Căn cứ vào đặc điểm nhận thức, nhu cầu và hứng thú học tập của

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi nhằm đánh giá thường xuyên trong dạy học toán ở lớp 3 (Trang 47)

Căn cứ để thiết kế các trò chơi học tập môn toán nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học môn toán cho học sinh chính là: Sự kết hợp giữa các yếu tố cấu thành của một trò chơi phổ biến trong sinh hoạt đời sống của học sinh với nội dung kiến thức học sinh đã và sẽ đƣợc học trong từng bài của môn toán 3 gắn kết với các thao tác tƣ duy cần phát triển ở học sinh. Từ những vấn đề trên, chúng tôi cụ thể thành 4 căn cứ sau:

2.1.1. Căn cứ vào mục đích, mục tiêu của bài học

Mục đích chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động giảng dạy. Bởi vậy, khi thiết kế trò chơi trong dạy học toán học ở lớp 3 cần chú trọng đến mục tiêu cụ thể của từng bài, từng nội dung chƣơng trình, nhằm hiện thực hóa nội dung các mục tiêu đó trong trò chơi. Không phải tất cả các bài đều thiết kế và sử dụng trò chơi, song cũng không phải bài nào khi sử dụng trò chơi học tập đều mang lại hiệu quả giáo dục nhƣ mong muốn. Vì vậy, cần lựa chọn kỹ lƣỡng những nội dung phù hợp để thiết kế. Đồng thời, bên cạnh những mục tiêu chung, cần thiết lập thêm những đích mới mà trò chơi cần đạt tới nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy - học.

2.1.2. Căn cứ vào tính chất của hoạt động chơi

Thiết kế trò chơi toán cũng tuân theo quy trình thiết kế của một trò chơi học tập nói chung: cấu trúc, hành động chơi, nhiệm vụ nhận thức. Trò chơi học tập rõ phải là một trò chơi học tập theo đúng nghĩa chứ không đơn thuần là một trò chơi hay một bài tập nhận thức.

2.1.3. Căn cứ vào đặc điểm nhận thức, nhu cầu và hứng thú học tập của học sinh học sinh

Học sinh là chủ thể của quá trình nhận thức. Nếu những trò chơi học tập đƣợc thiết kế dành cho học sinh mà không dựa vào đặc điểm nhận thức

của học sinh, dựa vào nhu cầu và hứng thú học tập của các em thì không những không mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn mà có khi còn phản tác dụng. Căn cứ này sẽ giúp phân loại đối tƣợng học sinh đang lĩnh hội tri thức để dễ dàng đƣa ra những trò chơi học toán phù hợp với nhu cầu nhận thức và hứng thú học tập của học sinh, nhằm tác động vào “vùng phát triển gần nhất” có vai trò phát triển tƣ duy của trẻ phát triển theo.

2.1.4. Căn cứ vào các thông tư về hình thức đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học môn Toán

Thông tƣ 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học đã ban hành tại Thông tƣ 30 ngày 28/8/2014. Thông tƣ 22 có nhiều ƣu điểm, đã khắc phục đƣợc những bất cập trong Thông tƣ 30.Văn bản hợp nhất số: 03/VBHN-BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ đã chỉ rõ:

“Đánh giá học sinh tiểu học nêu trong Quy định này là những hoạt động quan

sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tƣ vấn, hƣớng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lƣợng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học”. Mục đích đánh giá với học sinh: “Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ”.

Trò chơi học tập trong dạy học toán ở tiểu học một mặt nâng cao hứng thú học tập, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tự tin đem lại cho học sinh niềm vui trong những giờ học toán. Mặt khác cung cấp cho ngƣời giáo viên những thông tin phản hồi nhanh chóng và chính xác trong và sau khi kết thúc trò chơi, giúp cho họ đánh giá học sinh kịp thời điều chỉnh những sai lầm, những tồn tại trong kiến thức kĩ năng một cách thƣờng xuyên bằng những lời nói, thông qua trò chơi giúp các em hình thành khả kỷ năng tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau… để phát triển năng lực tự học, hợp tác, năng lực giao tiếp. Việc đánh giá thƣờng xuyên chủ yếu đƣợc sử dụng lời nói.

