Trò chơi củng cố kiến thức sau phần dạy học kiến thức mới

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi nhằm đánh giá thường xuyên trong dạy học toán ở lớp 3 (Trang 61)

Kết thức một giờ học là thời gian “lý tƣởng” để tổ chức trò chơi học tập. Đây là khoảng thời gian để củng cố nội dung trong cả tiết dạy, cũng là cơ hội để giáo viên đánh giá khả năng nắm kiến thức, vận dụng bài của các em. Sử dụng trò chơi học tập sau khi hoàn thành một bài học. Cách này có ƣu điểm là kích thích đƣợc sự hứng thú học tập của học sinh, giờ học tránh đƣợc không khí suy nghĩ căng thẳng trở thành “ Vui mà học, học mà chơi” hết sức sinh động

Sử dụng sau khi hoàn thành một nội dung. Với cách này sẽ giúp cho học sinh hệ thống lại kiến thức một cách sinh động và hiệu quả.

Thiết kế trò chơi học tập sử dụng khi củng cố nội dung bài học cần lƣu ý các câu hỏi phải tổng hợp đƣợc những kiến thức mà học sinh đã đƣợc học (bài luyện tập, ôn tập chƣơng, ôn tập năm). Từ đó giáo viên có thể đánh giá đƣợc khả năng lĩnh hội tri thức và vận dụng của từng học sinh.

Nếu biết cách tổ chức hợp lý, khoa học và đúng cách sẽ giúp cả học sinh và giáo viên đánh giá cả quá trình học của mình.

Có thể áp dụng một số dạng trò chơi điển hình sau:

Trò chơi có thể sử dụng khi củng cố nội dung bài ở tiết “ Ôn tập các số đến 100 000” (SGK Toán 3, tr169)

Bước 1. Lựa chọn trò chơi Mục tiêu:

- Giúp cho học sinh củng cố cách phân tích các số trong phạm vi 100 00 thành tổng của các hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngƣợc lại.

- Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp

- Rèn tác phong nhanh nhẹn, hợp tác với nhau trong khi làm việc. - Giúp giáo viên đánh giá năng lực và khả năng của học sinh.

Bước 2. Chuẩn bị trò chơi - Thời gian: 5 phút

- Phƣơng tiện chơi:

+ Giáo viên chuẩn bị 2 bảng phụ có ghi nội dung giống nhau Viết số thích hợp vào chỗ chấm ……..= 1000 + 900 + 50 + 2. 19350 = …….+…….+……..+…… ……..= 9000 + 900 + 9 + 5. 8760 = …….+…….+…….. ……..= 10 000 + 3000 + 300 + 5 6020 = …….+…….+…….. ……..= 39 000 + 30. 8001 = …….+…….+……. + Bút dạ

- Luật chơi: chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 5 – 8 học sinh, các me còn lại cổ vũ cho đội mình. 2 đội xếp thành hàng dọc, khi có hiệu lệnh của giáo viên, từng bạn trong đội lên điền kết quả của mình. Bạn thứ nhất điền xong đƣa bút cho bạn tiếp theo. Cứ nhƣ vậy đến hết.

- Cách tính điểm: Mỗi phép tính đúng đƣợc 1 điểm. Đôi nào nhiều điểm hơn sẽ thắng. Cả hai đội bằng điểm nhau thì đội nào xong trƣớc và trình bày đẹp sẽ thắng.

Bước 3. Tổ chức chơi

- Giáo viên giới thiệu tên trò chơi - Hƣớng dẫn học sinh chơi:

+ Giáo viên nêu luật chơi, cách chơi - Tổ chức thực hiện trò chơi

Bước 4. Nhận xét kết quả và đánh giá

- Giáo viên hƣớng dẫn học sinh dƣới lớp nhận xét mức độ nắm vững luật, thành tích của hai đội chơi.

- Giáo viên đánh giá về các thành viên tham gia chơi về mức độ nắm vững bài, tính nhanh nhạy và phối hợp với các bạn trong nhóm.

