại các giá trị, lợi ích thiết thực cho khách hàng, lôi kéo được nhận thức và mong muốn của khách hàng về mình mà còn là việc tạo lập ra một hệ thống bao gồm sự kết hợp giữa sự cam kết và thiết lập hình tượng trong nhận thức khách hàng, cùng với việc chuyển tải và thực hiện cam kết đó. Vì vậy, tùy thuộc vào tình hình thực tế mà doanh nghiệp sẽ có quyết định sử dụng một chiến lược cụ thể hoặc cũng có thể là sự kết hợp đồng thời nhiều chiến lược để phát triển.