Việc đánh giá thƣờng xuyên đƣợc hiệu quả không chỉ là những kỹ thuật đơn thuần, cứng nhắc mà còn cả là một nghệ thuật ngôn ngữ, một sự thể hiện sắc thái, hình thể, biểu cảm của ngƣời đánh giá. Theo các chuyên gia giáo dục: lời nói ảnh hƣởng đến suy nghĩ (lời nói nhẹ nhàng, tâm tình, không chê bai, miệt

thị, thể hiện niềm tin tích cực của giáo viên vào khả năng của từng học sinh sẽ thúc đẩy sự nỗ lực cố gắng tạo dựng niềm tin tích cực ở học sinh). Những

lời nhận xét khô khan, cứng nhắc mang tính tiêu cực của giáo viên ảnh hƣởng xấu, có thể làm mất niềm tin của học sinh vào bản thân, thậm chí làm thui chột hứng thú học đƣờng của học sinh. Nhƣ vậy việc thiết kế và sử dụng các trò chơi trong đánh giá thƣờng xuyên bằng lời nhận xét trong dạy học toán ở tiểu học có ý nghĩa to lớn và hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học toán ở tiểu học.

2.2. Quy trình tổ chức trò chơi đánh giá thƣờng xuyên kết quả học tập qua trò chơi trong dạy học toán qua trò chơi trong dạy học toán

Quy trình tổ chức trò chơi trong dạy học toán ở tiểu học nói chung, ở lớp 3 nói riêng bao gồm các bƣớc theo trình tự sau: Xác định mục tiêu dạy học, thiết kế hoặc lựa chọn trò chơi, chuẩn bị phƣơng tiện, giới thiệu, tiến hành và cuối cùng là đánh giá. Cụ thể tổ chức trò chơi theo các bƣớc sau:

Bƣớc 1. Thiết kế hoặc lựa chọn trò chơi toán học.

- Xác định mục tiêu, yêu cầu của hoạt động định tổ chức trò chơi (hình thành, phát triển tri thức hay luyện tập kỹ năng, kỹ xảo…).

- Thiết kế hoặc lựa chọn trò chơi phù hợp với yêu cầu, mục tiêu cần đạt đƣợc, điều kiện thực tế.

Khi thiết kế cần chú ý: Xác định vùng nội dung, nguồn tài liệu dựa vào đó thiết kế, mạch kiến thức phục vụ mục tiêu dạy học, dạng trò chơi cần thiết kế, tên trò chơi, sử dụng trò chơi trong dạy học bài mới khởi động bài hay củng cố kiến thức hay rèn kĩ năng nào.

Bƣớc 2. Chuẩn bị tổ chức trò chơi.

- Tên trò chơi.

- Chuẩn bị các phƣơng tiện hỗ trợ, các cơ sở vật chất để thực hiện trò chơi. - Cách tiến hành: nội dung chơi, luật chơi, cách đánh giá.

+ Giáo viên nắm chắc luật chơi và cách đánh giá để hƣớng dẫn cho học sinh ngắn gọn, súc tích, sinh động và dễ hiểu.

+ Giáo viên chơi thử và hƣớng dẫn tiếp.

Bƣớc 3. Tổ chức trò chơi.

- Giới thiệu tên trò chơi: sinh động, cuốn hút tạo tâm thế phấn khởi để học sinh sẵn sàng tham gia trò chơi.

- Nêu yêu cầu của trò chơi: ngắn gọn, dễ hiểu. - Hƣớng dẫn trò chơi.

- Phổ biến luật chơi ngắn gọn, sinh động. Giáo viên có thể làm mẫu, hƣớng dẫn chơi thử nếu thấy cần thiết.

- Thực hiện trò chơi.

Cho học sinh thực hiện trò chơi theo các hoạt động đã nêu. Giáo viên theo dõi quá trình hành động, thực hiện luật chơi của học sinh. Theo dõi khả năng sáng tạo của học sinh trong trò chơi, động viên khuyến khích hoặc uốn nắn kịp thời những hành vi chƣa đúng, đồng thời theo dõi nhịp độ cuộc chơi để điều chỉnh, để trò chơi đạt hiệu quả cao.

Bƣớc 4. Nhận xét và đánh giá kết quả sau khi chơi.

Giáo viên gợi ý cho học sinh nhận xét

- Mức độ nắm vững luật chơi và việc thực hiện trò chơi. - Thành tích của học sinh trong trò chơi.

- Những quan hệ của học sinh trong nhóm chơi.

- Học sinh nhận xét đánh giá kết quả sau khi chơi của cá nhân, nhóm.

- Giáo viên nhận xét, tổng kết, khẳng định, bổ sung, điều chỉnh những nhận định của học sinh. Nêu những mặt đƣợc, chƣa đạt đƣợc của cá nhân (đội, nhóm) trong trò chơi. Tuyên dƣơng cá nhân (đội, nhóm) xuất sắc, trao phần thƣởng (nếu có).