2.3.4. Một số trò chơi theo chủ đề kiến thức trong chương trình lớp 3

Các trò chơi trong mục 2.4.4. chúng tôi không nêu rõ qui trình tổ chức trò

chơi, chỉ giới thiệu các bƣớc cơ bản trong qua trình tổ chức. Các trò chơi này đƣợc thiết kế theo một số chủ đề trong chƣơng trình môn toán lớp 3, nhằm củng cố kiến thức học sinh đã học.

2.3.4.1. Trò chơi củng cố nội dung số học

Trò chơi 2.7. “Kết bạn”

- Mục đích:

+ Rèn luyện, củng cố kĩ năng tính nhẩm nhanh các phép tính cộng, trừ, nhân, chia (số tròn chục, tròn trăm).

+ Luyện tác phong nhanh nhẹn , tinh mắt..

- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 10 đến 15 tấm bìa hình chữ nhật có kích thƣớc 10 x15cm, có dây đeo. Mỗi tấm đều có ghi một phép tính hoặc một kết quả tƣơng ứng.

Chẳng hạn: Bài “Cộng trừ các số có ba chữ số ( Không nhớ)” bài tập số 1 trang 04.

Nội dung ghi trong các thẻ nhƣ sau:

400 + 300 815 800+10+5 700 - 300 100+20+4 300 700 - 400 124 700 400 367 300+60 +7

- Luật chơi:

Học sinh xung phong lên rút thẻ của mình, sau đó tất cả tập hợp thành vòng tròn, các em đeo thẻ trƣớc ngực, mỗi em tự quan sát số thẻ của mình đứng trƣớc và sau số thẻ của bạn nào trong nhóm mình. Tự tính nhẩm kết quả hoặc phép tính tƣơng ứng với kết quả hoặc phép tính ghi trên thẻ của mình. Yêu cầu cả đội lặc cò cò, vừa hát vừa vỗ tay cùng cả lớp “Lặc cò cò cho cái giò nó khoẻ, đi xen kẽ cho nó khoẻ cái giò”.

Khi giáo viên hô “Tìm bạn! Tìm bạn!”các em nhanh chóng tìm và chạy về với bạn đeo thẻ có kết quả hoặc phép tính tƣơng ứng.

Giáo viên: Hƣớng dẫn học sinh còn lại trong lớp nhận xét quá trình chơi của các bạn: Thực hiện luật chơi, thành tích của mỗi bạn: Nhanh, tìm đúng bạn.

Giáo viên nhận xét, tổng kết cuộc chơi của học sinh: Học sinh tìm đúng bạn, nhanh nhất là ngƣời thắng cuộc, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc biểu dƣơng, khen thƣởng (nếu có). Ghi kết quả nhận xét, đánh giá vào sổ theo dõi sự tiến bộ của học sinh.

Cuối buổi học tuyên dƣơng, động viên các học sinh chƣa hoàn thành tốt

nhiệm vụ.

- Phát triển trò chơi: Trò chơi có thể củng cố kĩ năng tính nhẩm nhanh các phép tính cộng, trừ, nhân, chia (số tròn chục, tròn trăm) khác trong các tiết luyện tập, ôn tập, củng cố tiết học.

Trò chơi 2.8. Con số may mắn

- Mục đích

+ Luyện tập và củng cố kĩ năng làm các phép tính cộng trừ trong phạm vi 1000. Bảng nhân chia từ 6 đến 9.

+ Luyện phản xạ nhanh ở các em. Rèn luyện tính tập thể. + Thời gian chơi 4- 5 phút

- Chuẩn bị

+ Quy ƣớc 1 hoặc 2 con số may mắn (Là 1 hoặc 2 trong 9 số trên). + Một số câu hỏi bằng số ô vuông có trong hình.

Chẳng hạn: Để dạy bài “Luyện tập/ Trang 32”.Ta có thể chuẩn bị một số câu hỏi nhƣ sau:

1. Một bạn nói : 7 × 2 = 2 × 7 , đúng hay sai? Vì sao? 2. 7 × 6 thì bằng 6 × …(đó là số mấy)?

3. Một lọ hoa có 7 bông hoa. Hỏi 5 lọ nhƣ thế có bao nhiêu bông hoa?

4. Đọc bảng nhân 7.

