a. Về tính cách
Đối tƣợng gây cảm xúc cho học sinh tiểu học đó là sự vật hiện tƣợng cụ thể nên xúc cảm, tình cảm của các em thƣờng gắn liền với đặc điểm trực quan, hình ảnh cụ thể. Những triết lý khô khan, thiếu hình ảnh, thiếu sinh động khó gây cảm xúc cho trẻ.
Học sinh tiểu học là lứa tuổi ngây thơ trong sáng, giàu cảm xúc, rất dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm chế cảm xúc của mình. Tình cảm của học sinh tiểu học con mong manh, chƣa bền vững, chƣa sâu sắc. Sự chuyển hóa cảm xúc nhanh.
Sự lĩnh hội những chuẩn mực và quy tắc, hành vi làm thay đổi căn bản những đặc điểm xúc cảm, tình cảm của trẻ. Trẻ vui mừng vì nảy sinh tình cảm mới, tự hào vì những việc làm đƣợc tập thể và Đội giao cho, các em bắt đầu có trách nhiệm với hành vi đạo đức của mình.
Trong dạy học và giáo dục ngƣời giáo viên cần chú ý đến đặc điểm tình cảm của trẻ để hình thành những tình cảm tích cực và phong phú đa dạng cho các em. Muốn gây đƣợc những rung cảm thực sự ở trẻ, ngƣời giáo viên phải là ngƣời giàu tình cảm, giàu lòng nhân ái và phải dạy cho học sinh không chỉ bằng chữ sẵn có mà bằng tất cả tâm hồn, trách nhiệm lƣơng tâm nghề nghiệp của mình.
b. Đặc điểm đời sống tình cảm
Nét tính cách học sinh tiểu học mới hình thành nên chƣa ổn định. Tính khí thất thƣờng và bƣớng bỉnh. Tính cách điển hình của trẻ là hồn nhiên và cả tin, trẻ hay bắt chƣớc hành vi của mọi ngƣời xung quanh kể cả hành vi vƣợt quá sức của mình, tính bộc phát, ngẫu nhiên đôi lúc thể hiện trong hành động của trẻ.
Các em dễ rung động trong các hành vi. Nghĩa là, các em có khuynh hƣớng hành động ngay lập tức dƣới ảnh hƣởng của kích thích bên trong và kích thích bên ngoài. Với đặc điểm tính cách này của học sinh, ngƣời giáo viên nên có những hoạt động khuyến khích các em tích cực trong việc học tập.
Học sinh tiểu học ở Việt Nam sớm có thái độ và thói quen tốt đối với lao động.
c. Nhu cầu nhận thức
Nhu cầu nhận thức của học sinh tiểu học đã phát triển khá rõ nét, từ nhu cầu tìm hiểu những sự vật hiện tƣợng riêng lẻ (lớp 1, 2) đến nhu cầu phát hiện những nguyên nhân, quy luật và cả mối liên hệ, quan hệ (lớp 3, 4 và lớp 5). Nhu cầu đọc sách phát triển cùng với sự phát triển kỹ thuật đọc. Cần hình thành nhu cầu nhận thức cho trẻ ngay từ sớm.
d. Về ý chí
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, ý chí cũng đang đƣợc hình thành và phát triển. Học sinh tiểu học chƣa có đủ khả năng để tự đặt ra mục đích xa và phức tạp cho hành động của mình, chƣa có khả năng tự lập cho chƣơng trình hành động. Do ý chí chƣa phát triển đầy đủ nên trẻ chƣa biết theo đuổi lâu dài một mục đích đã đƣợc đặt ra, chƣa kiên trì khắc phục khó khăn và trở ngại của mình. Các phẩm chất ý chí nhƣ: tính tự lập, kiêm chế, tự chủ còn thấp. Nên trẻ thƣờng trông chờ vào ngƣời lớn khi thực hiện không thành công.
Nhƣ vậy, trong quá trình dạy học và giáo dục ngƣời giáo viên cần tổ chức các hoạt động để rèn luyện ý chí cho trẻ. Mặt khác, ngƣời giáo viên phải là tấm gƣơng sáng về ý chí, lời nói phải đi đôi với việc làm. Giáo viên cần quan tâm phát triển năng lực ý chí tinh thần vƣợt khó và kiên trì đến cùng mục đích đã đề ra. Việc sử dụng trò chơi học tập cũng chính là biện pháp nhằm phát triển ý chí cho học sinh.