- Đặc biệt giáo viên đánh giá bằng các nhận xét và ghi lại toàn bộ nhận xét kết quả đạt đƣợc của học sinh: Vào sổ ghi chép hàng này, các giờ học toán

Quy trình tổ chức trò chơi trong dạy học toán nhằm đánh giá thƣờng xuyên kết quả học tập trên đây chỉ mang tính chất tổng quát và các bƣớc chia chỉ mang tính tƣơng đối. Tùy thuộc vào mục tiêu từng bài, vào từng trò chơi cụ thể cần có sự điều chỉnh linh hoạt. Có thể tách hay gộp các bƣớc, các bƣớc cũng có thể đan xen hài hòa với nhau không nhất thiết phải tách bạch nhƣ vậy. Nhƣng dù có lƣợc bớt, thêm vào hay gộp lại các bƣớc thì các quy trình trên đều phải thống nhất các điểm chính nhƣ đã nêu ở trên, nhằm phát huy tối đa vai trò, tác dụng của trò chơi toán học trong việc nâng cao kết quả học tập môn toán cho học sinh.

Chú ý: Đánh giá thƣờng xuyên qua trò chơi trong dạy học toán cần chú

ý một số kĩ thao tác sau

- Giáo viên cần quan sát quá trình học sinh hoạt động chơi: chú ý đến những hành vi của học sinh khi làm việc cá nhân cũng nhƣ làm việc theo cặp, theo nhóm (sự tƣơng tác, tranh luận, chia sẻ suy nghĩ, biểu lộ cảm xúc... giữa các em với nhau trong nhóm) để làm ra sản phẩm học tập thông qua trò chơi theo yêu cầu.

- Giáo viên có thể ghi chép lại kết quả quan sát quá trình thực hiện hoặc tham gia hoạt động học tập cá nhân, nhóm, chủ yếu là các điểm đặc biệt (học sinh làm tốt, nhanh; học sinh còn lúng túng, chƣa thực hiện đƣợc...), mức độ đạt đƣợc của sản phẩm thông qua trò chơi (hoàn thành hay chƣa hoàn thành, hoàn thành ở mức nào).

2.3. Thiết kế và lựa chọn trò chơi trong các tiết dạy học toán trên lớp

2.3.1. Trò chơi khởi động bài

Trò chơi khởi động có nội dung đa dạng gắn với những hoạt động khởi động trong các tiết học của tất cả các môn và các lớp tiểu học. Trò chơi khi khởi động bài có tác dụng kích thích sự ham muốn học tập của học sinh, lôi cuốn các em bắt đầu bài học một cách hào hứng.

Trò chơi khởi động bài giúp giáo viên đánh giá khả năng ghi nhớ và vận dụng kiến thức đã học của học sinh đƣợc thể hiện qua kỹ năng tính toán, khả năng tƣ duy, trò chơi để khởi động bài mới, giáo viên có thể đánh giá năng lực của học sinh hơn so với sử dụng phƣơng pháp khởi động truyền thống. Khi thiết kế hệ thống các trò chơi nhằm mục đích khởi động bài, để có thể đánh giá học sinh một cách chính xác, giáo viên cần lƣu ý: Xác định rõ mục tiêu đánh giá và nội dung các câu hỏi trong trò chơi phải là những kiến thức học sinh đã học, có liên qua đến bài học. Trò chơi khởi động bài có thể áp dụng trong tất cả các dạng bài dạy: bài hình thành kiến thức mới, bài luyện tập, hay bài ôn tập.

Có thể sử dụng một số trò chơi sau:

Trò chơi 2.1. “ Dẫn ngựa về chuồng” (Bài” Phép cộng các số có ba chữ số có nhớ, Toán 3)

Bước 1. Thiết kế hoặc lựa chọn trò chơi

Trò chơi đƣợc sử dụng khi chuẩn bị vào bài mới với mục đích kiểm tra phép cộng số có ba chữ số không nhớ.

Mục đích: Học sinh nối đúng phép tính với kết quả đúng. Rèn tính nhanh nhẹn, chính xác cho các em.

