Nội dung điều tra

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi nhằm đánh giá thường xuyên trong dạy học toán ở lớp 3 (Trang 42)

Chúng tôi tiến hành điều tra những vấn đề sau:

- Mức độ sử dụng các phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học trong dạy học toán lớp 3 của giáo viên.

- Nhận thức của giáo viên về vai trò, ý nghĩa và tác dụng của trò chơi trong dạy học toán.

- Nhận thức của giáo viên về mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học toán. - Thời điểm tổ chức trò chơi trong dạy học toán của giáo viên.

- Các nguồn trò chơi để giáo viên lựa chọn, sử dụng trong dạy học toán lớp 3.

- Những khó khăn giáo viên gặp phải khi triển khai trò chơi trong dạy học. - Những yếu tố giáo viên quan tâm khi sử dụng trò chơi toán học.

1.5.2. Phương pháp điều tra

- Điều tra bằng phiếu trƣng cầu ý kiến: Nhằm thu nhập thông tin về thực trạng sử dụng trò chơi trong dạy học toán lớp 3 theo các nội dung nhƣ trên (mẫu phiếu trƣng cầu ý kiến ở phần phụ lục).

- Quan sát: Đƣợc tiến hành qua các hoạt động lên lớp hoặc hoạt động ngoài giờ (có liên quan đến giờ học toán) nhằm thu thập thông tin hỗ trợ bổ sung cho phƣơng pháp điều tra đạt kết quả cao.

- Phỏng vấn: Đƣợc tiến hành đối với giáo viên giảng dạy lớp 3 và học sinh lớp 3 nhằm phản ánh khách quan đến kết quả điều tra.

- Thống kê toán học: Đƣợc sử dụng để xử lý các kết quả nghiên cứu bởi các phƣơng pháp trên.

1.5.3. Phân tích kết quả điều tra

a.Về mức độ sử dụng các phƣơng pháp tổ chức dạy học trong dạy học toán lớp 3 của giáo viên

Qua điều tra 25 giáo viên trƣờng tiểu học Hùng Vƣơng cho thấy: Các phƣơng pháp dạy học đƣợc sử dụng một cách thƣờng xuyên và linh hoạt. Đặc biệt là phƣơng pháp thực hành luyện tập, dạy học theo nhóm, phƣơng pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, phƣơng pháp gợi mở vấn đáp chiếm tỷ lệ 100% trong khi giảng dạy. Hơn 60% ý kiến giáo viên cho rằng họ thƣờng xuyên sử dụng trò chơi trong dạy học, hơn dƣới 40% ý kiến giáo viên cho rằng đôi khi sử dụng trong dạy học toán ở tiểu học, nhƣng vẫn có một số ý kiến cho rằng nên sử dụng trò chơi một cách hạn chế vì nếu sử dụng một cách thƣờng xuyên sẽ khiến học sinh nhàm chán và không hào hứng với môn học. Các phƣơng pháp dạy học khác cũng đƣợc sử dụng nhƣng với một mức độ vừa phải. Tùy thuộc vào từng nội dung dạy học và từng đối tƣợng học sinh mà có cách sử dụng sao cho hợp lý

b. Về vai trò, tác dụng của việc sử dụng trò chơi trong dạy học toán ở tiểu học:

100% ý kiến giáo viên cho rằng Tăng cƣờng khả năng thực hành, vận dụng nhanh kiến thức đã học, tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học

sinh tiếp thu bài học nhẹ nhàng, hiệu quả; phát huy tính tích cực chủ động cho học sinh trong học tập và khả năng đoàn kết hợp tác, hình thành phát triển các năng lực trí tuệ và nhân cách học sinh, khi sử dụng trò chơi trong giờ học sẽ làm cho học sinh đƣợc thay đổi không khí giờ học, làm cho giờ học đƣợc thoải mái hơn. Cùng với đó học sinh sẽ vận dụng những kiến thức đã học vào việc giải quyết nhiệm vụ chơi. Từ đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tự giác của mình.