Việc hiểu đặc điểm tâm lý học sinh giữ vai trò quan trọng trong quá trình dạy học. Nếu chúng ta tác động vào đối tƣợng mà không hiểu tâm lý của chúng thì cũng nhƣ đập búa lên một thanh sắt nguội. Chính vì vậy, trong quá
trình dạy học giáo viên cần phải dựa vào những đặc điểm tâm lý đối tƣợng để lựa chọn xây dựng những phƣơng pháp, phƣơng tiện và hình thức dạy học phù hợp. Có nhƣ thế kết quả dạy học mới mang lại một kết quả nhƣ mong muốn.
Trƣớc khi đến trƣờng phổ thông thì trẻ đã đƣợc học mẫu giáo. Những tiết học ở mẫu giáo giúp trẻ làm quen với việc học thông qua các hoạt động vui chơi và các hoạt động khác.
Hoạt động học nói đúng nghĩa tâm lý học chỉ nảy sinh và hình thành ở trẻ em từ lúc 6 tuổi nhờ có “phƣơng pháp nhà trƣờng”. Hoạt động này tạo ra sự biến đổi ngay trong chính bản thân ngƣời học. Trẻ em lớn lên về cơ thể và có sức khỏe nhờ đƣợc nuôi dƣỡng chăm sóc. Trí tuệ của trẻ phát triển, tâm lý của trẻ hình thành, năng lực tình cảm phát triển nhờ có hoạt động học.
Học tập là một dạng hoạt động đặc thù đƣợc điều khiển bởi mục đích tự giác lĩnh hội những tri thức mới, kỹ năng mới, kỹ xảo mới để từ đó tạo nên những năng lực mới. Hoạt động này không tự nhiên mà có, nó đƣợc hình thành bằng “phƣơng pháp nhà trƣờng” dƣới tác động của giáo viên.
Động cơ học tập của học sinh là cái vì nó mà trẻ học, là cái thôi thúc trẻ học tập, là yếu tố tâm lý tạo động lực thúc đẩy học sinh tích cực học tập có động cơ đúng đắn, thì việc trẻ muốn nắm vững, muốn lĩnh hội tri thức không còn là vấn đề khó khăn.
Hành động học bao gồm: Hành động phân tích, hành động mô hình hóa, hành động kiểm tra đánh giá. Để phát hiện ra nguồn gốc và logic của khái niệm cần có hoạt động mô hình hóa. Để kiểm soát và điều chỉnh kịp thời cần có hoạt động kiểm tra, đánh giá.
Con đƣờng hình thành động cơ học tập đúng đắn nhất là con đƣờng xuất phát từ việc dạy học không áp đặt, dƣới hình thức vui vẻ nhẹ nhàng, biến những yêu cầu học tập thành động cơ chơi là cách thức giúp trẻ có đƣợc niềm vui và hứng thú học tập.
1.4.3. Vai trò, ý nghĩa của trò chơi toán học trong việc đánh giá thường xuyên học sinh Tiểu học theo tinh thần đổi mới
Chúng ta đã và đang tiến hành đổi mới các phƣơng pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh đối với tất cả các môn học ở tiểu học, trong đó có dạy học toán. Trò chơi học tập là một phƣơng pháp dạy học tích cực. Nếu chúng ta xây dựng đƣợc hệ thống trò chơi phù hợp với nội dung kiến thức, tình huống dạy học cụ thể, phù hợp với từng đối tƣợng học sinh thì nó có ý nghĩa to lớn trong quá trình giáo dục.
1.4.3.1. Đối với học sinh
- Thông qua trò chơi, học sinh tiếp thu kiến thức tự giác và tích cực hơn trong những hoạt động đa dạng và phong phú. Học sinh thấy vui, thoải mái và dễ tiếp thu kiến thức hơn.
- Giúp học sinh củng cố tiếp thu kiến thức, đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm các em đã tích lũy thông qua hoạt động trò chơi.
- Rèn kỹ năng, kỹ xảo, thức đẩy hoạt động trí tuệ, Nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, học sinh có cơ hội học tập đa dạng hơn.
- Đối với học sinh, không có phƣơng tiện nào giúp các em phát triển một cách tự nhiên, có hiệu quả, rèn tính tự chủ bằng trò chơi học tập vì:
+ Qua trò chơi học sinh biết cách tự kìm chế, đƣợc tham gia hoạt động tích cực. Trò chơi không chỉ là phƣơng tiện mà còn là phƣơng pháp giáo dục.
+ Trò chơi học tập giúp học sinh trao đổi kinh nghiệm, tƣơng tác lẫn nhau, từ đó các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng.