- Luật chơi

- Chọn hai đội chơi

- Mỗi đội bốc thăm để giành quyền chọn số trƣớc. Mỗi lần chọn một số, giáo viên đọc câu hỏi tƣơng ứng với số đó. Nếu trả lời đúng thì đƣợc 5 điểm. Nếu trả lời sai thì đội kia đƣợc quyền trả lời. Đội trả lời sau mà đúng thì cũng đƣợc 5 điểm.

- Nếu chọn đƣợc con số may mắn thì không cần trả lời gì cũng đƣợc 5 điểm. Kết thúc trò chơi đội nào nhiều điểm hơn, đội đó thắng cuộc.

Đánh giá: Hƣớng dẫn học sinh còn lại trong lớp sau khi quan sát nhận

xét quá trình chơi của hai đội: Thực hiện luật chơi, thành tích của mỗi đội, số câu trả lời đúng của mỗi đội, tổng điểm đạt đƣợc.

Giáo viên nhận xét: Hoàn thành, chƣa hoàn thành, hoàn thành tốt ghi thành tích của mỗi đội, chỉ ra các thiếu sót mỗi đội ( nếu có), nguyên nhân, biện pháp khắc phục. Biểu dƣơng thành tích của đội thắng cuộc. Ghi nhận xét vào sổ theo dõi quá trình học tập của HS.

1 2 3

4 5 6

- Phát triển trò chơi: Trò chơi có thể sử dụng trong củng cố các bảng nhân chia khác nhau từ 6 đến 9.

Trò chơi 2. 9. Giành cờ chiến thắng

- Mục đích:

+ Củng cố khái niệm giảm đi một số lần, gấp lên một số lần. + Luyện cách xử lí linh họat.

- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một số phiều học tập có thể có nội dung nhƣ sau: Phiếu 1. Thêm 20 Giảm 2lần Bớt 14 Gấp 7 lần Gấp 5 lần Phiếu 2. Gấp 3 lần Thêm 15 Bớt 10 Giảm 3lần Thêm 6 Phiếu 3. Giảm 6 lần Gấp 3 lần Gấp 5 lần Bớt 5 Gấp 4 lần - Luật chơi 7 2 18

Giáo viên phát cho mỗi dãy bàn một phiếu. Bạn ngồi đầu dãy làm phép tính đầu tiên rồi viết kết quả vào hình tròn sau đó chuyển ngay cho bạn thứ hai trong dãy tính tiếp. Cứ nhƣ vậy cho đến học sinh cuối cùng của dãy.

Nếu nhóm nào về đích trƣớc (làm nhanh và đúng nhất) thì thắng cuộc, giành đƣợc cờ chiến thắng, nhận đƣợc phần thƣởng một tràng pháo tay.

Trong trƣờng hợp các đội cùng làm xong một lúc thì đội nào có kết quả đúng, trật tự khi chơi sẽ thắng cuộc.

- Phát triển trò chơi: Trò chơi có thể sử dụng trong bài luyện tập bài số 1 trang 34 SGK, bài “Luyện tập” số 1 trang 38 SGK.

Trò chơi 2.10. Bác đƣa thƣ

- Mục đích : Giúp học sinh học thuộc lòng bảng nhân 7. Kết hợp với các thói quen nói “cảm ơn” , rèn luyện khả năng giao tiếp khi ngƣời khác giúp một việc gì.

- Chuẩn bị:

+ Một số thẻ (kích thƣớc 5×10), mỗi thẻ ghi 1 số 7,14, 21,28, 35, 42,…,70 là kết quả của các phép nhân để làm số nhà.