Nhƣ vậy tất cả các giáo viên đều nhận đƣợc vai trò, tác dụng của trò chơi trong dạy học toán nhƣng hầu nhƣ các giáo viên lại ít sử dụng trò chơi trong giờ học toán.. Qua trao đổi với chúng tôi có không ít ý kiến cho rằng việc sử dụng trò chơi trong dạy học nếu không tổ chức tốt sẽ làm ảnh hƣởng đến giờ học. Điều đó là có căn cứ nhƣng để tổ chức tốt thì giáo viên nên lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung học tập và trình độ nhận thức của học sinh. Trong đề tài này chúng tôi đã đƣa ra một hệ thống trò chơi đơn giản và các vật liệu sử dụng trong trò chơi cũng dễ tìm, dễ tổ chức để các giáo viên tham khảo.

c. Nhận thức của giáo viên về mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học toán ở tiểu học

Qua điều tra 30 giáo viên cho thấy: Tỷ lệ giáo viên sử dụng trò chơi thƣờng xuyên trong giờ học toán là hơn 50% và dƣới 50% ý kiến giáo viên cho rằng phải tùy thuộc vào từng thời điểm và nội dung từng bài học để tổ chức cho học sinh chơi. Không có ý kiến nào cho rằng việc sử dụng trò chơi thỉnh thoảng hoặc không tổ chức cho học sinh chơi làm nâng cao hiệu quả dạy và học toán cho học sinh lớp 3. Thực tế cho thấy hầu hết các nội dung học toán lớp 3 đều có thể xây dựng trò chơi. Việc tổ chức cho học sinh chơi sẽ giúp học sinh yêu thích và hứng thú với môn học hơn.

d. Thời điểm tổ chức trò chơi trong dạy học toán của giáo viên

Các ý kiến đƣợc hỏi nhiều ý kiến cho rằng trò chơi có thể sử dụng trong hoạt động kiểm tra bài cũ đạt (16,7%) và trong hoạt động hình thành

kiến thức mới (8,3%), trong luyện tập củng cố kiến thức (trên 80%), trong kiểm tra thƣờng xuyên ( trên 40%).

Nhƣ vậy việc sử dụng trò chơi trong đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học toán ở tiểu học còn ít.

e. Những khó khăn khi giáo viên sử dụng trò chơi

Đa số giáo viên cho rằng nguồn trò chơi trong học toán ở tiểu học có trong chƣơng trình không phong phú, thiếu trò chơi, thiếu sách tài liệu hƣớng dẫn việc lựa chọn, xây dựng trò chơi trong các tiết học toán. Một số yếu tố nữa cũng làm cho giáo viên gặp không ít khó khăn trong việc tổ chức trò chơi đó là quỹ thời gian tổ chức trò chơi, ý kiến giáo viên cho rằng lƣợng kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa giáo viên truyền tải tới học sinh là vừa khít thời gian trong một tiết học nên giáo viên sợ rằng khi triển khai các trò chơi sẽ gây cháy giáo án.

Chúng tôi tìm hiểu qua thực tế thấy rằng những lo lắng của giáo viên là có căn cứ, bởi cũng khá nhiều tiết học cung cấp các khái niệm toán học và đối với những giờ học này thời lƣợng cho một tiết học dƣờng nhƣ eo hẹp.

g. Những yếu tố giáo viên quan tâm khi sử dụng trò chơi

Qua việc điều tra giáo viên trong dạy học toán ở tiểu học cho thấy, đa số giáo viên quan tâm đến việc đƣa trò chơi vào bài học nhằm khả năng phát triển trí tuệ của học sinh hay không? Khi một trò chơi tạo đƣợc sức hút để học sinh hòa vào bài học thì đó cũng là một thành công của giáo viên bởi nó tạo đƣợc sự hài hòa, sinh động giữa 3 yếu tố: ngƣời dạy- nội dung bài dạy- ngƣời học. Điều đáng quan tâm hơn nữa là trò chơi có lôi cuốn học sinh vào bài hay không? Sự quan tâm này chứng tỏ giáo viên đang và rất cần những trò chơi toán học có chiều sâu trí tuệ. Thực tế giảng dạy đã chứng minh rằng khi đã thu hút đƣợc học sinh vào bài học thì khả năng phát triển trí tuệ cho học sinh là có thể thực hiện đƣợc. Tất cả giáo viên đều không đồng ý với ý kiến cho rằng sử dụng trò chơi chỉ để thƣ giãn, giải trí cho học sinh. Điều đó thể hiện giáo viên nhận thức khá rõ tầm quan trọng của trò chơi học tập nó không chỉ đơn thuần là trò chơi mà có tác dụng rất lớn mang lại trong giờ học.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về trò chơi trong dạy học toán ở tiểu học nói chung, trong dạy học ở lớp 3 nói riêng và thực trạng về việc xây dựng và sử dụng trò chơi nhằm đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học chủ đề số học ở lớp 3 của giáo viên ở trƣờng tiểu học Hùng Vƣơng – thị xã Phú Thọ chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Việc xây dựng hệ thống trò chơi nhằm đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học chủ đề số học ở lớp 3 là hết sức cần thiết đối với học sinh, các thầy cô giáo trong dạy học toán ở tiểu học nói chung và dạy học toán ở lớp 3 nói riêng.