1.4.3.2. Đối với giáo viên
- Kiểm tra đƣợc kiến thức, kỹ năng của học sinh, làm lộ rõ những ƣu điểm, nhƣợc điểm trong quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh.
- Trò chơi học tập đƣa hoạt động của học sinh vào vận dụng. Học sinh phải thể hiện chủ động, sáng tạo để phát hiện điều cầu phải học.
- Trò chơi học tập sử dụng động cơ bên trong là hứng thú của học sinh khi chơi thay cho động cơ bên ngoài. Khi đó, điều tiếp thu đƣợc sẽ gắn bó mật thiết hơn chứ không phải chỉ một kiến thức.
- Giúp học sinh biết cách hoạt động theo tổ, theo nhóm phân công. Sự tham gia theo nhóm, tổ trở thành “áp lực” sƣ phạm.
- Trò chơi học tập đƣa học sinh vào hình thức kiểm tra, đánh giá mới: tự đánh giá của cá nhân và nhóm, lớp so với mục tiêu đề ra.
- Giúp học sinh phát hiện cách huy động kiến thức để giải quyết vấn đề - Rèn luyện cho học sinh tƣ duy phê phán, tƣ duy sáng tạo.
- Thiết kế và sử dụng tốt trò chơi học tập sẽ nâng cao chất lƣợng dạy học góp phần đổi mới PPDH theo hƣớng tích cực hóa hoạt động của học sinh.
1.5. Thực trạng việc thiết kế và sử dụng trò chơi nhằm đánh giá thƣờng xuyên kết quả học tập trong dạy học toán ở lớp 3 ở Trƣờng tiểu thƣờng xuyên kết quả học tập trong dạy học toán ở lớp 3 ở Trƣờng tiểu học Hùng Vƣơng - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ
Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng việc thiết kế và sử dụng trò chơi nhằm đánh giá thƣờng xuyên kết quả học tập trong dạy học toán ở lớp 3 tại Trƣờng tiểu học Hùng Vƣơng - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ.
1.5.1. Nội dung điều tra
Chúng tôi tiến hành điều tra những vấn đề sau:
- Mức độ sử dụng các phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học trong dạy học toán lớp 3 của giáo viên.
- Nhận thức của giáo viên về vai trò, ý nghĩa và tác dụng của trò chơi trong dạy học toán.
- Nhận thức của giáo viên về mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học toán. - Thời điểm tổ chức trò chơi trong dạy học toán của giáo viên.
- Các nguồn trò chơi để giáo viên lựa chọn, sử dụng trong dạy học toán lớp 3.
- Những khó khăn giáo viên gặp phải khi triển khai trò chơi trong dạy học. - Những yếu tố giáo viên quan tâm khi sử dụng trò chơi toán học.
1.5.2. Phương pháp điều tra
- Điều tra bằng phiếu trƣng cầu ý kiến: Nhằm thu nhập thông tin về thực trạng sử dụng trò chơi trong dạy học toán lớp 3 theo các nội dung nhƣ trên (mẫu phiếu trƣng cầu ý kiến ở phần phụ lục).
- Quan sát: Đƣợc tiến hành qua các hoạt động lên lớp hoặc hoạt động ngoài giờ (có liên quan đến giờ học toán) nhằm thu thập thông tin hỗ trợ bổ sung cho phƣơng pháp điều tra đạt kết quả cao.
- Phỏng vấn: Đƣợc tiến hành đối với giáo viên giảng dạy lớp 3 và học sinh lớp 3 nhằm phản ánh khách quan đến kết quả điều tra.
- Thống kê toán học: Đƣợc sử dụng để xử lý các kết quả nghiên cứu bởi các phƣơng pháp trên.