+ Một số phong bì có ghi phép nhân trong bảng 7 1 × 7, 7×1, 2×7, 7×2, 3×7, 4×7, 7×4,…,10×7, 7×10 + Một thẻ đeo ở ngực ghi “nhân viên bƣu điện”

- Luật chơi:

+ Một số em đứng trên bảng, lần lƣợt từng em một nói:

Bác đưa thư ơi Cháu có thư không? Đưa giúp cháu với

Số nhà……(chẳng hạn số nhà14)

+ Khi đọc đến câu cuối cùng “số nhà ….14” thì đồng thời em đó giơ số nhà 14 của mình lên cho cả lớp xem. Lúc này nhiệm vụ của “Bác đƣa thƣ” phải tính nhẩm cho nhanh để chọn đúng lá thƣ có ghi phép tính kết quả là số tƣơng ứng giao cho chủ nhà (ở trƣờng hợp này phải chọn phong bì “7×2” hoặc

“2×7”giao cho chủ nhà) Chủ nhà nhận thƣ và nói lời “cảm ơn” . Cứ nhƣ vậy các bạn chơi lại nói và “Bác đƣa thƣ”lại tiếp tục đƣa thƣ cho các nhà.

+ Nếu “Bác đƣa thƣ ” nhẩm sai, đƣa không đúng địa chỉ nhận thì không đƣợc đóng vai nữa mà trở về chổ để các bạn khác lên thay.

+ Nếu các lần thƣ đều đúng thì sau 03 lần đƣợc cô giáo tuyên dƣơng, khen thƣởng.

Chú ý: Trò chơi này có thể sử dụng giúp học sinh học thuộc lòng bảng nhân khác ở lớp 3. Kết hợp với các thói quen nói “cảm ơn” , rèn luyện khả năng giao tiếp và cách chơi giáo viên phát các tấm thẻ có ghi kết quả phép tính cho học sinh dƣới lớp để làm số nhà. Một em đóng vai bác đƣa thƣ, ngực đeo thẻ “nhân viên bƣu điện” tay cầm tập phong bì.

Lần lƣợt từng em dƣới lớp nói: “Bác đƣa thƣ ơi!

Có thƣ cháu không ? Đƣa giúp cháu với

Số nhà…..14 (bạn nào đeo thẻ số bao nhiêu thì nói số đó và sau đó giơ tấm thẻ lên cho cả lớp quan sát)…

Phát triển trò chơi: Có thể thiết kế trò chơi giúp học sinh học thuộc lòng bảng nhân khác (bảng nhân 2,3, 4,5, 6,8,9).

Trò chơi 2.11. Phân tích số

- Mục đích:

+ Giúp học sinh củng cố cách phân tích số có 4 chữ số thành tổng của các số nghìn, trăm,chục, đơn vị và ngƣợc lại.

+ Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp. + Rèn tác phong nhanh nhẹn.

- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị hai bảng phụ có nội dung ghi giống nhau. Một số mảnh giấy ghi kết quả tƣơng ứng.

Viết số thích hợp vào chổ chấm:

……….=1000 +900+50+2 ; 7550 = ……+……..+……. ……….=9000+900+90+9 ; 7050 = ……+……..+…….

………= 9000+100+50+2 ; 1095 =…….+……..+…… 8001 = 8000 +……. ….. = 7000+500 8100 = 8000 +…… 9009 = 9000 +……. + Học sinh chuẩn bị phấn +Thời gian: 3-5 phút - Luật chơi

+ Chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm chọn đội chơi theo tổ (5- 10em), các em còn lại cổ vũ cho đội của mình. Hai đội xếp thành 2 hàng dọc. Đội trƣởng lên nhận và phát cho mỗi bạn trong đội của mình một mảnh giấy ghi kết quả tƣơng ứng với nội dung ghi trên bảng. Các em đọc, quan sát so sánh tìm vị trí của mình cần điền (1- 2phút).

- Khi giáo viên có hiệu lệnh bắt đầu chơi, yêu cầu các bạn trong đội lên điền kết quả của mình vào bảng phụ treo trên bảng lớp (phần bài của đội mình). Bạn thứ nhất điền xong quay xuống nhanh chóng và vỗ vào tay bạn thứ hai, bạn thứ hai lên điền….. Cứ nhƣ thế tiếp tục cho đến hết. Học sinh dƣới lớp và giáo viên thống kê, đánh giá điểm. Mỗi kết quả đúng ghi 10 điểm. Đội nào nhiều điểm sẽ thắng. Trong trƣờng hợp cả hai đội đều điền đúng kết quả thì đội nào nhanh hơn, trình bày đẹp hơn sẽ thắng.