2. Sử dụng trò chơi đánh giá thƣờng xuyên giúp các em học tập tích cực hơn, kích thích hứng thú tìm tòi, suy nghĩ về toán học. Để làm đƣợc những điều trên giáo viên cần nắm rõ đƣợc mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp và đặc điểm tâm lý lứa tuổi ở các em và giáo viên cũng cần vận dụng trò chơi học tập vào bài học một cách hợp lý để việc học tập toán của học sinh đạt hiệu quả cao.

3. Qua điều tra chúng tôi nhận thấy không ít giáo viên còn gặp khó khăn trong thiết kế và sử dụng trò chơi đánh giá thƣờng xuyên trongg dạy học chủ đề số học ở lớp 3, mặt khác việc xây dựng và sử dụng trò chơi đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học toán cho học sinh lớp 3 còn ít. Điều này hạn chế đáng kể hiệu quả cũng nhƣ chất lƣợng dạy học toán học ở lớp 3.

CHƢƠNG 2

THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRÒ CHƠI NHẰM ĐÁNH GIÁ THƢỜNG XUYÊN TRONG DẠY HỌC TOÁN Ở LỚP 3

2.1. Căn cứ để thiết kế các trò chơi học tập trong dạy học toán ở tiểu học

Căn cứ để thiết kế các trò chơi học tập môn toán nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học môn toán cho học sinh chính là: Sự kết hợp giữa các yếu tố cấu thành của một trò chơi phổ biến trong sinh hoạt đời sống của học sinh với nội dung kiến thức học sinh đã và sẽ đƣợc học trong từng bài của môn toán 3 gắn kết với các thao tác tƣ duy cần phát triển ở học sinh. Từ những vấn đề trên, chúng tôi cụ thể thành 4 căn cứ sau:

2.1.1. Căn cứ vào mục đích, mục tiêu của bài học

Mục đích chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động giảng dạy. Bởi vậy, khi thiết kế trò chơi trong dạy học toán học ở lớp 3 cần chú trọng đến mục tiêu cụ thể của từng bài, từng nội dung chƣơng trình, nhằm hiện thực hóa nội dung các mục tiêu đó trong trò chơi. Không phải tất cả các bài đều thiết kế và sử dụng trò chơi, song cũng không phải bài nào khi sử dụng trò chơi học tập đều mang lại hiệu quả giáo dục nhƣ mong muốn. Vì vậy, cần lựa chọn kỹ lƣỡng những nội dung phù hợp để thiết kế. Đồng thời, bên cạnh những mục tiêu chung, cần thiết lập thêm những đích mới mà trò chơi cần đạt tới nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy - học.

2.1.2. Căn cứ vào tính chất của hoạt động chơi

Thiết kế trò chơi toán cũng tuân theo quy trình thiết kế của một trò chơi học tập nói chung: cấu trúc, hành động chơi, nhiệm vụ nhận thức. Trò chơi học tập rõ phải là một trò chơi học tập theo đúng nghĩa chứ không đơn thuần là một trò chơi hay một bài tập nhận thức.

2.1.3. Căn cứ vào đặc điểm nhận thức, nhu cầu và hứng thú học tập của học sinh học sinh

Học sinh là chủ thể của quá trình nhận thức. Nếu những trò chơi học tập đƣợc thiết kế dành cho học sinh mà không dựa vào đặc điểm nhận thức

của học sinh, dựa vào nhu cầu và hứng thú học tập của các em thì không những không mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn mà có khi còn phản tác dụng. Căn cứ này sẽ giúp phân loại đối tƣợng học sinh đang lĩnh hội tri thức để dễ dàng đƣa ra những trò chơi học toán phù hợp với nhu cầu nhận thức và hứng thú học tập của học sinh, nhằm tác động vào “vùng phát triển gần nhất” có vai trò phát triển tƣ duy của trẻ phát triển theo.

