a. Khái niệm về trò chơi học tập
Chơi là một hoạt động không thể thiếu đƣợc trong đời sống của trẻ. Chơi sẽ giúp cho trẻ phát triển về trí tuệ, tình cảm, kỹ năng, hành động,.. Edua Clapared (nhà tâm lý học, giáo dục ngƣời Pháp) đã từng nói: “Trƣờng học cần phải hoạt động, nghĩa là động viên sự hoạt động của đứa trẻ. Nó cần làm một phòng thí nghiệm hơn là tại một giảng đƣờng. Để đạt đƣợc tới mục đích này nó có thể lợi dụng triệt để trò chơi. Vì trò chơi kích thích tối đa hoạt động của đứa trẻ”.
Nhƣ chúng ta đã biết, trò chơi là một hình thức hoạt động của trẻ. Trò chơi học tập là loại trò chơi có nội dung tri thức gắn với hoạt động học tập của học sinh và gắn với nội dung bài học. Trò chơi học tập giúp học sinh khai thác vốn kinh ngiệm của bản thân để chơi và để học. Trò chơi học tập có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và các phẩm chất đạo đức. Trò chơi học tập mang tất cả đặc trƣng của một trò chơi và chứa đựng tất cả các đặc điểm của trò chơi có luật.
Trò chơi học tập khác tiết học ở chỗ: nhiệm vụ của ngƣời chơi không đƣợc đặt ra trực tiếp và công khai trƣớc trẻ mà nằm trong nhiệm vụ chơi, trong luật chơi và hành động chơi. Nhƣng trò chơi học tập lại giống tiết học ở
chỗ: việc giải quyết nhiệm vụ chơi và hành động chơi đòi hỏi các em tích cực huy động kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để đạt đƣợc kết quả mà trò chơi đặt ra. Việc dạy học cho trẻ bằng các trò chơi học tập giúp các em có khả năng giải quyết nhiệm vụ dƣới hình thức nhẹ nhàng, không bị áp đặt.
Khi chơi trò chơi trẻ đƣợc chơi dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời lớn (ngƣời giáo viên). Tuy nhiên nó vẫn đảm bảo đƣợc tính tự do, độc lập của trẻ, thỏa mãn nhu cầu cảm xúc và óc sáng tạo không ngừng của trẻ.
Nhƣ vậy: Trò chơi học tập là trò chơi có luật và có nội dung cho trƣớc, có nội dung tri thức gắn với hoạt động học tập của học sinh và gắn với nội dung bài học, là trò chơi của nhận thức giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi và để học. Trò chơi học tập có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ lẫn các phẩm chất đạo đức.
b. Đặc điểm của trò chơi học tập
Trò chơi học tập đƣợc quy định rõ ràng bởi luật chơi, do ngƣời lớn nghĩ ra nhằm mục đích giáo dục trí tuệ, nhân cách.
Tên gọi của trò chơi học tập thƣờng phản ánh nội dung và khơi dậy những hững thú của trẻ với trò chơi.
Luật chơi quy định các hoạt động cũng nhƣ mối quan hệ của ngƣời chơi.
Trò chơi học tập đƣợc tổ chức nhằm mục đích dạy học và huy động trí óc của trẻ làm việc thực sự trong khi giải quyết nhiệm vụ nhận thức, phát triển trí thông minh.
Trò chơi học tập có cấu trúc chặt chẽ bao gồm các yếu tố: nhiệm vụ chơi, hành động chơi, luật chơi.
- Nhiệm vụ chơi hay còn gọi là nhiệm vụ nhận thức là nét đặc trƣng của trò chơi học tập. Nó chi phối tất cả các yếu tố khác. Nhiệm vụ nhận thức đƣợc thể hiện thông qua hành động chơi và luật chơi. Bởi vậy, nó không chỉ khơi gợi hứng thú, kích thích tính tích cực, nguyện vọng chơi của trẻ mà còn làm cho các thành phần khác của trò chơi cũng hƣớng vào việc tổ chức cho học sinh tƣ duy.
- Hành động chơi là những động tác học sinh phải thực hiện trong lúc chơi. “Các hành động chơi là thành phần chính của trò chơi học tập, thiếu chúng thì không còn là trò chơi nữa. Các hoạt động chơi nhƣ là họa tiết của chủ đề chơi”. Hành động chơi càng đa dạng phong phú bao nhiêu thì càng thu hút đƣợc sự chú ý, sự tham gia nhiệt tình của học sinh bấy nhiêu.