Phát triển trò chơi: Có thể thiết kế trò chơi phân tích số có 5,6,… chữ số thành tổng của các số nghìn, trăm,chục, đơn vị và ngƣợc lại.

Trò chơi 2.12. Bác mặt nạ thông thái - Mục đích:

+ Giúp học sinh củng cố lại thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức. + Rèn luyện kĩ năng quan sát, khả năng diễn đạt, tự tin.

- Chuẩn bị: 1952 9152 9999 100 9 7500 7000+50 7000 +500 +50 1000 + 90 +5 1

Giáo viên chuẩn bị 4 biển hình mặt nạ, một bên có hình mặt cƣời, một bên có hình mặt mếu, 4 bảng con.

Chọn 4 đội chơi, mỗi đội khoảng 4 em. Chơi thi đua giữa các đội

- Luật chơi: xuất hiện từng bảng con. Trên mỗi bảng con có ghi cách thực hiện một biểu thức.

30 + 60 × 2 = 90 × 2 ; 30 + 60 × 2 = 30 + 120 = 180 = 150 282 – 100 : 2 =182 : 2; 282-100 : 2 = 282 - 50 = 91 = 232

Mỗi lần giáo viên xuất hiện một bảng con, các đội quan sát nội dung. Khi giáo viên báo tín hiệu nếu đội nào thấy thực hiện đúng thì giơ mặt cƣời nếu sai thì giơ mặt mếu. Giáo viên có thể nêu câu hỏi chất vấn thêm để các em nhớ lại thứ tự thực hiện phép tính trong một biểu thức nhƣ vì sao đội em giơ mặt cƣời? Hoặc căn cứ vào đâu mà đội em gơi mặt mếu?

Giáo viên cũng đƣa ra đáp án bằng cách quay mặt nạ.

Mỗi lần trả lời đúng, quay mặt nạ đúng thì đƣợc 10 điểm. Nếu quay mặt nạ đúng song chƣa trả lời đƣợc câu hỏi phụ của giáo viên thì bị trừ đi 1- 2 điểm. Đội nào nhiều điểm đội đó sẽ thắng.

Trò chơi đƣợc sử dụng ở bài “Tính giá trị của biểu thức ” bài 2 trang 80, có thể sử dụng ở bài “Luyện tập chung” bài số 4 trang 83 (Toán 3).

Phát triển trò chơi: Có thể thiết kế trò chơi củng cố lại thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức trong đó các biểu thức số có số có nhiều chữ số.

Trò chơi 2.13. Giải đáp nhanh

- Mục đích:

+ Luyện kĩ năng tính nhẩm các phép tính cộng, trừ (tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn) nhân chia trong bảng.

+ Rèn luyện kỉ năng tính toán nhanh nhạy.

- Chuẩn bị: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội tự đặt tên cho mình (chẳng hạn Thỏ Trắng - Thỏ Nâu..)

- Luật chơi: Chơi thi đua giữa hai nhóm. Đại diện 2 nhóm oản tù tì xem bên nào ra đề trƣớc. Nhóm thứ nhất nêu tên của phép nhân, chia đã học hay một phép tính cộng trừ các số tròn chục, tròn trăm, nhóm thứ hai trả lời kết quả. Nếu nói sai các em ở dƣới đƣợc quyền trả lời.

Sau khi trả lời, nhóm thứ hai nêu nhanh một phép tính khác yêu cầu nhóm thứ nhất trả lời. Tiến hành tƣơng tự sau khoảng 5 phút thì dừng lại xem hai nhóm có bao nhiêu kết quả đúng. Mỗi kết quả đúng ghi 10 điểm. Nhóm nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc.

Trò chơi này đƣợc sử dụng ở tiết bảng nhân, bảng chia 6, 7, 8, 9 có bài tính

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi nhằm đánh giá thường xuyên trong dạy học toán ở lớp 3 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)