2.1.4. Căn cứ vào các thông tư về hình thức đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học môn Toán

Thông tƣ 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học đã ban hành tại Thông tƣ 30 ngày 28/8/2014. Thông tƣ 22 có nhiều ƣu điểm, đã khắc phục đƣợc những bất cập trong Thông tƣ 30.Văn bản hợp nhất số: 03/VBHN-BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ đã chỉ rõ:

“Đánh giá học sinh tiểu học nêu trong Quy định này là những hoạt động quan

sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tƣ vấn, hƣớng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lƣợng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học”. Mục đích đánh giá với học sinh: “Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ”.

Trò chơi học tập trong dạy học toán ở tiểu học một mặt nâng cao hứng thú học tập, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tự tin đem lại cho học sinh niềm vui trong những giờ học toán. Mặt khác cung cấp cho ngƣời giáo viên những thông tin phản hồi nhanh chóng và chính xác trong và sau khi kết thúc trò chơi, giúp cho họ đánh giá học sinh kịp thời điều chỉnh những sai lầm, những tồn tại trong kiến thức kĩ năng một cách thƣờng xuyên bằng những lời nói, thông qua trò chơi giúp các em hình thành khả kỷ năng tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau… để phát triển năng lực tự học, hợp tác, năng lực giao tiếp. Việc đánh giá thƣờng xuyên chủ yếu đƣợc sử dụng lời nói.

Việc đánh giá thƣờng xuyên đƣợc hiệu quả không chỉ là những kỹ thuật đơn thuần, cứng nhắc mà còn cả là một nghệ thuật ngôn ngữ, một sự thể hiện sắc thái, hình thể, biểu cảm của ngƣời đánh giá. Theo các chuyên gia giáo dục: lời nói ảnh hƣởng đến suy nghĩ (lời nói nhẹ nhàng, tâm tình, không chê bai, miệt

thị, thể hiện niềm tin tích cực của giáo viên vào khả năng của từng học sinh sẽ thúc đẩy sự nỗ lực cố gắng tạo dựng niềm tin tích cực ở học sinh). Những

lời nhận xét khô khan, cứng nhắc mang tính tiêu cực của giáo viên ảnh hƣởng xấu, có thể làm mất niềm tin của học sinh vào bản thân, thậm chí làm thui chột hứng thú học đƣờng của học sinh. Nhƣ vậy việc thiết kế và sử dụng các trò chơi trong đánh giá thƣờng xuyên bằng lời nhận xét trong dạy học toán ở tiểu học có ý nghĩa to lớn và hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học toán ở tiểu học.

2.2. Quy trình tổ chức trò chơi đánh giá thƣờng xuyên kết quả học tập qua trò chơi trong dạy học toán qua trò chơi trong dạy học toán

Quy trình tổ chức trò chơi trong dạy học toán ở tiểu học nói chung, ở lớp 3 nói riêng bao gồm các bƣớc theo trình tự sau: Xác định mục tiêu dạy học, thiết kế hoặc lựa chọn trò chơi, chuẩn bị phƣơng tiện, giới thiệu, tiến hành và cuối cùng là đánh giá. Cụ thể tổ chức trò chơi theo các bƣớc sau:

Bƣớc 1. Thiết kế hoặc lựa chọn trò chơi toán học.

- Xác định mục tiêu, yêu cầu của hoạt động định tổ chức trò chơi (hình thành, phát triển tri thức hay luyện tập kỹ năng, kỹ xảo…).

- Thiết kế hoặc lựa chọn trò chơi phù hợp với yêu cầu, mục tiêu cần đạt đƣợc, điều kiện thực tế.

Khi thiết kế cần chú ý: Xác định vùng nội dung, nguồn tài liệu dựa vào đó thiết kế, mạch kiến thức phục vụ mục tiêu dạy học, dạng trò chơi cần thiết kế, tên trò chơi, sử dụng trò chơi trong dạy học bài mới khởi động bài hay củng

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi nhằm đánh giá thường xuyên trong dạy học toán ở lớp 3 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)