- Luật chơi: Là yếu tố cơ bản của trò chơi học tập, là những quy định ngƣời chơi phải tuân theo: làm gì, làm nhƣ thế nào trong một trò chơi và nó vạch rõ nội dung của trò chơi. Luật chơi càng chính xác bao nhiêu thì trò chơi càng căng thẳng và quyết liệt bấy nhiêu. Luật chơi là tiêu chuẩn đánh giá hành động chơi là đúng hay sai. Việc trẻ lĩnh hội luật chơi, tuân theo luật chơi có tác dụng giáo dục tính độc lập, khả năng tự đánh giá kiểm tra lẫn nhau.
Nhƣ vậy, những yếu tố trong trò chơi học tập có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau. Nhiệm vụ chơi xác định tính chất của hành động chơi. Luật chơi giúp cho việc thực hiện các hành động chơi và giải quyết các nhiệm vụ chơi đƣợc diễn ra thuận lợi hơn. Nhiệm vụ chơi và những hành động chơi tạo nên nội dung trò chơi.
- Kết quả sau khi chơi trò chơi giáo viên cần phân định rõ kết quả, tạo ra sự công bằng trong cả thực tiễn và nhận thức suy nghĩ của các em qua trò chơi.
c. Vai trò của trò chơi học tập
Trò chơi học tập có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình lĩnh hội kiến thức cũng nhƣ sự phát triển nhân cách của học sinh. Nó tạo cho trẻ cảm giác đƣợc vui chơi, đƣợc thoải mái, tự nhiên, nhẹ nhàng không gò bó và từ đó trẻ dần dần đi đến lĩnh hội kiến thức bằng một con đƣờng mới hoàn toàn nhẹ nhàng và hứng thú.
Trò chơi học tập nhƣ là một dạng hoạt động mang tính chất thực hành trong đó trẻ vận dụng vốn hiểu biết và khả năng tƣ duy của mình để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức. Dƣới dạng hoạt động hấp dẫn, không gò bó, trò chơi học tập tạo nên những hoàn cảnh sinh động đòi hỏi học sinh vận dụng tri thức một cách đa dạng, thúc đẩy hoạt động trí tuệ của học sinh.
Thông qua trò chơi học tập các em sẽ có những hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh nói chung, con ngƣời nói riêng. Từ đó hình thành ở học sinh nhu cầu muốn tác động đến thế giới đó nhƣ ngƣời lớn. Bên cạnh đó trò chơi học tập còn là chỉ tiêu chính xác nhất thể hiện năng khiếu và khả năng của trẻ.
Trong quá trình chơi trẻ thực hiện các hành động chơi, giải quyết các nhiệm vụ chơi. Trẻ phải sử dụng ngôn ngữ, các thao tác tƣ duy… Nhƣ vậy nếu tham gia vào các hoạt động vui chơi phong phú thì chẳng những trí tuệ, tình cảm và tài năng của các em cũng đƣợc phát triển đến giới hạn tột cùng.
Trò chơi học tập có ảnh hƣởng đến việc hình thành hành vi có chủ định vì kết quả trò chơi phụ thuộc vào tính chính xác của việc chấp hành luật lệ chơi. Trò chơi học tập còn là phƣơng tiện tốt để khắc phục những mặt khó khăn trong hoạt động tƣ duy của học sinh.
Trò chơi học tập là phƣơng tiện góp phần tạo lập các điều kiện thuận lợi cho việc lĩnh hội tri thức trong việc học tập. Khi sử dụng kết hợp trò chơi học tập trong quá trinh giảng dạy học sinh sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Trò chơi học tập là phƣơng tiện giúp học sinh thƣ giãn.
Đối với học sinh tiểu học, trò chơi học tập thƣờng có nội dung đơn giản, vừa sức phù hợp với sự phát triển tâm lý của trẻ em và nội dung chƣơng trình tiểu học quy định. Tính phức tạp của trò chơi đƣợc nâng cấp dần từ thấp lên cao theo mức độ kiến thức.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ đi sâu vào loại trò chơi vận động kết hợp với trí tuệ phù hợp với học sinh lớp 3 và phù hợp với môn toán.