Giáo viên đánh giá khả năng nắm kiến thức đã học của học sinh

Bước 2. Chuẩn bị

- Thời gian chơi: 5 phút

- Hình thức tổ chức: theo nhóm (các nhóm có số ngƣời tham gia bằng nhau) - Giáo viên chuẩn bị 2 bảng phụ (giống nhau) có ghi ác phép tính cho 2 nhóm; phiếu học tập cả lớp

- Luật chơi: Mỗi em chỉ đƣợc dẫn một con ngựa về chuồng (nối một phép tính với kết quả đúng)

Bước 3. Tổ chức trò chơi

- Giáo viên giới thiệu tên trò chơi: Dẫn ngựa về chuồng. - Nếu luật chơi, chọn nhóm 2 học sinh tham gia chơi

- Hƣớng dẫn học sinh chơi: Giáo viên chuẩn bị sẵn 2 khổ giấy lớn ghi sẵn phần bài tập. Các đội tham gia chuẩn bị, khi giáo viên hô “Bắt đầu” thì lần lƣợt mỗi em trong nhóm “ Dẫn một con ngựa về chuồng”

- Thực hiện chơi:

Bước 4. Nhận xét kết quả và đánh giá kết quả

Khi có hiệu lệnh hết giờ, giáo viên hƣớng dẫn các bạn dƣới lớp theo dõi nhận xét nhóm nào dẫn đúng luật chơi và đƣợc nhiều số ngựa về chuồng hơn là nhóm đó thằng.

Giáo viên tổng kết, nhận xét các nhóm, qua đó đánh giá khả năng nắm vững cách tính phép cộng số có 3 chữ số không nhớ của từng học sinh trong nhóm, khả năng phối hợp với các bạn…

Tuyên dƣơng nhóm thắng cuộc.

Phát triển trò chơi: có thể sử dụng khi dạy học các phép tính cộng trừ

trong phạm vi 1000,100 000,…

Trò chơi 2.2. Rồng cuốn lên mây (Bài: Luyện tập, Toán 3, tr69)

Trò chơi đƣợc sử dụng khi khởi động bài trƣớc khi vào học tiết luyện tập, ôn tập.

Bước 1. Lựa chọn trò chơi nhằm kiểm tra tính nhẩm bảng chia cho học sinh Mục tiêu: Kiểm tra kỹ năng tính nhẩm bảng chia cho học sinh

Bước 2. Chuẩn bị trò chơi - Thời gian: 5 phút

- Chuẩn bị: Mỗi tờ giấy viết sẵn phép tính nhân chia trong bảng. Chọn em làm trƣởng trò phải nhanh nhẹn hoạt bát.

Bước 3. Tổ chức chơi

- Giáo viên giới thiệu tên trò chơi: Rồng cuốn lên mây.

- Hƣớng dẫn học sinh: Một em chủ định làm đầu rồng lên bảng,em cất tiếng hát.

“ Rồng cuốn lên mây Rồng cuốn lên mây

Ai mà giỏi tính về đây với mình” - Sau đó em hỏi:

“ Ngƣời tính giỏi có nhà hay không?” - Một học sinh bất kỳ trả lời:

“Có tôi!Có tôi!”

- Em làm đầu rồng ra phép tính. Ví dụ: “ 42 : 7 bằng bao nhiêu?”

- Em tính giỏi trả lời (nếu trả lời đúng thì đi tiếp theo đầu rồng). Cứ nhƣ thế em làm đầu rồng ra câu hỏi và cuốn đàn lên mây.

- Học sinh thực hiện chơi.

Bước 4. Nhận xét kết quả và đánh giá

- Giáo viên hƣớng dẫn học sinh dƣới lớp nhận xét bạn nào tính nhanh nhất. - Qua trò chơi giáo viên đánh giá khả năng ghi nhớ bảng nhân chia và tính nhanh nhạy của từng học sinh.

Trò chơi 2.3. Hái hoa dân chủ (Tiết ôn tập phép cộng trong phạm vi 100 000)

Áp dụng trong những tiết ôn toán cuối năm

Bước 1. Lựa chọn trò chơi

Mục đích: Củng cố các kiến thức đã học trong chƣơng trình toán 3. Rèn các kỹ năng tính nhẩm cộng, trừ, nhân, chia, kỹ năng giải toán có lời văn.

Bước 2. Chuẩn bị trò chơi

+ Một cây cảnh, trên có đính các bông hoa bằng giấy màu trong có các câu hỏi và bài toán. Chẳng hạn:

1.Viết các số theo mẫu: 9725; 6819; 5204. 9725= 9000 + 700 + 20 + 5.

2. Tìm x sao cho: 1999 + x = 2005. 3. Em hãy đọc bảng nhân 6.

4. Em hãy đọc bảng nhân 7.

5. Tính chu vi mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 125m, chiều rộng 68 m

6. Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng 6cm. 7. Kim ngắn chỉ số 3, kim dài chỉ số 11. Hỏi là mấy giờ ?

8. 7m3cm, bằng bao nhiêu cm?

9. Bình có hai tờ giấy bạc 2000 đồng. Bình mua bút chì hết 2700 dồng.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi nhằm đánh giá thường xuyên trong dạy học toán ở lớp 3 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)