1.5.3. Phân tích kết quả điều tra
a.Về mức độ sử dụng các phƣơng pháp tổ chức dạy học trong dạy học toán lớp 3 của giáo viên
Qua điều tra 25 giáo viên trƣờng tiểu học Hùng Vƣơng cho thấy: Các phƣơng pháp dạy học đƣợc sử dụng một cách thƣờng xuyên và linh hoạt. Đặc biệt là phƣơng pháp thực hành luyện tập, dạy học theo nhóm, phƣơng pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, phƣơng pháp gợi mở vấn đáp chiếm tỷ lệ 100% trong khi giảng dạy. Hơn 60% ý kiến giáo viên cho rằng họ thƣờng xuyên sử dụng trò chơi trong dạy học, hơn dƣới 40% ý kiến giáo viên cho rằng đôi khi sử dụng trong dạy học toán ở tiểu học, nhƣng vẫn có một số ý kiến cho rằng nên sử dụng trò chơi một cách hạn chế vì nếu sử dụng một cách thƣờng xuyên sẽ khiến học sinh nhàm chán và không hào hứng với môn học. Các phƣơng pháp dạy học khác cũng đƣợc sử dụng nhƣng với một mức độ vừa phải. Tùy thuộc vào từng nội dung dạy học và từng đối tƣợng học sinh mà có cách sử dụng sao cho hợp lý
b. Về vai trò, tác dụng của việc sử dụng trò chơi trong dạy học toán ở tiểu học:
100% ý kiến giáo viên cho rằng Tăng cƣờng khả năng thực hành, vận dụng nhanh kiến thức đã học, tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học
sinh tiếp thu bài học nhẹ nhàng, hiệu quả; phát huy tính tích cực chủ động cho học sinh trong học tập và khả năng đoàn kết hợp tác, hình thành phát triển các năng lực trí tuệ và nhân cách học sinh, khi sử dụng trò chơi trong giờ học sẽ làm cho học sinh đƣợc thay đổi không khí giờ học, làm cho giờ học đƣợc thoải mái hơn. Cùng với đó học sinh sẽ vận dụng những kiến thức đã học vào việc giải quyết nhiệm vụ chơi. Từ đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tự giác của mình.
Nhƣ vậy tất cả các giáo viên đều nhận đƣợc vai trò, tác dụng của trò chơi trong dạy học toán nhƣng hầu nhƣ các giáo viên lại ít sử dụng trò chơi trong giờ học toán.. Qua trao đổi với chúng tôi có không ít ý kiến cho rằng việc sử dụng trò chơi trong dạy học nếu không tổ chức tốt sẽ làm ảnh hƣởng đến giờ học. Điều đó là có căn cứ nhƣng để tổ chức tốt thì giáo viên nên lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung học tập và trình độ nhận thức của học sinh. Trong đề tài này chúng tôi đã đƣa ra một hệ thống trò chơi đơn giản và các vật liệu sử dụng trong trò chơi cũng dễ tìm, dễ tổ chức để các giáo viên tham khảo.
c. Nhận thức của giáo viên về mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học toán ở tiểu học
Qua điều tra 30 giáo viên cho thấy: Tỷ lệ giáo viên sử dụng trò chơi thƣờng xuyên trong giờ học toán là hơn 50% và dƣới 50% ý kiến giáo viên cho rằng phải tùy thuộc vào từng thời điểm và nội dung từng bài học để tổ chức cho học sinh chơi. Không có ý kiến nào cho rằng việc sử dụng trò chơi thỉnh thoảng hoặc không tổ chức cho học sinh chơi làm nâng cao hiệu quả dạy và học toán cho học sinh lớp 3. Thực tế cho thấy hầu hết các nội dung học toán lớp 3 đều có thể xây dựng trò chơi. Việc tổ chức cho học sinh chơi sẽ giúp học sinh yêu thích và hứng thú với môn học hơn.
d. Thời điểm tổ chức trò chơi trong dạy học toán của giáo viên
Các ý kiến đƣợc hỏi nhiều ý kiến cho rằng trò chơi có thể sử dụng trong hoạt động kiểm tra bài cũ đạt (16,7%) và trong hoạt động hình thành
kiến thức mới (8,3%), trong luyện tập củng cố kiến thức (trên 80%), trong kiểm tra thƣờng xuyên ( trên 40%).
Nhƣ vậy việc sử dụng trò chơi trong đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học toán ở tiểu học còn ít.
e. Những khó khăn khi giáo viên sử dụng trò chơi
Đa số giáo viên cho rằng nguồn trò chơi trong học toán ở tiểu học có trong chƣơng trình không phong phú, thiếu trò chơi, thiếu sách tài liệu hƣớng dẫn việc lựa chọn, xây dựng trò chơi trong các tiết học toán. Một số yếu tố nữa cũng làm cho giáo viên gặp không ít khó khăn trong việc tổ chức trò chơi đó là quỹ thời gian tổ chức trò chơi, ý kiến giáo viên cho rằng lƣợng kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa giáo viên truyền tải tới học sinh là vừa khít thời gian trong một tiết học nên giáo viên sợ rằng khi triển khai các trò chơi sẽ gây cháy giáo án.
Chúng tôi tìm hiểu qua thực tế thấy rằng những lo lắng của giáo viên là có căn cứ, bởi cũng khá nhiều tiết học cung cấp các khái niệm toán học và đối